Kinh Chuyển Pháp Luân là bài kinh quan trọng của Phật giáo cả hai hệ phái
Đây là bài kinh Phật đầu tiên Đức Phật nói ngay sau khi chứng quả Vô thượng Bồ đề. Nội dung Kinh Chuyển Pháp Luân chứa đựng những nguyên lý chính yếu và quan trọng nhất của Phật giáo (cả Nam truyền lẫn Bắc truyền).
Kinh Chuyển Pháp Luân là bộ kinh Phật đầu tiên Đức Phật nói ngay sau khi chứng quả Vô thượng Bồ đề. Nội dung Kinh Chuyển Pháp Luân chứa đựng những nguyên lý chính yếu và quan trọng nhất của Phật giáo (cả Nam truyền lẫn Bắc truyền).

Kinh Chuyển pháp luân (chữ Hán viết là 轉法輪經, tức Chuyển pháp luân kinh; chữ Phạn: धर्मचक्रप्रवर्तनसूत्र, Dharmacakrapravartana Sūtra; pi. Dhammacakkappavattana Sutta), theo hầu hết truyền thống Phật giáo, là bài giảng pháp đầu tiên mà Tất-đạt-đa Cồ-đàm thuyết giảng tại vườn Lộc Uyển cho các đệ tử sau khi Ngài đắc đạo.
Dù tồn tại nhiều phiên bản khác nhau, nhưng các phiên bản này đều chung nội dung tóm tắt về tư tưởng Trung đạo và các điểm cốt lõi của Phật giáo gồm Tứ diệu đế, Bát chánh đạo, Vô thường và Duyên khởi.
Từ nội dung bài kinh trên, có thể rút ra một vài nguyên tắc khi tìm hiểu Phật giáo nói chung và bản kinh này nói riêng:
1. Phật giáo căn cứ trên kinh nghiệm bản thân và tránh xa những hệ thống hay những chủ thuyết đang có thế lực lớn thời bấy giờ. Nguyên tắc này đòi hỏi để hiểu Phật giáo, phải căn cứ trên kinh nghiệm bản thân chứ không thuần túy ở lý thuyết. Nói cách khác, Phật giáo nhấn mạnh tầm quan trọng của sự thực hành, thay vì chú trọng đến tín ngưỡng và giáo điều. Tin tưởng suông vào giáo điều không thể dẫn đến giải thoát.
2. Phật giáo là một con đường đưa đến diệt tận đau khổ chứ không phải là một tôn giáo đáp ứng nhu cầu tín ngưỡng hay tạo một thế giới "ảo tưởng" theo nghĩa là "đền bù hư ảo".
3. Không có thần linh trong việc tạo ra nỗi khổ cho con người mà chỉ do chính con người tạo dựng ra nỗi khổ cho bản thân mình. Do vậy, không có nghi thức cúng tế thần linh để con người phải rụt rè, van vái hay sợ sệt.
4. Giới (sila), Định (samadhi), Tuệ (panna) là chánh yếu để thành tựu mục tiêu, Niết bàn được biểu hiện cụ thể thông qua con đường Trung đạo hay Bát Chánh đạo.
5. Nền tảng của Phật giáo là Bốn Chân lý (Tứ diệu đế) có thể kiểm chứng bằng kinh nghiệm. Bốn Chân lý ấy do chính Đức Phật khám phá ra thông qua sự tỉnh giác và suy tư của chính Ngài chứ không từ bất kỳ lời dạy của ai.
6. Khổ đế, chân lý đầu tiên, đề cập đến những thành phần cấu tạo bản ngã, và những giai đoạn khác nhau trong đời sống. Chính các thành phần này đưa đến trạng thái khổ đau của con người. Thấu triệt chân lý thứ nhất (Khổ đế) một cách hợp lý đưa đến tận diệt nguyên nhân của khổ.
7. Chân lý thứ hai (Tập đế) có liên quan đến một năng lực luôn luôn ngủ ngầm bên trong mỗi người, đó là ái dục. Ái dục là nguyên nhân đưa đến tất cả những điều bất hạnh trong đời sống. Chính Tập đế cũng đề cập một cách gián tiếp đến những kiếp sống quá khứ, hiện tại và tương lai, thông qua đó, chuỗi dài sinh tử của kiếp người và những hệ luận nghiệp báo, tái sinh cũng được đề cập.
8. Hai chân lý đầu tiên là tại thế, thuộc về thế gian (lokiya). Chân lý thứ ba, chấm dứt đau khổ, mặc dầu tùy thuộc nơi ta, là siêu thế (lokuttara) và vượt hẳn ra ngoài phạm vi luân lý. Diệt đế là một pháp (dhamma) phải được thấu triệt bằng nhãn quan tinh thần (sacchikatabba). Đây không phải là trường hợp từ khước thế gian bên ngoài mà là dứt bỏ mọi luyến ái ở bên trong đối với thế gian bên ngoài. Do vậy, Niết bàn không phải được tạo nên (uppadetabba) mà phải được đạt đến (pattaba). Niết Bàn có thể được thành tựu ngay trong kiếp sống hiện tại này. Như vậy, có thể hiểu rằng mặc dầu tái sanh là giáo lý chánh yếu trong Phật giáo, mục tiêu cứu cánh của Phật giáo là chấm dứt tái sanh - không tùy thuộc ở tương lai, vì có thể thành tựu trong kiếp sống hiện tiền.
9. Để tận diệt một năng lực hùng mạnh (ái dục) cần phải vận dụng và phát triển Tám yếu tố công hiệu (Bát Chánh đạo). Tám năng lực tinh thần hùng mạnh và có tánh cách thiện, phải được tập trung để đánh đổ một năng lực bất thiện dai dẳng ngủ ngầm bên trong ta.
10. Tuyệt đối tinh khiết, hoàn toàn thoát ra khỏi mọi tiến trình sanh tử triền miên, một cái tâm không còn vướng chút ô nhiễm, trạng thái bất diệt (amata), là những phước lành đi kèm theo cuộc chiến thắng vĩ đại này.
Tài liệu tham khảo:
1. https://vi.wikipedia.org/wiki/Kinh_Chuy%E1%BB%83n_ph%C3%A1p_lu%C3%A2n
2. https://giacngo.vn/kinh-chuyen-phap-luan-bai-kinh-dau-tien-cua-duc-phat-post10740.html
3. https://phatgiao.org.vn/kinh-chuyen-phap-luan-tieng-viet-de-doc-de-hieu-d69891.html
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn


