Quyền tự tại trước cái chết

Jean-Jacques Rousseau nói về quyền sống và chết: “Ai cũng có quyền liều mạng sống của mình để bảo vệ nó. Có ai bao giờ lại nói rằng một người nhảy ra khỏi cửa sổ để thoát một vụ cháy nhà là phạm lỗi tự tử?…”

Jean-Jacques Rousseau nói: “Sợi dây liên kết tạo nên xã hội và nếu không có điểm đồng thuận giữa các quyền lợi ắt sẽ không có một xã hội được hình thành.” Ông cũng nói thêm về quyền sống và chết: “Ai cũng có quyền liều mạng sống của mình để bảo vệ nó. Có ai bao giờ lại nói rằng một người nhảy ra khỏi cửa sổ để thoát một vụ cháy nhà là phạm lỗi tự tử?…”

Gần ba ngàn năm trước, Đức Phật đã biểu kiến đến quyền lợi này, trong một trạng thái xã hội chênh lệch giữa giàu và nghèo,

Đức Phật đã dạy bố thí để cân bằng kinh tế, đem lại quyền lợi bình đẳng cho mọi người

Đức Phật đã dạy bố thí để cân bằng kinh tế, đem lại quyền lợi bình đẳng cho mọi người

. Đặc biệt Ngài gửi một thông điệp đến chúng sanh về quyền chết một cách tự tại theo lý tưởng giải thoát: Những gì sanh, tồn tại, hữu vi, phải chịu sự biến hoại, biến dịch.

Cách đây vài hôm có 2 nhân viên công ty tư vấn bảo hiểm liên lạc với tôi xin được nói chuyện để giới thiệu quảng cáo sản phẩm. Tôi nhận lời vì hữu duyên thì mới có cơ hội gặp gỡ tiếp xúc. Cô gái cử chỉ hiền lành nhỏ nhẹ, người quản lý của cô thì nhanh nhẹn, cả hai đều rất lịch sự, nhã nhặn.

Họ bắt đầu bằng câu hỏi về những nguy cơ có thể gặp phải trong cuộc sống, như đau ốm, mất khả năng lao động, già yếu và cuối cùng là qua đời. Song song với việc phân tích nguy cơ, họ đưa ra biện pháp phòng ngừa bằng cách mua bảo hiểm. Nhắc đến chuyện bệnh tật, mỗi người đều nên sở hữu một loại bảo hiểm xã hội căn bản, để khi vô thường xảy ra thì không lụy phiền nhiều đến gia đình. Ai có điều kiện kinh tế khá giả, có thể mua những loại bảo hiểm cao cấp hơn.

Tuy nhiên, bản thân tôi khi gửi mình nơi cửa Phật, tôi quan niệm biện pháp phòng bị hữu hiệu nhất trước những tai nạn xảy ra bất chợt, chính là phước đức thông qua tu tập và bố thí. Có 3 loại bố thí: tài thí (bố thí của cải), pháp thí (bố thí giáo pháp) và vô úy thí (bố thí phát sanh từ việc giữ giới). Ở đây tôi không rộng bàn vấn đề bố thí, chỉ muốn nhắc nhở rằng, việc mình hành thiện bố thí, phước hữu lậu hay vô lậu được tích lũy, trở thành “bức tường” vô hình chắn che bớt những đại nạn, tai biến ập đến.

Thầy Tuệ Sỹ từng dạy: “Người phước đức lớn gặp phải động đất, sóng thần, cái chết trong gang tấc vẫn có thể thoát được; còn người phước mỏng thì dù dẫm phải cành gai, ngọn cỏ tưởng chừng vô sự nhưng thiệt mạng như thường”. Tôi trình bày điều này không phải nói ngoa, tôi nghiệm trên chính bản thân mình và một số người tôi quen. Có cô bé mắc bệnh ung thư tuyến giáp, mẹ của cô khi đến bệnh viện chăm sóc, thường xuyên nấu ăn đem vào phân phát cho người nghèo trong khoa, liên tục hơn 2 năm trời. Lúc đầu bác sĩ phát hiện tế bào ung thư xâm lấn vào phổi, họ chẩn đoán di căn. Sau nửa năm khám lại thì không còn dấu vết gì nữa.

