Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 19/06/2024, 13:00 PM

Kinh Viên giác thực giải (Ý nghĩa thiết thực của kinh Viên giác)

Kinh viên giác là lời dạy, là bản đồ chỉ đường cho chúng sanh từ phàm phu vô minh đến bậc thánh giác ngộ, vượt thoát mọi nỗi khổ đau trong sinh tử luân hồi. Nội dung cốt yếu của kinh Viên giác là đức Phật chỉ rõ "Thể tánh Viên giác" có sẳn nơi mỗi mỗi chúng sanh, con người.

Viên là tròn đầy, trọn vẹn; giác là hiểu biết, giác ngộ. Viên giác chỉ cho trí tuệ tròn đầy viên mãn của Phật, cũng là của tất cả chúng sanh khi đã giác ngộ.

Kinh viên giác là lời dạy, là bản đồ chỉ đường cho chúng sanh từ phàm phu vô minh đến bậc thánh giác ngộ, vượt thoát mọi nỗi khổ đau trong sinh tử luân hồi.

Nội dung cốt yếu của kinh Viên giác là đức Phật chỉ rõ "Thể tánh Viên giác" có sẳn nơi mỗi mỗi chúng sanh, con người. Tánh viên giác ở Phật và chúng sanh không khác.

Kinh Viên giác (tiếng Việt, dễ đọc dễ hiểu)

440939044_757646203143921_1909630638040821062_n

Trí tuệ Viên giác cũng là kết quả tu tập thiền định, đoạn trừ vô minh phiền não, thể nhập chân như. Viên giác là sự sáng suốt, tánh tròn đầy, là Phật quả. Muốn đạt đến Viên Giác phải dùng "bản nhân địa' để thấu suốt vô minh vì vô minh và bản giác không ngoài tâm, nên tánh giác không thể không có vô minh. Có vô minh hay không có vô minh đều không chấp chính là tùy thuận tánh tịnh Viên Giác.

Vô minh nghĩa là không sáng suốt, hiểu biết sai lầm lẫn của căn trần, dụ như con mắt khi ta thấy được vật gì, thì chỉ thấy hình ảnh bóng dáng nó mà thôi, ta tưởng là thấy sự vật thật. Cũng vậy, ta tưởng thân tứ đại là tướng tự thân, và lầm chấp tâm thức , lục thức nhãn nhĩ tỷ thiệt thân ý thức cho là tự tánh. Vô minh vốn chẳng thật thể cố định, vô minh từ vô thủy đến nay làm cho mọi thứ điên đảo như người mê quê xưa chốn cũ, nhận lầm thân thể tứ đại là tự thân, duyên theo sáu trần sắc thanh hương vị xúc pháp làm tướng tự tâm, như con mắt nhặm bệnh thấy hoa đốm trong hư không . Hư không thực không có hoa mà mắt người bệnh lầm chấp, do vọng chấp nên chẳng những hiểu lầm tự tánh của hư không mà cũng lầm luôn hoa ở trong hư không. Do vọng chấp này mà có luân hồi sanh tử khổ đau triền miên cho nên gọi là vô minh.

Cụ thể hơn gốc rễ của sanh tử luân hồi khổ đau là tham dục (vô minh) tâm có tham dục, thì ắt phải đọa lạc nơi sanh tử luân hồi. Hai chướng ngại trong việc tu hành thành tựu Viên Giác: Sở tri chướng do tư tưởng chấp pháp,(thuộc lý) và Phiền não chướng do chấp ngã (thuộc sự). Muốn chứng nhập Viên Giác, hãy giữ giới luật nghiêm minh không để ái dục, tham sân si làm cho mê mờ, đoạn trừ tận gốc Sở tri chướng và Phiền não chướng, tức diệt trừ lý chướng lẫn sự chướng.

Tu tập các pháp môn Xa-Ma-tha là Chỉ hay Định để thanh lọc vọng tâm, Tam-Ma-đề là Quán thân tâm như huyễn, dùng đại bi tâm để hoá cứu giúp độ chúng sanh, và Thiền na là lìa bốn tướng tác, nhậm, chỉ, diệt và đoạn trừ phiền não, đạt đến cảnh giới vô ngã. Khi thực hành tuệ giác như thật thì năng sở đều không, thảnh thơi tự tại.

Theo kinh Viên giác, giác ngộ tức là giải thoát, chính là dùng trí tuệ Viên giác thấu rõ như thật về vạn pháp, về thực tại một cách toàn diện không thêm không bớt, như chúng đang là. Nói theo ngôn ngữ triết học là thấu rõ bản chất của mọi sự vật hiện tượng đạt đến chân lý thực tại.

Niềm tin trí tuệ vào thể tánh viên giác của chúng ta và chư Phật không khác sẽ giúp chúng ta có bước đi vững chãi trong cuộc đời. Khi gặp bất kỳ khó khăn chướng ngại nào chúng ta cũng không bi quan tuyệt vọng.

Tập nhìn kỹ, quán sát sâu vào mọi thứ, mọi đối tượng để tránh những nhận thức sai lệch về đối tượng dẫn đến những hệ quả xấu trong đời. Đây là điều đa phần chúng ta bị vướng phải để rồi gây khổ cho bản thân và mọi người.

Thể tính viên giác là hi vọng, là niềm tin, là mục đích của người biết tu tập theo kinh Viên giác.

Trí viên giác

Trừ vô minh

Dùng thiền chỉ quán

Đoạn trừ hai chướng

Thoát trần lao

Nam mô Phật Pháp Tăng Tam Bảo

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm