Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 10/07/2024, 08:00 AM

Kinh Bát đại nhân giác thực giải

Đây là bài kinh khá cổ, ngắn gọn súc tích, bao hàm những tinh hoa tư tưởng giáo lý PG Đại thừa và Nguyên thủy như vô thường, vô ngã, tính không, ngũ uẩn, duyên khởi, nhân quả...Có thể nói người nào hiểu thấu đáo kinh này, sẽ dễ dàng tiếp cận toàn bộ hệ thống các kinh điển Nguyên thủy, Đại thừa Phật giáo.

Không những thế, bài kinh còn chỉ dẫn những phương pháp tu tập, cách sống ứng xử đúng pháp rất cụ thể giúp người tu học dễ hiểu và thực hành.

Chúng tôi hay khuyên đồng bào Phật tử cư sĩ tại gia thường xuyên tụng đọc học thuộc và thực hành theo kinh Bát đại nhân giác và kinh Phước đức sẽ được lợi ích an vui lớn cả trong hiện tại và tương lai. 

Nội dung chính của kinh là tám chân lý, tám sự thật mà chư Phật, Bồ Tát đã giác ngộ và tận tình khuyên bảo chỉ dạy cho chúng sanh con người hiểu và sống an vui hạnh phúc giác ngộ giải thoát.

Chân lý thứ nhất, chư Phật Bồ Tát, hiền trí nhìn rõ mọi thứ trên thế gian vốn vô thường, lớn như hành tinh cõi nước nước còn mong manh dễ hư hoại biến đổi, thân thể con người do bốn đại (đất nước gió lửa) hợp thành. Tự thân của bốn đại đã chống trái lẫn nhau, nóng lạnh căm mạo, sốt hàn bất thường gây ra bệnh khổ. Quan sát tới cùng, tự thân bốn đại hợp thành cơ thể con người vốn không có tự ngã, không có tự thể, luôn thay đổi chuyển biến nên gọi là không tính. Ai quan sát thể nghiệm như thật tứ đại là duyên sanh tính không sẽ bớt khổ/hết khổ.

Năm ấm vô ngã hay nói năm uẩn vô ngã là nói bản chất năm nhóm tổ hợp hình thành nên một con người, một chúng sanh gồm sắc thọ tưởng hành thức vốn không có tự ngã, không có tự thể, không có chủ tể, do nhiều duyên hợp thành và bị luật vô thường chi phối nên nói vô ngã.

Phật thuyết kinh Bát Đại nhân giác, 8 điều giác ngộ của bậc Bồ tát

14484869_336207586730061_1468676371477014550_n

Nói năm ấm là nhấn mạnh đến đặc tính ngăn che, che mờ giác tính của chúng sanh con người. Tất cả mọi thứ sinh diệt biến đổi nhanh chóng. Trong vòng luân hồi sanh tử lẩn quẩn đó, người chưa hiểu biết đúng về tâm mình, bị các trạng thái vọng tâm nghiệp chướng chi phối, dẫn sử dắt thì sẽ tạo ra muôn vàn tội lỗi từ thân, khẩu, ý vô minh.

Ai thấu rõ như thật ngũ uẩn sắc thọ tưởng hành thức là vô ngã sẽ vượt thoát mọi nỗi khổ niềm đau trong sinh tử luân hồi.

Chân lý thứ hai, là chúng sanh con người sống thiếu trí tuệ không biết tu hành, chỉ đâm đầu chạy theo tham dục ham muốn hưởng thụ là tự chuốc lấy khổ đau bất tận trong sinh tử luân hồi. muốn bớt khổ cho đến hết khổ thì hãy tập sống thanh bần đơn giản vô vi.

Chân lý thứ ba là hãy thực tập nếp sống tối giản biết đủ, ít mong cầu, thanh bần kiên trì với chí nguyện tu hành, lấy giác ngộ làm mục đích, lấy trí tuệ làm sự nghiệp. Những ai có nhiều ham muốn dục vọng, suốt ngày đêm đi tìm kiếm chẳng ngừng để thỏa mãn lòng dục chỉ làm cho tội lỗi nghiệp chướng tăng lên , khổ đau chất chồng.

Chân lý thứ tư, người hay lười biếng buông lung chắc chắn sẽ bị đọa lạc vào cảnh giới xấu ác. Cho nên hãy siêng năng tinh tấn ngày đêm công phu toạ thiền hoc kinh, tụng kinh, lễ Phật, theo đúng pháp Phật dạy, chuyển hóa phá trừ giặc tâm phiền não tham sân si mạn nghi, hàng phục các tâm ma, tưởng quấy, vượt thoát tù ngục ấm giới vô minh cố chấp tà kiến.

