Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Chủ nhật, 14/07/2024, 15:00 PM

Kinh Vô ngã tướng thực giải

Đây được xem là bài kinh quan trọng thứ hai, đức Phật giảng cho năm anh em tôn giả Kiều Trần Như tại Vườn Nai. Cốt lõi của bài kinh giải thích rõ ràng về bản chất vô ngã của vạn pháp. Giáo lý Vô ngã là đặc chất của Phật giáo, tuyệt không có ở những hệ tư tưởng, triết học, tôn giáo khác.

Nói đơn giản các pháp, mọi sự vật hiện tượng, con người, thế giới ..đều do nhiều nhân duyên hợp thành, mỗi nhân duyên hợp thành đó cũng lại do nhiều duyên khác hợp thành, quan sát tới tận cùng chúng không có tự thể, tự ngã riêng biệt tồn tại bất biến nào cho nên nói vô ngã hoặc phi ngã.

Vô ngã là bản chất thực tính của vạn pháp, của thế giới, của con người.

Hoà Thượng Thiện Siêu khẳng định, ai đạt được tuệ giác vô ngã sẽ chứng ngộ Niết bàn, không còn khổ đau.

Kinh Vô ngã tướng

450962047_1092055109206194_7203836237941355720_n

Cụ thể, nói con người là vô ngã khi các yếu tố tạo nên con người là vô ngã, con người là tổ hợp của năm nhóm: sắc thọ tưởng hành và thức (ngũ uẩn).

- Sắc hay thân thể là do các duyên sanh, không có tự thể nên nói vô ngã, nếu sắc là ngã, thời sắc không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể được các sắc như sau: "mong rằng sắc của tôi là như thế nầy! mong rằng sắc của tôi chẳng phải như thế nầy! Vì sắc là vô ngã, do vậy, sắc đi đến bệnh hoạn, và không thể có được các sắc như ý ta mong muốn.

- Thọ hay cảm xúc là do các duyên sanh, không có tự thể nên nói vô ngã

- Tưởng hay tri giác là do các duyên sinh, không có tự ngã nên nói vô ngã

- Hành hay tâm tư là do các duyên sanh, không có tự thể nên nói vô ngã.

- Thức hay nhận thức là do các duyên sanh, không có tự thể nên nói vô ngã, nếu thức là ngã, thời thức không thể đi đến bệnh hoạn, và có thể có được thức như ta mong muốn, thực chất không phải như vậy.

Sắc, thọ tưởng hành thức đều là vô thường vì luôn biến chuyển thay đổi, hư hoại. Nếu không hiểu rõ lẽ vô thường biến hoại mà vướng chấp cho là thường hằng bất biến.

sẽ gây ra khổ đau phiền não. Ví dụ thân thể của chúng ta có sinh ra ắt sẽ có già, bịnh, chết. Nếu ta cứ mong trẻ hoài sống mãi, không già không bịnh nhưng không được như vậy, sẽ thất vọng sinh ra buồn phiền khổ não.

Mọi thứ đều vô thường, khổ, chịu sự biến hoại, có hợp lý chăng khi chúng ta sinh tâm cố chấp nắm giữ: Cái nầy là sở hữu của tôi, cái nầy là tôi, cái nầy là tự ngã của tôi...

Phàm sắc gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả sắc cần phải như thật quán với chánh trí huệ như sau: "Cái nầy không phải của tôi, cái nầy không phải là tôi, cái nầy không phải là tự ngã của tôi."

Tương tự quán sát như vậy với thọ, tưởng, hành và thức

Phàm thức gì quá khứ, vị lai, hiện tại, thuộc nội hay ngoại, thô hay tế, liệt hay thắng, xa hay gần; tất cả thức cần phải như thật quán với chánh trí huệ như sau: "Cái nầy không phải của tôi, cái nầy không phải là tôi, cái nầy không phải là tự ngã của tôi."

Là đệ tử Phật hãy quán sát, yếm ly ( chán, lìa), không dính mắc chấp thủ đối với sắc, đối với thọ, đối với tưởng, đối với các hành, và đối với thức. Do thấu rõ bản chất của sắc thọ tưởng hành thức là vô ngã nên yếm ly, vị ấy ly tham. Do ly tham, vị ấy giải thoát. Trong sự giải thoát, trí khởi lên: "Ta đã được giải thoát." Vị ấy biết rõ: "Sanh đã tận, Phạm hạnh đã thành, những việc nên làm đã làm, không còn tái sanh trở lui trạng thái nầy nữa.

Tôn giả Kiểu Trần Như và bốn vị Tỳ kheo, sau khi nghe bài pháp vô ngã, tâm được giải thoát khỏi các lậu hoặc, không có chấp thủ, hoan hỷ vô cùng.

Sống với tuệ giác vô ngã, thấu rõ như thật con người tứ đại đất nước gió lửa vốn không có tự ngã; ngũ uẩn sắc thọ tưởng hành thức cũng không có tự ngã; không còn ngã mạn, cống cao ích kỷ so đo, tính toán, tham đắm, cố chấp; dùng tuệ giác vô ngã soi sáng mọi ngóc ngách của cuộc đời giúp ta giải quyết được mọi nỗi khổ niềm đau, vượt qua mọi chướng ngại chông gai trong đời thì mới hiểu được giá trị chân thật của bài kinh này. 

Kinh năm vị

Vô ngã tướng

Vạn pháp vô thường

Khổ và vô ngã

Quán như thật

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm