Thứ bảy, 15/02/2025, 08:58 AM

Kỳ bí về chiếc hang có tượng đôi rắn trong ngôi chùa nổi tiếng ở TPHCM

Trong khuôn viên ngôi chùa ở Hóc Môn (TP. HCM) có cái hang kỳ lạ nằm dưới bộ rễ của cây cổ thụ khổng lồ. Người dân địa phương cho rằng đây là nơi trú ngụ của “rắn ông, rắn bà” khi vào chùa nghe kinh.

Kỳ bí về chiếc hang có tượng đôi rắn trong ngôi chùa nổi tiếng ở TPHCM 1
Không gian xanh mát của chùa Đông Linh. Ảnh: Hà Nguyễn

“Chùa hang”

Dưới tán cây xanh mát, chùa Đông Linh (xã Thới Tam Thôn, huyện Hóc Môn, TPHCM) nổi bật bởi có mặt tiền chánh điện trang trí bằng vô số mảnh sành, sứ. Khuôn viên chùa có nhiều tượng Phật kích thước lớn, uy nghi.

Theo thông tin tại chùa, Đông Linh tự được ni sư Thượng Như Hải Hiếu tạo lập. Tiền thân chùa là ngôi nhà tranh vách đất được ni sư dựng lên để tu đạo. Năm 1978, ni sư Hải Hiếu khởi công xây dựng ngôi tam bảo và đặt tên là chùa Đông Linh.

Kỳ bí về chiếc hang có tượng đôi rắn trong ngôi chùa nổi tiếng ở TPHCM 2
Kỳ bí về chiếc hang có tượng đôi rắn trong ngôi chùa nổi tiếng ở TPHCM 3
Bức tượng Phật cỡ lớn trong khuôn viên chùa và mặt tiền chánh điện được khảm sành, sứ. Ảnh: Hà Nguyễn

Dù không thuộc hàng cổ tự, chùa Đông Linh vẫn nổi tiếng gần xa bởi sở hữu cái hang kỳ lạ và tượng đôi rắn bí ẩn.

Hang nằm dưới gốc đại thụ hàng trăm tuổi, bên trong thờ 5 mẹ ngũ hành Kim, Mộc, Thủy, Hỏa, Thổ. Hang có 2 cửa ra vào. Một cửa được tạo thành tự nhiên từ bộ rễ của cây đại thụ. Cửa còn lại được đắp bằng bê tông cốt thép.

Bên trên cửa hang được tạo từ rễ cây có tượng rắn kích thước lớn, thân mình uốn lượn, trườn xuống mặt đất. Dưới cửa hang này có thêm tượng rắn khác đang phùng mang, đầu hướng ra phía ngoài.

Bên ngoài hang, chùa đắp xi măng cốt thép tạo hình giả sơn vươn cao theo thân cây. Trên ngọn giả sơn có một hang khác thờ Bà Chúa Xứ.

Kỳ bí về chiếc hang có tượng đôi rắn trong ngôi chùa nổi tiếng ở TPHCM 4
Kỳ bí về chiếc hang có tượng đôi rắn trong ngôi chùa nổi tiếng ở TPHCM 5
Hai cửa của cái hang kỳ lạ nằm dưới gốc cây cổ thụ trong khuôn viên chùa Đông Linh. Ảnh: Hà Nguyễn

Ông Tịnh Giác, (60 tuổi), người thường xuyên đến chùa làm công quả cho biết, vì có cái hang lạ và tượng rắn kích thước lớn nên chùa Đông Linh còn được người dân địa phương gọi là chùa hang hoặc chùa rắn.

Theo ông Giác, vị trí cái hang trước đây là một lùm cây. Phần đất dưới gốc cây trũng xuống tạo thành hố sâu. Lo sợ trẻ em khi đến chùa sẽ rơi xuống hố nên ni sư Thượng Như Hải Hiếu cho đắp xung quanh cao lên.

Sau này, gốc cây ngày càng lớn, rễ bao phủ phần bờ tường bao quanh hình thành cái hang. Sau khi hang hình thành, nơi đây xuất hiện đôi rắn kích thước lớn đến trú ngụ.

Chuyện kỳ bí

Ông Giác kể: “Tôi đến chùa làm công quả từ 20 năm trước rồi xuất gia, tu học. Khi đến chùa, tôi nghe chuyện trước đây bên cạnh gốc đại thụ còn có một cây khế ngọt. Một buổi chiều, 2 người đàn ông đi làm ruộng về khát nước nên đến hái khế ăn.

Kỳ bí về chiếc hang có tượng đôi rắn trong ngôi chùa nổi tiếng ở TPHCM 6
Kỳ bí về chiếc hang có tượng đôi rắn trong ngôi chùa nổi tiếng ở TPHCM 7
Cửa hang bằng rễ cây và tượng "rắn bà" uốn mình bên trên. Ảnh: Hà Nguyễn

Một người trèo lên cây, người còn lại ở dưới gốc. Bất ngờ, người trên cây nhìn thấy hai con rắn thân to bằng bắp chân đang bò ra khỏi hang. Ông la hét, bảo bạn của mình mau chạy đi.