Trở lại câu chuyện tư vấn bảo hiểm, cô nhân viên lại còn bàn cả chuyện bảo hiểm lúc qua đời. Đại khái chi phí mai táng và những dịch vụ kèm theo khi qua đời là không nhỏ, nên khuyên mình đóng bảo hiểm từ hôm nay, để sau khi mất cũng đỡ phần gánh nặng cho gia đình. Tôi trả lời vỏn vẹn có một câu “Sau khi mất, tôi nguyện hiến xác cho Khoa học và Y học, không còn gì để mai táng cả”. Cô nhân viên lại tiếp tục thuyết phục theo hướng khác, bảo là dù không có xác để cử hành nghi thức chôn cất, thì cũng phải có một buổi lễ để người thân tưởng nhớ đến mình, nên cũng sẽ tốn kém.

Tôi lại chỉ trả lời một câu ngắn gọn “Tôi không muốn người thân tụ tập than khóc ngày tôi mất. Tôi mong họ tiếp tục cuộc sống bình thường và tưởng nhớ đến tôi qua những tác phẩm hay những bài giảng lúc tôi còn tại thế”.

Tôi luôn có ý nghĩ hiến xác cho Khoa học và không mong muốn một đám tang cầu kì, vì lí do: Thứ nhất, đức Thế Tôn có nhiều tinh xá lớn, tại sao Ngài không tịch ở đó lại ra rừng nằm, Ngài muốn dạy điều gì? Một buổi lễ trà-tì (jhāpeti, hỏa táng) đơn giản, vài bó củi…

Thứ hai, quí Ôn mà tôi luôn thân cận, thấy họ xem cái chết nhẹ như lông hồng, rất an lạc tự tại khi đối diện “lão, tử”, như Ôn Đỗng Minh, Ôn Chí Tín, biết bệnh tình trở nặng không thể cứu vãn được nữa, liền khước từ sự trợ lực của thuốc thang và bác sĩ, thanh thản ra đi.

Thứ ba, mục đích xuất gia là cống hiến cuộc đời cho nhân thế thì lúc chết cũng muốn thân xác có ích cho thế nhân. Gà, vịt… lúc chết còn để thịt nuôi sống cho con người, kể cả loài thú hoang dã ở đồng không mông quạnh, thân xác trở về cát bụi cũng làm nguồn dinh dưỡng cho đất.

Bài viết này không phải bài “Hịch tướng sĩ” cổ động, thuyết phục mà tôi muốn đồng hành cùng người nghèo, góp tiếng nói chung, giúp họ một quyền lợi thiết yếu của đạo giác ngộ; họ không có quyền lợi tư hữu để chuẩn bị cho một cái chết linh đình, thì người cùng đinh vẫn đủ quyền tự tại để ra đi. Quyền hiến xác mang tính cá nhân tuyệt đối, được xác lập trên cơ sở pháp luật, giàu nghèo đều có thể làm được, tiền tệ bất khả can thiệp xâm phạm.

Mỗi người đều có một quan điểm khi đối diện tử thần. Tôi đành xin lỗi cô nhân viên và công ty bán bảo hiểm, tôi nghĩ họ cảm thông cho những người có tư tưởng như tôi.

> Con người sinh ra là để nhận cái chết

Ngày 11 tháng 8, Nhâm Dần.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Tin Phật trong ta

Phật pháp và cuộc sống 08:00 22/12/2024

Khó khăn không nản chí/ Thuận lợi chẳng kiêu căng/ Tu trí tuệ giúp người/ Tâm Phật luôn soi sáng/Phúc lạc đời an yên...

Tâm tưởng

Phật pháp và cuộc sống 07:02 22/12/2024

Phải chăng Tâm sinh Tướng, tướng cũng tác hưởng đến tâm nếu tâm không làm chủ cảm xúc, hạn chế mọi cảm thọ và ý tưởng tiêu cực. Tâm là đại dương, Tưởng chỉ là gợn sóng, nếu tưởng bị ô nhiễm thì một góc nào đó của đại dương cũng bị vẩn đục.

Cứu sống người bà bệnh viện "trả về" nhờ tụng Kinh Địa Tạng

Phật pháp và cuộc sống 12:29 21/12/2024

Gia đình tôi ai cũng vui mừng khôn siết, và hết lòng cảm ân Phật Pháp đã cứu sống bà. Kinh Địa Tạng quả là vi diệu không thể nghĩ bàn.

Khẩn thiết niệm Quan Thế Âm Bồ tát, chồng liền hết bệnh

Phật pháp và cuộc sống 09:30 21/12/2024

Mong rằng qua câu chuyện này của tôi, các bạn sẽ càng có niềm tin mạnh mẽ hơn vào Phật Pháp, tin sâu nhân quả, luôn nhớ đến danh hiệu ngài Quan Âm mà tụng niệm để được thoát khổ, được giải thoát đúng như theo lời kinh Phổ Môn.

Xem thêm