Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 10/10/2016, 11:00 AM

Ladakh - vẻ đẹp huyền hoặc trên đất Ấn

Ladakh là một sa mạc lạnh ở miền bắc Ấn Độ, nơi đây rải rác những thôn xóm nhỏ trải rộng trên đỉnh núi Himalaya giáp Tây Tạng, một trong những nơi du khách có thể cảm nhận đồng thời cả cái cháy nắng lẫn bị tê cóng trong mùa hè.

Ladakh, từng là trung tâm của con đường tơ lụa cổ xưa – nay được mô tả là một nơi thấm đẫm tinh thần Phật giáo với văn hóa của các triều đại cũ giữa thiên nhiên đất trời hòa quyện. Đây là nơi sinh sống của những người gốc Ấn - Aryan và Tây Tạng, đồng thời là một trong những vùng dân cư thưa thớt nhất ở Jammu và Kashmir. Nền văn hóa và lịch sử của vùng đất hoang vu này có liên quan chặt chẽ với Tây Tạng.

Leh, trung tâm của Ladakh, được kết nối bằng con đường bộ chỉ mở năm tháng trong năm do tuyết rơi nặng hạt - từ Srinagar, với khoảng cách 434 km phải mất hai ngày và nửa đêm nghỉ tại thị trấn Kargil. Khác với vẻ cằn cỗi như sa mạc, Ladakh hiện ra đẹp như một bức tranh vẽ với những đỉnh núi tuyết phủ trắng xóa, bao quanh mây phủ.
 
Phật giáo ở Ladakh là tôn giáo xuất hiện từ lâu đời và rất phổ biến khi phần lớn dân cư theo Phật giáo. Mỗi gia đình ở Ladakh đều cho một người con trai của mình xuất gia và thọ giới. Họ được gửi tới các tu viện khi mới 5, 6 tuổi để giáo dục, đào tạo như các vị sư và dành toàn bộ cuộc sống của mình để nghiên cứu và học tập Phật giáo... Cứ như vậy, thế hệ này nối tiếp thế hệ khác.

Ladakh chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Phật giáo Tây Tạng, tiếp đến là phái Đại thừa và Kim cương thừa. Trong các hình thái Phật giáo, đức Phật được tôn thờ như một vị thần, Người đạt đến cõi Niết bàn (thoát khỏi vòng luân hồi sinh tử). Các hiện thân khác nhau của đức Phật, được biết đến như Bồ tát, được thờ trong các tu viện. Tìm hiểu về Phật giáo là một trong những lý do lôi cuốn du khách đến Ladakh. 

Huyền thoại về Phật giáo Tây Tạng kể những câu truyện khác nhau về tinh thần và ác quỷ. Cái thiện và cái ác được mô tả qua những mặt nạ và câu chuyện của họ được thể hiện qua những điệu múa trong các lễ hội hàng năm ở Ladakh.
 
Các phật tử Ladakh coi Đạt Lai Lạt Ma, lãnh đạo tinh thần tối cao của họ là hóa thân của Phật sống. Đạt Lai Lạt Ma hiện tại là đời thứ 14 và được biết đến với tên gọi Tenzin Gyatso. Từ khi là một đứa trẻ, ông đã được công nhận là hóa thân của Đạt Lai Lạt Ma đời trước, người đã qua đời vào năm 1933. Tenzing Gyatso được đưa đến Lhasa và trở thành lãnh đạo tinh thần mới của người dân Tây Tạng vào ngày 22/02/1940.

Ở Ladakh, Gompas là một cộng đồng tâm linh nơi các nhà sư hay ni cô sống và thực hành tôn giáo. Đây cũng là cơ sở giáo dục và đóng một vai trò trung tâm trong đời sống và nền kinh tế của cộng đồng địa phương. Gompas còn là tu viện, bảo tàng, nơi du khách có thể chiêm ngưỡng bộ sưu tập mang đậm nét nghệ thuật Phật giáo. Các lễ hội hàng năm ở Ladakh được tổ chức tại Gompas là một cảnh tượng đầy màu sắc với những điệu múa mặt nạ và các nghi lễ tôn giáo hấp dẫn đối với cả khách hành hương và khách du lịch.
                      Ảnh: Lễ hội Hemis (Nguồn Internet)
Ở Ladakh có viện nghiên cứu Phật học được thành lập năm 1959. Pandit Jawaharlal Nehru, Thủ tướng đầu tiên của Ấn Độ, mở rộng học viện dưới sự hỗ trợ của chính phủ Ấn Độ. Các khóa học của viện bao gồm từ cấp độ cơ bản đến tiến sĩ. 
 
