Kinh Chuyển Pháp luân thực giải (Tinh yếu kinh Chuyển Pháp luân)
Đây là bài kinh đầu tiên, sau khi giác ngộ hoàn toàn, đức Phật đã giảng cho năm anh em Tôn giả Kiều Trần Như về con đường giác ngộ, con đường Trung đạo, xa lìa hai cực đoan, Bốn sự thật cao quý (Tứ thánh đế), Thánh đạo tám ngành (Bát Thánh đạo).
Cũng có thể nói, người Phật tử nào chưa đọc tụng bài kinh này sẽ ít nhiều có lỗi với đức Phật bổn sư của chúng ta.
Phật giáo là nếp sống minh triết trí tuệ căn cứ trên kinh nghiệm thực chứng tâm linh của bản thân, không phải chỉ là một mớ lý thuyết triết lý cao siêu dựa trên suy niệm và lý luận suông.
Tu tập rèn luyện thân và tâm đều nên tránh hai cực đoan là khổ hạnh ép xác và hưởng thụ vật chất sung túc.
Trung đạo chính là con đường Bát Thánh đạo cao thượng gồm: chánh tri kiến, chánh tư duy, chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng, chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định. Đây là con đường đưa đến an tịnh, thắng trí, giác ngộ, giải thoát Niết bàn.
Bài kinh đầu tiên của Đức Phật: Kinh chuyển Pháp luân
Tứ Thánh đế gồm Khổ tập diệt đạo:
Thánh đế về Khổ tức sự thật khổ đau: Sanh là khổ, già là khổ, bệnh là khổ, chết là khổ, sầu, bi, khổ, ưu, não là khổ, oán gặp nhau là khổ, ái biệt ly là khổ, cầu không được là khổ. Tóm lại, năm thủ uẩn là khổ.
Thánh đế về Khổ tập tức nguyên nhân gây ra khổ đau là tham ái đưa đến tái sanh, câu hữu với hỷ và tham, tìm cầu hỷ lạc chỗ này chỗ kia. Tức là dục ái, hữu ái, phi hữu ái.
Thánh đế về Khổ diệt, là ly tham, đoạn diệt Niết bàn không có dư tàn khát ái ấy, sự quăng bỏ, từ bỏ, giải thoát, không có chấp trước dính mắc
Thánh đế về Con đường đưa đến Khổ diệt, là phương pháp tu tập giải trừ tất cả mọi nỗi khổ đau, là Thánh đạo tám ngành gốm Tri kiến chân chánh, Tư duy chân chánh, Lời nói chân chánh, Hành nghiệp chân chánh, Nuôi mạng chân chánh, Siêng năng chăn chánh, Nghĩ nhớ chân chánh, Thiền định chân chánh.
Đức Phật, nếu chưa hoàn toàn thấu triệt Tứ Diệu Đế về ba phương diện và đủ mười hai phương thức một cách hoàn toàn sáng tỏ thì sẽ không xác nhận rằng Như Lai đã đạt được Vô Thượng Chánh Đẳng Chánh Giác. Đức Phật là bậc giác ngộ hoàn toàn đầu tiên, nhờ sự nỗ lực cố gắng không ngừng vượt qua mọi chướng ngại chông gai.
Con đường Bát Thánh đạo đưa đến an vui hạnh phúc giác ngộ giải thoát mà đức Phật đã thân chứng là bài học vô giá cho những ai muốn sống một cuộc đời thật sự có giá trị ý nghĩa.
Một vài bài học từ kinh Chuyển pháp luân:
- Điều quan trọng nhất trong Phật pháp là thực hành lời Phật dạy thì mới hiểu đúng giáo lý.
- Những người đại ngôn đại ngữ nói lý thuyết suông không đáng nghe vì không có ý nghĩa gì.
- Tứ đế, Bát chánh đạo, Trung đạo là kim chỉ nam của Phật giáo.
- Phật giáo chú trọng công phu thực hành, thay vì chú trọng đến tín ngưỡng và giáo điều.
Thực hành Giới (Chánh ngữ, chánh nghiệp, chánh mạng), Định (Chánh tinh tấn, chánh niệm, chánh định),Tuệ (Chánh kiến, chánh tư duy) mới có thể thành tựu mục tiêu giác ngộ giải thoát, vượt thoát khổ đau.
- Cực đoan và cố chấp sẽ dẫn đến sai lầm và khổ đau cho mình và người, cho nên trong cuộc sống hãy giả từ thái độ, suy nghĩ cố chấp và cực đoan.
- Tu tập thực chất là nhận diện rõ ràng và có phương pháp hữu hiệu chuyển hoá khổ đau phiền não.
- Các Phật tử hãy thường tụng đọc kinh Chuyển pháp luân, quán chiếu sâu sắc về Tứ thánh đế, tu tập Bát chánh đạo chính là đang đi đúng con đường đức Phật đã đi.
- Đức Phật là bậc đạo sư vĩ đại nhất, trí tuệ và tâm từ bi của ngài sẽ mãi là ánh sáng ấm áp soi đường cho muôn loài chúng sanh con người về nẻo an vui hạnh phúc giác ngộ.
- Bánh xe chánh pháp cứu độ chúng sanh của đức Thế Tôn sẽ chuyển động không cùng, vượt qua mọi giới hạn của không gian và thời gian.
Chuyển pháp luân
Kinh đầu tiên
Tứ đế, trung đạo
Thánh đạo tám ngành
Vượt tử sanh.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Thế nào là viên tịch, tân viên tịch và thuận tịch?
Kiến thức 09:00 25/12/2024Nhân có học Tăng, khi đọc bài viết bàn về chữ "Tân viên tịch" không hiểu chắc là nói như vậy đúng hay sai....Chúng tôi cũng thấy cần nói rõ.
Luân hồi trong thần chú Lăng Nghiêm: Năng lực thần chú
Kiến thức 08:46 25/12/2024Thần chú Thủ Lăng Nghiêm còn gọi là Phật Đỉnh Quang Minh Ma Ha Tát Đát Đa Bát Đát Ra hay Bạch Tán Cái tức chỉ cho cái thể dụng rộng lớn của bản lai tự tánh. Bạch là trí tuệ. Tán cái là lòng từ bao la rộng lớn.
Đại sư, Pháp sư, Thái sư nghĩa là gì?
Kiến thức 20:26 24/12/2024Đại sư, Pháp sư, Thái sư là những danh từ chúng ta thường gặp trong các sách về Phật giáo, Đạo giáo và lịch sử.
Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni (bản tiếng Việt)
Kiến thức 10:00 24/12/2024Thần chú Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni còn gọi là Tối Thắng Phật Đảnh Thần Chú, được đức Thế Tôn thuyết trong kinh Phật Đảnh Tôn Thắng Đà Ra Ni. Thần chú này rất mầu nhiệm, oai lực bất khả tư nghì, độ thoát chúng sinh trong sáu đạo luân hồi và lần lượt đều được chứng quả giải thoát.
Xem thêm