Kinh Lăng Nghiêm thực giải (Tinh yếu của kinh Lăng Nghiêm)
Nội dung chủ yếu của kinh là đức Phật chỉ dạy cho chúng ta phương pháp xa lìa 'vọng tâm' liễu ngộ được chân tâm thanh tịnh.
"Tâm" là là tinh hoa, là nội dung, là cốt lõi, là tinh yếu cũng là mục đích cuối cùng của các bộ kinh Đại thừa Phật giáo. Một số nhà nghiên cứu kinh điển Đại thừa, cho rằng kinh Lăng nghiêm là một bộ kinh quan trọng trong "Đại thừa lục kinh" (Kim cang, Lăng nghiêm, Lăng già, Pháp hoa, Hoa nghiêm, Duy ma). Kinh Lăng nghiêm là kim chỉ nam, là bản đồ của Thiền tông, có ảnh hưởng không nhỏ đến nền Phật học Việt Nam.
Thủ Lăng nghiêm nghĩa là Định bất động kiên cố, cũng là dụ cho chân tâm tánh giác thanh tịnh kiên cố bất động của tất cả chúng sanh.
Nội dung chủ yếu của kinh là đức Phật chỉ dạy cho chúng ta phương pháp xa lìa 'vọng tâm' liễu ngộ được chân tâm thanh tịnh. Chúng sanh, con người vì không liễu ngộ được chơn tâm, sống với vọng tâm bị ngũ dục (tài sắc danh thực thùy) lục trần (sắc thanh hương vị xúc pháp) mê hoặc, dẫn dắt nên phải vĩnh kiếp trầm luân trong biển khổ sanh tử luân hồi, chịu khổ sở vô cùng. Chư Phật, Bộ Tát, Đại sư sống với diệu dụng chân tâm Phật tính, thoát ly sanh tử luân hồi khổ đau, được giác ngộ giải thoát, thần thông tự tại cứu độ vô lượng chúng sanh.
Kinh Viên giác thực giải (Ý nghĩa thiết thực của kinh Viên giác)
Tâm vốn không hình tướng màu sắc, vượt ngoài khuôn khổ không gian thời gian, không ở trong thân, ngoài thân, chặng giữa hay vừa trong vừa ngoài thân, Phật thánh và chúng sanh vốn đồng một thể tánh chân tâm thanh tịnh. Chúng sanh, con người vì vô minh phiền não tập nghiệp che lấp chân tâm thanh tịnh, nên phải lặn hụp trong biển khổ sanh tử luân hồi khổ đau bất tận.
Chỉ cần nỗ lực tu tập theo kinh Lăng nghiêm liễu ngộ ngộ chân tâm, thì sẽ trí tuệ thân thông tự tại, như Phật không khác. Chính vì vậy các bậc thiền sư thiền tông ngộ đạo tập trung dùng các phương tiện đặc biệt chỉ dạy khai thị cho các đệ tử ngộ chân tâm thì thành Phật như người còn ngủ mê trong chiêm bao chợt tỉnh.
Kinh dạy chi tiết về các mối liên hệ của lục căn, lục trần, và lục thức với tâm thức.
Kinh Lăng Nghiêm giảng giải chi tiết rành mạch thế nào là 'Vọng tâm và 'Chân tâm'. Thật ra nói đơn giản mê là vọng còn ngộ là chân, chân không ngoài vọng mà tìm được.Sáu nhập, mười hai xứ, mười tám giới cùng với bảy đại vốn tương quan tương liên và không có tự ngã riêng biệt, dòng tâm thức, lục căn, lục trần, lục thức cùng với địa, thủy, hoả, phong, không, kiến, thức đại... đều là huyễn hóa thì tánh giác đồng với Như Lai Tạng. Như Lai Tạng. Tánh giác ( chân tâm ) lìa năng sở đối đãi, thường hiển bày khắp mười phương, bao la như hư không vô tận vô biên không tướng mạo hình sắc.
Điểm đặc biệt của kính Lăng nghiêm là giảng giải chi tiết về Tâm, cách quán sát sâu sắc thế nào là vọng tâm, c tâm, động và tịnh. Thực chất lục căn, lục trần, tính không của chúng vốn hiện hữu đồng thời với nhau trong hư không và không có một nhân một duyên nào là chủ yếu, cũng chẳng phải tự nhiên chúng được thu nhận bởi lục thức hay tâm thức; chỉ do lục căn tiếp xúc với lục trần mà thành lập..
Trong kinh Lăng Nghiêm chủ đích của Phật muốn chỉ cho chúng ta biết mọi người đều vốn sẵn có chân tâm tánh giác trong sáng thanh tịnh trang nghiêm bình đẳng… Mê lầm sáu căn là gốc luân hồi sinh tử khổ đau, tu tập phòng hộ sáu căn cũng là gốc giải thoát giác ngộ. Trong cái thấy biết của sáu căn, chạy theo lục trần vọng tưởng phân biệt là gốc vô minh phiền não, trong cái thấy tánh giác vô phân biệt là giác ngộ giải thoát. Quay lại trực nhận, sống tương ưng với tánh giác là con đường trở về thể nhận liễu ngộ chân tâm thanh tịnh bình đẳng diệu dụng vô cùng.
Những bài học thiết thực và quý giá mà kinh Lăng nghiêm đã dạy cho chúng ta:
- Phật và chúng sanh, chúng ta cùng một chân tâm tánh giác thanh tịnh, quay về trực nhận sống với chân tâm giác tánh sẽ hết khổ đau.
- Chúng ta, con người buông lung, chạy theo vọng tâm điên đảo cho nên bât an, khổ đau triền miên không có lối thoát.
- Càng mê lầm chạy theo ngũ dục, lục trần để thỏa mãn tham muốn thấp kém thì càng đau khổ không ai cứu được.
- Đa phần chúng ta, con người hàng ngày nhận giả làm chân, chạy theo vọng tưởng điên đảo không lúc nào ngưng nghỉ, tích tụ vọng nghiệp sâu dày, nô lệ cho tham dục sân si ích kỷ, sống trong phiền não khổ đau bất tận nếu không sớm giác ngộ hồi đầu.
- Tu tập thiền định, loại trừ vọng tưởng điên đảo, thấu rõ thực tướng của sáu căn, mười hai xứ, mười tám giới sẽ vượt thoát mọi nỗi khổ niềm đau của thế gian.
- Mê theo vọng tâm nên khổ đau, ngộ được chân tâm thì hết khổ, ngoài vọng chẳng có chân, nhưng chân chẳng phải vọng.
- Phải tu tập có tuệ giác nhận rõ chân tâm và vọng tâm cũng như nhìn rõ ràng chân vọng ở đời với lễ sống từ bi....
Kinh Lăng nghiêm
Dạy giác ngộ
Thể nhập tánh giác
Chân, vọng hai tâm
Thoát luân hồi
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn
Kiến thức 10:57 12/12/2024Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.
Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?
Kiến thức 09:11 11/12/2024Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.
Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?
Kiến thức 08:00 11/12/2024Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.
Trước khi tụng Kinh, trì chú, nên đọc nghi thức như thế nào?
Kiến thức 09:15 04/12/2024Thực ra mỗi tông môn, thậm chí mỗi chùa sẽ có cách thức khác nhau, nên Nghi thức sau chỉ mang tính tham khảo. Đạo hữu nào thấy phù hợp có thể áp dụng, xong bạn cần hiểu đây không phải quy định bắt buộc, thậm chí không có nghi thức khai Kinh chú thì vẫn cứ trì tụng không vấn đề gì.
Xem thêm