Chân lý thứ năm, người nào si mê cố chấp ích kỷ tạo nghiệp sẽ phải trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi khổ đau. Muốn thoát khỏi khổ đau trong sinh tử luân hồi thì hàng ngày hàng giờ hãy siêng năng tu tập Phật pháp.

học rộng kinh điển nghe nhiều chánh pháp, kiên trì thực hành phát triển định lực trí tuệ, thành tựu biện tài vô ngại, mở rộng lòng từ vô lượng giáo hóa giúp đỡ muôn loài chúng sanh, khiến cho mọi người, mọi loài đều được an vui hạnh phúc giải thoát giác ngộ.

Chân lý thứ sáu, người thiếu tu thiếu phước không chịu cố gắng sẽ nghèo khổ bần hàn, từ đó phát sinh nhiều mặc cảm tự ti oán hận, rồi gây tạo thêm nhiều nhân duyên xấu ác sẽ càng khổ đau. Các bậc trí tuệ biết rõ như vậy nên thường phát tâm bố thí giúp đỡ chúng sanh con người, không phân biệt kẻ oán người thân, tu tập chuyển hóa phiền não xóa bỏ thù hận, không ghét kẻ ác dù đã từng làm hại mình.

Chân lý thứ bảy, người nào mê muội lấy việc chạy theo tìm cầu năm thứ dục lạc: tiền tài, sắc đẹp, danh vọng, ăn ngon, ngủ sang làm mục đích sống thì hệ quả là tạo nên tội nghiệp thâm trọng, khổ đau triền miên cả hiện tại và tương lai. Vì vậy những người đã xuất gia tu hành, biết rõ nguy hại của năm thứ dục lạc nên quyết chí tu tập, tuy thân ở cõi tục, nhưng hoàn toàn không nhiễm thói đời hư dối u mê, lập chí xuất trần, giữ đạo thanh bần thanh bạch, học phạm hạnh cao vời, đem lòng từ bi cư xử với muôn loại chúng sanh.

Chân lý thứ tám, các bậc hiền trí nhìn thấy rõ ràng, ngọn lửa tham sân sinh tử, đang cháy hừng hực trong tâm mọi người, thống khổ vô biên, không thể nói hết, hãy phát tâm Bồ đề đại thừa, nguyện giáo hóa cứu độ tất cả chúng sanh con người, vượt thoát khổ đau, được vui Niết bàn, không còn trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi.

Tăng Ni Phật tử học thực hành đúng theo kinh này sẽ trở thành những vị bồ tát phân thân bằng xương bằng thịt trong nhân gian vốn nhiều khổ đau phiền não bất an.

Tám chân lý

Phật Bồ Tát

Chỉ dạy chúng sanh

Duy tuệ thị nghiệp

Thoát khổ sầu

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Pháp tu soi gương

Kiến thức 15:52 05/11/2024

Pháp thoại này Thế Tôn dạy Tôn giả La-vân (La-hầu-la) quán chiếu về thân nghiệp giống như đang soi gương thấy rõ mặt mình dơ hay sạch. Nếu không soi gương, chúng ta sẽ không biết mặt mình như thế nào.

Ác nghiệp đã trót gieo, phải làm sao để ác báo không trổ ra?

Kiến thức 10:35 05/11/2024

Mỗi ngày chúng ta đều gieo trồng những nhân thiện, ác lẫn lộn. Những nhân này tuyệt đối không hề mất đi, nó được lưu trữ trong tàng thức của chúng ta. Quá trình từ nhân đi đến quả đều cần phải có duyên. Vậy làm sao để tránh được duyên ác?

Đi về phía an lạc hạnh phúc

Kiến thức 09:20 05/11/2024

Kinh Trường bộ ghi: Đường này đến an lạc giải thoát Niết bàn, chấm dứt khổ đau; Đường kia đến ưu phiền não loạn khổ đau trong sinh tử luân hồi, các người muốn đi đường nào?

Muốn mau lành bệnh

Kiến thức 07:03 05/11/2024

Ai cũng biết Đức Phật ngoài mười hiệu tôn quý còn được xưng tán là Y vương, bậc thầy của các thầy thuốc trong việc trị liệu tâm bệnh của chúng sanh. Không chỉ chữa trị tâm bệnh, Đức Phật còn là một vị thầy thuốc đúng nghĩa chữa trị cả thân bệnh nữa.

Xem thêm