Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 16/04/2024, 14:40 PM

Kính Tăng đúng pháp được phước vô lượng

Hỏi: Người Phật tử khi nhìn thấy nhà sư thì luôn khởi tâm kính trọng. Vậy đối với những vị sư không nghiêm trì giới luật, phá giới hay khiếm khuyết oai nghi thì nên khởi tâm như thế nào để không bị tổn phước?

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Đáp: 

Người Phật tử khi nhìn thấy một vị Tăng (sư, thầy, cô của các hệ phái Phật giáo nói chung) liền khởi tâm cung kính Tăng bảo, ngôi báu cao quý ở thế gian. Nhờ chư Tăng nỗ lực tu tập Giới-Định-Tuệ thanh tịnh trang nghiêm, nhiệt tâm hoằng hóa, xây dựng đội ngũ Tăng tài kế thừa mà Phật pháp trụ thế lâu dài, mọi người và mọi loài được lợi ích.

Nếu chỉ gặp một vị Tăng đang du hành hay khất thực với oai nghi đầy đủ thì hầu hết chúng ta không ai có thể biết được vị ấy là thánh Tăng, hiền Tăng, phàm Tăng, tạp Tăng; và cũng không ai biết được vị ấy có tịnh giới, khuyết giới hay phá giới.

Do vậy người Phật tử phải giữ tâm cung kính tuyệt đối, không một chút phân biệt, do dự, phân vân, nghi ngờ về phẩm hạnh của vị Tăng ấy. Đây là các ứng xử phù hợp nhất, bởi nếu chỉ dựa vào một vài đặc điểm bên ngoài mà chúng ta liền vội vàng xét nét phẩm hạnh của vị Tăng thì rất dễ bị nhầm lẫn, gây tổn phước vô cùng.

Khi chúng ta thấy biết rõ ràng vị Tăng phạm giới hay khuyết giới, thiếu oai nghi hoặc chúng ta nghe chư Tăng trong chùa hay tu viện đã cử tội một vị Tăng, và vị Tăng ấy đang sám hối thì Phật tử chúng ta vẫn tôn trọng, thương xót vị ấy. Bởi không ai hoàn hảo cả, không ai mà không có lầm lỗi, quan trọng là họ có sám hối và biết phục thiện hay không. Sau thời gian sám hối và phục thiện thanh tịnh, chư Tăng đã hoan hỷ cho vị ấy nhập chúng tu học bình thường thì Phật tử chúng ta lại tiếp tục kính trọng vị Tăng ấy như ban đầu.

Trong trường hợp đã thấy biết rõ ràng vị Tăng phạm giới hay khuyết giới, thiếu oai nghi mà vị ấy không có tàm quý, không biết sám hối và phục thiện thì Phật tử chúng ta có quyền “mặc tẫn”, không gieo duyên cúng dường, nghe pháp, hộ trì, kính lễ với vị ấy.

Tuy vậy, chúng ta cũng không sinh tâm khinh ghét hay xem thường họ. Bởi con đường phía trước vẫn còn dài, không ai dám đoan chắc ngày sau của mình sẽ ra sao nên bao dung, tha thứ, hy vọng, thương xót những người nặng nghiệp vẫn là những phẩm chất cần có của người con Phật.

Theo Giác Ngộ.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cầu an có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 15:05 22/11/2024

Hỏi: Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi muốn hỏi là cầu an có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có thì xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy trong những kinh nào?

Đã được truyền thọ Tam Quy và Ngũ giới, vậy có phải ăn chay không?

Hỏi - Đáp 12:55 20/11/2024

Hỏi: Tôi đã được truyền thọ Tam Quy và Năm giới, vậy tôi có phải ăn chay hay không?

Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật?

Hỏi - Đáp 10:18 19/11/2024

Tôi là người theo đạo Phật và muốn hiểu rõ hơn về giáo pháp. Tôi có câu hỏi xin quý Báo trả lời giúp: Cúng vong linh, cúng cô hồn có phải là pháp của đạo Phật? Nếu có, xin vui lòng chỉ giúp Đức Phật dạy các điều ấy trong những kinh nào?

Tượng Phật có từ bao giờ?

Hỏi - Đáp 10:31 18/11/2024

Hỏi: Tôi là một Phật tử chuyên hỷ cúng tượng Phật cho các chùa, nhưng chưa hiểu rõ lắm về nguyên nhân do đâu mà có tượng Phật. Vậy tượng Phật có từ bao giờ? Ai là người đầu tiên tạo tượng Phật? Xin cho biết sơ lược về việc tạo tượng Phật vào lúc đó.

Xem thêm