Nhưng người này sau khi nhìn thấy cặp rắn lớn thì sợ đến hồn xiêu phách lạc, chỉ biết đứng chôn chân, run bần bật. Dù vậy, hai con rắn chỉ bò ngang qua trước mặt người này rồi đi vào ruộng.

Sau này, tôi nghe nói một con rắn bị bắt mất. Con còn lại ở trong hang một mình rồi ít lâu sau cũng bỏ đi. Từ đó đến nay, không ai còn thấy cặp rắn ấy về hang nữa”.

Chị Huỳnh Khả (40 tuổi), phật tử tại chùa Đông Linh khẳng định người dân địa phương ai cũng nói cái hang trong khuôn viên chùa từng là nơi trú ngụ của “rắn ông, rắn bà”.

Kỳ bí về chiếc hang có tượng đôi rắn trong ngôi chùa nổi tiếng ở TPHCM 8
Kỳ bí về chiếc hang có tượng đôi rắn trong ngôi chùa nổi tiếng ở TPHCM 9
Tượng "rắn ông" phùng mang được tạo hình bên trong hang. Ảnh: Hà Nguyễn

Cặp rắn sinh sống dưới gốc cây và thường bò ra khỏi hang, ra ruộng lúa phía trước chùa kiếm ăn vào mỗi chiều tối. Đến khuya, đôi rắn lại bò trở lại hang.

“Người dân gọi cặp rắn là rắn ông, rắn bà. Rắn ông có mang lớn, rắn bà thì không. 

Người ta còn kể rằng, mỗi khi ni sư Thượng Như Hải Hiếu tụng kinh, chúng lại bò ra khỏi hang nằm nghe", chị Khả chia sẻ.

Kỳ bí về chiếc hang có tượng đôi rắn trong ngôi chùa nổi tiếng ở TPHCM 10
Trong hang dưới gốc cổ thụ có án thờ 5 mẹ ngũ hành. Ảnh: Hà Nguyễn

Ni sư Thích Nữ Như Hoa, Trụ trì chùa Đông Linh cho biết, tại chùa có truyền lại câu chuyện đôi rắn kích thước lớn đến trú ngụ trong hang dưới gốc cổ thụ. Chùa đắp tượng đôi rắn lớn bằng xi măng ở hang để gợi nhớ chuyện xưa.

Bà Lê Thị Hồng Nhung - Phó Chủ tịch UBND xã Thới Tam Thôn (huyện Hóc Môn) xác nhận, chùa Đông Linh nằm trên địa bàn xã.

"Chùa còn được người dân địa phương gọi là chùa rắn hoặc chùa hang. Tuy nhiên, hiện nay chùa chưa nằm trong danh sách quản lý Nhà nước của UBND xã”, bà Nhung nói thêm.

Theo Báo Vietnamnet.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chiêm ngưỡng kiến trúc ngôi chùa hơn 1.000 năm tuổi ở Trà Vinh

Chùa Việt 16:37 16/03/2025

Chùa Âng tại Trà Vinh được xây dựng từ năm 990, qua 8 lần trùng tu nhưng đến nay vẫn giữ được nét kiến trúc cổ rất đẹp.

Chùa Vân Hồ: Di sản kiến trúc giữa lòng Thủ đô

Chùa Việt 15:11 14/03/2025

Chùa Vân Hồ, tọa lạc tại số 40 phố Lê Đại Hành, phường Lê Đại Hành, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội, là một ngôi chùa cổ kính mang đậm dấu ấn lịch sử và văn hóa của Thủ đô. Với tên chữ là Sách Tào tự, hay Linh Thông tự, chùa Vân Hồ là một điểm đến tâm linh thu hút đông đảo Phật tử và du khách thập phương.

Khám phá ngôi chùa “không sư” trong hang đá núi lửa triệu năm ở Lý Sơn

Chùa Việt 17:36 08/03/2025

Không chỉ nổi tiếng với cánh đồng tỏi đặc sản, những đoàn tàu cá vươn khơi, mà huyện đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng Ngãi) còn sở hữu nhiều dấu tích văn hóa – tâm linh kỳ bí. Một trong những địa điểm đặc biệt nhất trên đảo chính là chùa Hang, ngôi chùa 'không sư' nằm ẩn mình trong hang đá núi lửa hàng triệu năm tuổi.

Tái thiết ngôi chùa nằm ở vùng đất chứng kiến vụ thảm sát Mỹ Lai

Chùa Việt 18:07 07/03/2025

Chùa Bảo Lâm, nguyên thôn Mỹ Lại, xã Sơn Mỹ, sau năm 1975 là thôn Khê Ba, xã Tịnh Khê, huyện Sơn Tịnh, nay thuộc TP.Quảng Ngãi, tỉnh Quảng Ngãi.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo