Lạc Sơn Đại Phật lại gây chấn động giới khảo cổ: Bên trong thân tượng là "kho báu vô giá"
Qua hàng nghìn năm, bức tượng Phật bằng đá lớn nhất thế giới - Lạc Sơn Đại Phật - vẫn không ngừng thu hút các nhà khoa học.
Với chiều cao 71 mét và chiếm một vùng diện tích rộng 18 ha, Lạc Sơn Đại Phật được xem là bức tượng Phật bằng đá lớn nhất thế giới và cao nhất thế giới. Bức tượng Phật Di Lặc này được tạc vào vách đá Thê Loan của núi Lăng Vân, thuộc tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc từ năm 713 đến năm 803 trong triều đại nhà Đường .
Phía đối diện của bức tượng Lạc Sơn Đại Phật là núi Nga Mi - ngọn núi cao hơn 3.000 mét này thuộc Tứ đại Phật giáo danh sơn, là một trong bốn ngọn núi thiêng của Trung Quốc.
Bên dưới là dòng sông chảy dưới chân của Phật - đây là nơi hợp lưu của ba con sông là Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y.
Với địa thế sơn thủy kỳ vĩ như thế, Lạc Sơn Đại Phật vẫn sừng sững qua hàng nghìn năm.
Bí mật nghìn năm trong thân tượng PhậtNhiều nhà sử học, khảo cổ học rất quan tâm đến bức tượng Phật ở Tứ Xuyên này, do nó có từ lâu đời, mang đậm không khí văn hóa lịch sử, lại được tìm thấy trên núi nên có giá trị khảo cổ học rất lớn.
Do đó, đến tận ngày nay, các nhà khoa học, khảo cổ học vẫn không ngừng khám phá những bí ẩn xoay quanh bức tượng Lạc Sơn Đại Phật.
Trước đây, khi nghiên cứu tượng Phật khổng lồ, các chuyên gia đã phát hiện có một cánh cửa bí mật ở phần ngực tượng Phật. Phát hiện này đã thu hút sự chú ý của rất nhiều khách du lịch và những tín đồ Phật giáo.
Trên thực tế, cánh cửa bí mật đã được phát hiện trong quá trình trùng tu bức tượng Phật, chính vì cánh cửa bí mật này mà nhiều nhà khảo cổ học đã đến để điều tra trong một đêm.
Sau khi nghiên cứu và thăm dò cẩn thận, các nhà khảo cổ học nhận thấy một số vật phẩm có giá trị đã bị bọn trộm cướp sạch, chỉ còn lại một đống sắt vụn và bia đá, nhưng dựa vào những mẩu sắt vụn và bia đá này, họ lại biết được một số bí mật chưa kể về Lạc Sơn Đại Phật.
Lạc Sơn Đại Phật nằm ở ngã ba sông Dân Giang, Đại Độ và Thanh Y. Đây là địa điểm thường xảy ra lũ lụt, do đó, các nhà khảo cổ nhận định chức năng chính của cánh cửa bí mật bên trong tượng Phật là chống thấm nước gián tiếp.
Nói cách khác, cánh cửa này chính là một hệ thống thoát nước tinh vi đã được nghệ nhân xưa nghĩ ra và tạc nên. Cánh cửa này chỉ là một trong rất nhiều các điểm thoát nước được tạo ra ở các vị trí khác nhau trên thân tượng.
Mỗi khi mùa mưa và lũ lụt xảy ra, ‘hệ thống thoát nước’ tinh vi này sẽ hoạt động nhằm giảm thiểu tác động của thủy lưu trong thân tượng, giữ tượng không bị hư hỏng.
Chuyên gia tấm tắc khen người xưa, và nói cánh cửa bí mật ở phần ngực tượng chắc chắn là một “kho báu vô giá” gây chấn động giới khảo cổ.
Ngày nay, hệ thống này vẫn hoạt động.
Trí tuệ của người thời xưa rất được người hiện đại ngưỡng mộ. Việc những công trình kiến trúc đồ sộ và nguy nga như Vạn Lý Trường Thành, Lạc Sơn Đại Phật được hình thành như thế nào vẫn còn là một câu hỏi để ngỏ, bởi những công trình này nếu được xây dựng theo công nghệ hiện đại là rất khó.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Rải tiền công đức bằng cần cẩu ở một ngôi chùa tại Thái Lan
Quốc tế 09:45 21/11/2024Lễ cúng dường Kathin Samakkhi tại chùa Wat Derm Bang, tỉnh Suphanburi có hoạt động rải tiền công đức từ trên cần cẩu.
Khám phá ngôi chùa nổi tiếng nhất thế giới nơi Đức Phật giác ngộ
Quốc tế 08:45 16/11/2024Chùa Mahabodhi (Đại Giác Ngộ) là một bảo tháp Phật giáo ở Bodh Gaya, Ấn Độ, được biết đến là một trong những Phật tích quan trọng nhất của lịch sử Phật giáo thế giới. Theo UNESCO, ngôi đền hiện tại có công trình kiến trúc sớm nhất và hoành tráng nhất được xây dựng hoàn toàn bằng gạch vào khoảng thế kỷ thứ 7.
Nghi lễ Xaybath - Lễ cúng dường lớn nhất của người dân Lào
Quốc tế 16:00 15/11/2024Đây là cơ hội cho người dân Lào tích lũy công đức bằng cách cho đi không vị kỷ. Với việc tham gia vào nghi lễ Xaybath, người dân bày tỏ lòng thành kính đối với Phật giáo và cầu mong phước lành.
Bhutan khởi động “thành phố chánh niệm” gần biên giới Ấn
Quốc tế 09:40 13/11/2024Thành phố chánh niệm Gelephu của Bhutan khuyến khích mọi người đi bộ và đi xe đạp, thúc đẩy giáo dục chánh niệm cùng nhiều trung tâm chăm sóc sức khỏe và thể chất, du lịch sinh thái...
Xem thêm