Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 29/06/2024, 20:00 PM

Kinh Địa Tạng thực giải (Tinh yếu kinh Địa Tạng)

Tâm địa, hiếu đạo, nhân quả, nghiệp chướng, địa ngục, tu hành, tụng kinh bố thí, hộ pháp là những nội dung quan yếu mà kinh Địa Tạng đề cập đến. Thường tụng đọc kinh điển và thực hành theo lời dạy của Phật là điều được Bồ tát ân cần khuyến khích.

Địa là đất, chỉ cho bản thể thanh tịnh, chân tâm Phật tính của tất cả chúng sanh, con người; Tạng là chứa, cất chứa dụ cho kho báu sẵn có của mỗi chúng sanh, con gười. Địa Tạng chỉ cho bản thể chân tâm, mảnh đất tâm sẵn có chứa đầy đủ châu báu Phật pháp.

Bồ tát Địa Tạng có lòng đại từ đại bi, tâm địa của chúng sanh con người cũng có sẵn phẩm chất đại từ bi khơi dậy phát huy phẩm chất đại từ bi là việc cần làm. Đại từ bi cứu khổ, ban vui cho chúng sanh, tức tự tánh tự độ để chuyển hóa những phiền não khổ đau để cho thân tâm được an lạc lớn. Muốn được vậy, chúng ta phải phát đại nguyện rộng lớn không bao giờ thối trong việc tu tập chuyển hóa tập khí vô minh phiền não. 

Tu tập thanh lọc để cho dần thanh tịnh cơ duyên ngộ được đất tâm thanh tịnh bình đẳng rộng lớn Đó chính. Lỗi lầm nghiệp chướng cũng từ tâm địa sinh, giác ngộ giải thoát cũng không ngoài tâm địa. Tâm địa là giáo chủ giáo hóa cõi u minh, mà tâm địa cũng chính là gốc nghiệp đoạ địa ngục. Tâm địa địa ngục bị vô minh che mờ bởi tham, sân, si mạn nghi; tâm địa Bồ Tát từ bi hỷ xả cứu độ vô lượng chúng sanh. Giải thoát, giác ngộ là trở về, nhận lại, sống với cái tâm thanh tịnh, sáng suốt, rắn chắc, sâu dày và rộng lớn vô biên của mình. Tâm địa thanh tịnh sáng suốt là vị giáo chủ soi đường của cõi lòng đầy mê mờ tội lỗi cõi u minh

Kinh lấy đất dụ cho tâm (tâm địa); bởi đất có tính cứng rắn, sâu dày và dung chứa tất cả. Bất luận thứ gì gieo xuống đất, đất cũng rộng lòng dung chứa và bất cứ hạt giống nào bỏ xuống đất thì cũng được đất nuôi dưỡng phát triển.

Kinh Pháp Hoa thực giải (Thông điệp của kinh Pháp Hoa)

395457725_731987728968499_6512031888954073696_n

Kinh Địa Tạng là bộ hiếu kinh quan trọng của Phật giáo dạy kỹ về đạo hiếu, cảnh tỉnh tất cả chúng sanh nên tu hiếu đạo, bỏ bớt tham sân si nơi tự tâm, tu tập ba nghiệp lành nơi tâm mình, rồi dứt nghiệp cũng nơi tự tâm và giải trừ vô minh tăm tối cũng nơi tự tâm. Cung kính quy y hộ trì Tam Bảo, thực hành Phật pháp, tụng kinh niệm Phật, bố thí giúp người, tạo công đức lành hồi hướng cho tổ tiên ông bà nhiều đời của mình và chúng sanh.

Chúng sanh trôi lăn trong sáu nẻo luân hồi địa ngục, ngạ quỷ, súc sanh, A tu la, người, trời từng là thân quyến với nhau. Chỉ có quyết chí tu hành thành tựu đại giác ngộ, vận đại bi tâm phát nguyện cứu độ tất cả chúng sanh không phân biệt thân sơ như Bồ tát Địa Tạng mới là thật đại hiếu

Thông thường tâm thức chúng sinh, con người thì bất định, vọng tâm luôn chạy theo ngũ dục lục trần, bị vô thường chi phối và thường theo tập khí bất thiện nên duyên xấu ác tăng trưởng. Thi thoảng mới phát được chút ý lành tâm thiện, nhưng lại rất dễ bị lui sụt thay đổi tâm ý tốt ban đầu. Vì thế, chư Phật, Bồ Tát phát đại bi nguyện phân thân mà tùy duyên hóa độ, làm cho chúng sinh, con người quay lại đường lành, tránh xa đường dữ, nhận lại tâm địa thanh tịnh của mình.

