Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 20/07/2024, 08:00 AM

Kinh Lăng Già thực giải

Vị trí tầm quan trọng của kinh Lăng già trong hệ thống kinh điển Đại thừa Phật giáo nói chung trong Thiền tông nói riêng có thể thấy được qua sự đúc kết của các bậc đại sư tiến bối: “Ăn cơm Hương Tích, uống trà Tào Khê, ngồi thuyền Bát Nhã, ngắm trăng Lăng Già".

Tâm là nội dung cũng là mục đích của các bộ kinh Đại thừa, trong đó có kinh Lăng già. 

Vua Lý Thái Tông đã ví đạo hạnh trí tuệ của thiền sư Tì Ni Đa Lưu Chi như ánh sáng trăng Lăng già.

Trăng Lăng Già vằng vặc,

Sen Bát nhã ngát hương

(Hạo hạo Lăng già nguyệt

Phân phân Bát nhã liên)

Kinh Lăng già nói đến cảnh giới thánh trí cao vời, kinh nghiệm thực chứng thâm huyền vi diệu của nội tâm, vượt quá mọi giới hạn của Thanh văn, La hán, Duyên giác, bất khả tư nghì, siêu việt ngôn ngữ. Đương nhiên ở cảnh giới chứng ngộ tự nội, ngôn ngữ đạo đoạn, vốn không phải là phương tiện hữu hiệu nhất, và không nhất thiết phải sử dụng đến ngôn ngữ mới có thể truyền đạt được chân lý giác ngộ đích thực.

Ngón tay chỉ mặt trăng: Thông điệp kinh Lăng Già

11180640_881078705281292_2628080442246107179_n

Kinh Lăng Già là khai thị cho chúng sanh, con người trực nhận chân tâm, Như Lai tạng xuyên qua một trăm lẻ tám câu thưa của Bồ tát Đại Huệ hỏi Phật, giảng giải rõ cách tu tập thể nhập chân tâm như thế nào để chuyển tám thức thành tứ trí đạt được giác ngộ Niết bàn, vĩnh thoát khỏi phiền não khổ đau trong sáu nẻo luân hồi. Tất cả chư Phật đều nói về tâm (Nhất thiết Phật ngữ tâm) là câu có ý nghĩa quan trọng đối với kinh Đại thừa nói chung, kinh Lăng già nói riêng.

Có thể nói kinh Lăng già là một bộ kinh nói rành rẽ về tâm thức, Như Lai tạng, những chuyển biến của tâm thức, cách thức tu chứng thánh quả giải thoát, chuyển thức thành trí, nội dung uyên áo phong phú sâu sắc, có vị thế quan trọng trong hệ thống tư tưởng Phật giáo Đại thừa. Tư tưởng cốt lỗi của kinh là cơ sở nền tảng của Tâm lý học Phật giáo. Các chức năng và sự vận hành của tâm thức, phương pháp tu tập cụ thể để chuyển thức thành trí giải thoát giác ngộ

Tu tập đúng pháp thể nhập nhập vào thế giới Lăng già mới không bị những cơn lốc sóng gió mạnh mẽ không gì ngăn cản nổi của tâm thức làm cho điên đả khốn cùng. Không phải hành giả nào cũng bước những bước chân vững chãi vào thế giới Lăng già, dù trăng Lăng già chiếu soi khắp mọi nơi, mọi tâm thức của chúng sanh, không phân biệt nhưng quan trọng ai là người đủ can đảm dũng khí tiếp nhận thực hành.

Thế giới hiện thực là sự biểu hiện của chính tâm thức mình, khi thông tỏ tâm thức chính mình là thông tỏ thực tướng của thế giới, của tâm thức, là đã đi đúng hướng, không sai lạc pháp, bằng tuệ giác thanh tịnh nhìn mọi sự vật ở thế gian đều thanh tịnh như nó đang là. Thế nên mọi khổ đau trên cuộc đời này đều do hiểu biết nhận thức sai lầm phát sinh, cũng do tuệ giác như thật không bị thức che mờ mà biến mất.

Thiền sư Hải Lượng nói: Kinh Lăng già giảng về 8 thức (nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý, mạt na và A lại đã thức), chỉ có ý thức là đến được Niết bàn. Lời này thật chí lý vì mọi sự tu tập bất đầu từ ý thức.

Trên lộ trình tu tập theo Lăng già đi đến giác ngộ giải thoát, dù tu như thế nào đi nữa cũng không ngoài Như Lai tạng/ tâm thức này (gọi là A lại da / Như Lai tạng) và cũng chứng ngộ chính tâm thức này, tức chuyển hoá các chủng tử A lại da ô nhiễm thành thanh tịnh hoàn toàn. Đó là cái thấy biết chân lý trực giác thanh tịnh bình đẳng.

Tất cả chư Phật xưa nay đều nói tâm ( Nhất thiết Phật ngữ tâm).

Chuyển bát thức thành tứ trí theo Lăng Già còn gọi là đốn ngộ, là chứng nhập trong chân lý thực tính vạn pháp.

Bát thức gồm: Nhãn thức, nhĩ thức, tỷ thức, thiệt thức, thân thức, ý thức, mạt na thức và A lại da thức.

Tu tập Lăng già là chuyển

5 thức trước thành Thành sở tác trí

Chuyển ý thức thành Diệu quan sát trí

Chuyển Mạt na thức thành Bình đẳng tánh trí

Và cuối cùng là chuyến A lại da thức thành Đại viên cảnh trí.

Giác ngộ không phải chỉ là một trạng thái yên tĩnh, không phải là một sự thanh thản mà là một kinh nghiệm tu tập nội tâm không bị các thức che mờ. Giác ngộ chứng đắc cùng tột của người tu hành không phải là học rộng biết nhiều mà chính thành tựu được trí tuệ giải thoát ở nội tâm mà Lăng Già gọi là sự tự chứng thánh trí giác ngộ.

Nói đơn giản học tu theo kinh Lăng già giúp chúng ta hiểu biết tường tận chi tiết về tâm thức của chính mình; biết rõ sự vận hành vi tế linh diệu của tâm thức; biết được thực tướng của tâm thức và cách điều phục chuyển hoá tám thức thành tứ trí vượt thoát mọi nỗi khổ niềm đau bất tận trong sáu nẻo luân hồi.

Đại viên cảnh trí như ánh trăng tuệ giác Lăng già mát diệu chiếu soi khắp chốn lợi ích hữu tình vô cùng vô tận.

Kinh Lăng già

Phật ngữ tâm

Hiểu rõ chính mình

Chuyển thức thành trí

Như Lai tạng.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

Xem thêm