‘Giải mã’ thêm về hiện tượng ‘toàn thân xá lợi’ của hai vị Thiền sư chùa Đậu
Nghiên cứu
Không chỉ làm sáng rõ những giá trị lịch sử, văn hóa, tôn giáo đặc sắc của chùa Đậu, Hội thảo khoa học “Chùa đậu (Thành Đạo tự) và dấu ấn hai vị thiền sư họ Vũ trong dòng chảy văn hóa dân tộc” diễn ra sáng 19/4, đã “giải mã” thêm về hiện tượng “Toàn thân xá lợi” của hai vị Thiền sư này...

Một số vấn đề về Phật giáo ở Thanh Hóa thế kỷ XIX
Nghiên cứu
Mộc bản triều Nguyễn là tài liệu quý giá, phản ánh hoạt động của triều Nguyễn. Mặc dù tư liệu mộc bản triều Nguyễn liên quan đến Phật giáo ở Thanh Hóa không nhiều nhưng qua đó đã cho thấy triều Nguyễn có nhiều ưu ái với Phật giáo, nhất là những ngôi chùa nhà nước, chùa có liên quan đến vua, người thuộc dòng dõi nhà vua. Tư liệu Mộc bản về chùa Khánh Quang ở Bỉm Sơn, Thanh Hóa là một điển hình cho chính sách ưu ái của triều Nguyễn đối với Phật giáo.

Truyện cổ Phật giáo: Một lời ác ý, trăm năm chịu khổ
Nghiên cứu
Người xưa có câu “Ác giả ác báo, thiện giả thiện lai”, chỉ một lời nói không hay cũng có thể khiến con người phải chịu quả báo. Câu chuyện Phật giáo về khẩu nghiệp dưới đây sẽ khiến bạn phải cẩn trọng hơn trong từng lời nói của mình.

Tâm nguyện Bồ tát Thích Quảng Đức trong cuộc đấu tranh bảo vệ Phật pháp, ủng hộ hòa bình thống nhất nước nhà
Nghiên cứu
Lời nguyện là tinh thần nhập thế cứu nạn cứu khổ. Mục đích của sự nghiệp tu thân hành đạo, lời nguyện là cương lĩnh của hoạt động, hoằng pháp hòa hợp dân tộc và đạo pháp, lời nguyện kết tinh lòng từ bi cao cả về trí tuệ vô biên của vị chân tu.
Xem thêm