Chủ nhật, 01/10/2023, 13:30 PM

Kinh Phật nói gì về việc sám hối?

Trong Kinh Pháp Bảo Đàn nói: “Sám giả Sám kỳ tiền khiên, Hối giả hối Kỳ hậu quá”, nghĩa là: Ăn năn lỗi trước, chừa bỏ lỗi sau. Vậy Sám hối đúng nghĩa theo Chánh Pháp là nhận biết được lỗi đã gây tạo, ăn năn sửa lỗi và hứa không làm những điều này về sau.

Gây điều ác rất nặng, hối lỗi lần mòn mỏng, thường hối chẳng trễ nãi, nhổ hẳn được gốc tội. Kinh Tăng Nhứt A Hàm

Người có nhiều lỗi, mà chẳng tự hối, mau dứt lòng ác, tội dồn đến thân, như nước về biển, lần thành sâu rộng. Nếu người có lỗi, tự biết tội lỗi, cải ác tu thiện, tội tự tiêu dứt, như bịnh xuất hạng, lần bớt mạnh vậy. Kinh Tứ Thập Nhị Chương

Như áo bẩn trăm năm, đem ngâm một ngày, giặt là sạch sẽ. Cũng như thế đã nhóm chứa các nghiệp bất thiện lâu trăm ngàn kiếp, vì nhờ sức Phật pháp khéo thuận suy nghĩ một ngày một thời đều tiêu diệt hết. Kinh Đại Tập

Phạm lỗi mà chẳng phải ác, hay ăn năn làm lành, là sáng soi thế gian như mặt trời không mây. Kinh Pháp Cú

Tiền tâm làm ác như mây che trời, hậu tâm làm lành như đuốc tiêu tối. Kinh Vị Tằng Hữu

Có tội biết quấy, cải lỗi được lành, tội ngày tiêu diệt, sau gặp được đạo. Kinh Tứ Thập Nhị Chương

Phương pháp thích hợp trong sự sám hối là: Phát triển hạnh lành, để tiêu trừ tội lỗi cũ

Phương pháp thích hợp trong sự sám hối là: Phát triển hạnh lành, để tiêu trừ tội lỗi cũ

Nếu người gây tội nặng, gây rồi rất tự trách, sám hối chẳng tái phạm, la nhổ được gốc tội. Kinh Nghiệp Báo Sai Biệt

Ví như có hoa vàng ngàn cân, chẳng bằng một lượng vàng thật, gây tội tuy nhiều chẳng bằng chút đức. Đối với Phật làm điều giả dối, đồng như người mù vì mình chẳng thấy, tưởng người ta cũng chẳng thấy mình làm việc ác. Cho nên đối trước Phật và đại chúng mà sám hối, vì tội vốn không có tự tánh, được gặp duyên lành quyết tiêu diệt vậy. Kinh Niết Bàn

Tât cả biển nghiệp chướng, đều bởi vọng tưởng sanh, nếu người muốn sám hối, vững ngồi niệm thiệt tướng, các tội như sương mù, huệ nhật năng tiêu tan. Kinh Quán Phổ Hiền

Nếu ai sám hối đúng như pháp, bao nhiêu phiền não đều tiêu trừ, in như kiếp hỏa phá thế gian, cháy hết tu di và đại hải, sám hối hay đốt cháy củi phiền não, sám hối được vãng sanh đường trời; sám hối hay được vui Tứ thiền, sám hối mưa ngập ma ni bảo, sám hối được sống lâu Kim cang, sám hối được vào cung thường vui, sám hối được ra ngục tam giới, sám hối được nở hoa Bồ đề, sám hối được Phật kiến đại viên, sám hối khiến người đến chỗ báu. Kinh Tâm Địa Quán

Người muốn sám hối phải cầu thỉnh chư Phật và tụng kinh, chăm lòng thành khẩn và phát nguyện, nguyện cầu tiêu trừ tất cả các nghiệp chướng nơi thân và tâm, với trong mỗi niệm, các tội được tiêu trừ. Kinh Quán Phổ Hiền

Nhờ bốn pháp hoằng thệ, gây dựng đạo bồ đề. Ta xưa đã gây các ác nghiệp, đều do vô thỉ tham, sân, si, từ thân, miệng, ý phát sanh ra, tất cả ta nay đều sám hối. Kinh Hoa Nghiêm

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Xem thêm