Tâm địa, hiếu đạo, nhân quả, nghiệp chướng, địa ngục, tu hành, tụng kinh bố thí, hộ pháp là những nội dung quan yếu mà kinh Địa Tạng đề cập đến. Thường tụng đọc kinh điển và thực hành theo lời dạy của Phật là điều được Bồ tát ân cần khuyến khích. 

Nghiệp cảm vô biên của chúng sinh trong cõi ta bà thì trăm sai ngàn khác, nghiệp quả báo ứng theo đó cũng ngàn sai muôn khác, nên phương tiện giáo hóa giúp đỡ cứu độ của Bồ tát Địa Tạng cũng thiên hình vạn trạng, không bao giờ ngừng nghỉ. Lời nguyện “Độ hết chúng sanh, mới chứng Bồ Đề, Địa ngục còn người, thệ chưa thành Phật” của Bồ tát Địa Tạng thật vĩ đại, Tăng Ni, Phật tử chúng ta cùng nhau học theo ngài, dù trong muôn một góp phần làm tâm từ bi của Phật phổ hoá chúng sanh

Mấy bài học thiết thực từ kinh Địa tạng

- Tâm địa thiện lành thanh tịnh chúng ta tạo ra cảnh Phật, thiên đường, Tịnh độ; cũng tâm địa xấu xa độc ác của chúng sanh, chúng ta tạo ra địa ngục khổ đau vô cùng vô tận.

Tâm đại từ đại bi tu hành, hiếu đạo, biết tụng kinh, niệm Phật, làm phước, bố thí, giúp người, hộ trì Tam Bảo tạo nên công đức phước lành vô lượng vô biên.

- Hiếu kính tổ tiên ông bà cha mẹ hiện đời, cũng như tổ tiên nhiều đời là bổn phận, là trách nhiệm, là hiếu đạo cần tu tập.

- Kính khuyên ông bà cha mẹ, con cháu hiện đời biết cung kính quy y Tam Bảo, tu nhân tích đức làm phước bố thí để đời này an lạc, đời sau tái sanh có phước báo.

- Biết tu tập tụng kinh niệm Phật làm phước hồi hướng phước lành siêu độ cho ông bà tổ tiên nhiều đời được siêu thăng thoát hóa.

- Hiếu đạo của Phật giáo rộng lớn vô biên, là hiếu đạo đích thực, vượt qua mọi giới hạn nhân ngã, không gian thời gian mà người Phật tử nên hiểu và thực hành theo.

- Người Phật tử tu tập đúng theo kinh Địa tạng có thể nối dài cánh tay đại từ bi cứu tế chúng sanh, cũng có thể trở thành bồ tát Địa tạng bằng xương thịt sống động tại thế gian khổ đau.

Ngài Địa tạng

Phát nguyện lớn

Chúng sanh độ hết

Mới chứng Bồ đề

Nam mô Phật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Kinh Địa Tạng thực giải (Tinh yếu kinh Địa Tạng)

Kiến thức 20:00 29/06/2024

Tâm địa, hiếu đạo, nhân quả, nghiệp chướng, địa ngục, tu hành, tụng kinh bố thí, hộ pháp là những nội dung quan yếu mà kinh Địa Tạng đề cập đến. Thường tụng đọc kinh điển và thực hành theo lời dạy của Phật là điều được Bồ tát ân cần khuyến khích.

Người học Phật cần phải giữ lòng tốt, nói lời tốt và làm việc tốt

Kiến thức 17:00 29/06/2024

Làm việc tốt là phải thật hành việc hiếu thảo cha mẹ, cung kính sư trưởng, hòa thuận anh em, khuyến hóa mọi người. Và với những việc lễ sám, niệm Phật, tụng kinh, thân tâm phải chí thành cung kính.

Bốn sự thật hay Tứ diệu đế là hoàn toàn bình đẳng

Kiến thức 15:13 29/06/2024

Trong thực tánh chân đế, Bốn sự thật hay Tứ diệu đế đều hoàn toàn bình đẳng. Chính vì vậy mà Tập Đế & Khổ Đế cũng đều đi kèm chữ "đế", không phải chỉ có Diệt Đế & Đạo Đế mới là "đế".

Trí tuệ Bát-nhã là khả năng thấy đúng lý Trung đạo

Kiến thức 15:00 29/06/2024

Trí tuệ Bát-nhã là một khái niệm cốt lõi trong Phật giáo, mang ý nghĩa của sự hiểu biết sâu sắc và sự thấy biết chân thật về bản chất của mọi sự vật hiện tượng.

Xem thêm