Đây cũng là một trong những vùng hiếm có ở dãy Himalaya, nơi các truyền thống văn hóa Tây Tạng, xã hội và các tòa nhà vẫn được duy trì sau cuộc xoay vần của lịch sử.

Năm 1974, Ladakh đã được Ấn Độ mở cửa cho khách du lịch và cùng với quân đội, du lịch cung cấp việc làm và các cơ hội cho người dân địa phương.

Tuy nhiên, khu vực Ladakh ở Jammu và Kashmir trong nhiều năm qua vẫn còn nhiều khó khăn để phát triển. Tỳ kheo Sanghasena, người sáng lập và là giám đốc tinh thần của Trung tâm Thiền quốc tế Mahabodhi, đã phát biểu trong cuộc gặp mặt Bộ trưởng Liên hiệp Khoa học và Công nghệ Harsh Vardhan tại hội nghị thượng đỉnh hai ngày về sáng kiến của chính phủ nhằm thay đổi nhận thức của người dân Ladakh trong vấn đề vệ sinh và sức khỏe cộng đồng (được tổ chức bởi Interfaith WASH Alliance toàn cầu (Giwa) phối hợp với UNICEF Ấn Độ) vào cuối tháng 8/2016: "Tôi thực sự muốn ngài Bộ trưởng và chính phủ Ấn Độ làm điều gì đó cho Ladakh".

Dẫn chứng mạng lưới giao thông còn nghèo nàn ở Ladakh, Sanghasena cho biết chính phủ nên ưu tiên cho loại hình giao thông tốt và rẻ cho các khu vực chiến lược có chung đường biên giới với Trung Quốc và Pakistan.

"Người dân ở Ladakh còn gặp nhiều khó khăn về kinh tế. Phần lớn giá vé từ Ladakh đến Delhi quá cao nên thật không dễ để chúng tôi đi du lịch. Chúng tôi không có xe lửa và các phương tiện vận chuyển thích hợp. Con đường duy nhất kết nối với phần còn lại của thế giới là tuyến đường hàng không. Nhưng chi phí của họ rất đắt" ông nói. Chuyến bay đến Ladakh - một điểm đến du lịch lớn ở Ấn Độ - khởi hành từ Delhi và Srinagar. Giá vé trong bất kỳ thời gian nào trong năm có thể có dao động từ 8.000 Rs đến 20.000 Rs hoặc thậm chí cao hơn trong mùa du lịch cao điểm từ tháng 7 đến tháng 9. Ông cũng thúc giục Bộ trưởng gửi lời kiến nghị của ông tới Thủ tướng Narendra Modi.

Ladakh, vùng đất với nền văn hóa và di sản tôn giáo chưa bao giờ bị biến mất vẫn luôn là nơi bí ẩn, huyền hoặc với du khách và phật tử. 

Bình Minh (Nguồn: Tổng hợp từ Buddhistchannel và Ladakhindia)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Nếu bạn stress nặng, hãy tìm Thiền buông thư

Đời sống 11:34 07/12/2018

Chúng ta đã tích tụ những căng thẳng lâu ngày trong thân thể qua cách sống hằng ngày của mình trong việc ăn, uống, sinh hoạt. Vì thế sức khỏe của chúng dần dần bị hao mòn. Thiền buông thư là cơ hội để cho thân tâm được nghỉ ngơi, được chữa trị và hồi phục. Chúng ta để cho toàn thân được buông lỏng, đưa sự chú tâm và gởi tình thương lần lượt đến từng tế bào, từng bộ phận của cơ thể. Hãy cùng sư cô Chân Không tập Thiền buông thư.

Thông minh và đạo đức… 1

Đời sống 11:30 20/11/2018

Thông minh thiếu đạo đức là mối họa cho bản thân lẫn xã hội. Nhân loại ngày nay trọng dụng trí thông minh mà bỏ quên đạo đức sẽ đưa đến hỗn loạn và họa diệt vong. Thông minh và đạo đức là tố chất tối cần cho cuộc sống.

Thăm Thầy Thích Nhất Hạnh chúc mừng Tết thầy trò ngày cuối tuần

Đời sống 18:16 17/11/2018

Ngày 20 tháng 11 là ngày hội lớn của các thầy cô giáo. Ngày này chúng ta đã luôn đón một cách hào hứng và đầy hạnh phúc với tên gọi là Tết thầy trò theo ý tưởng của Tiến sĩ Nguyễn Mạnh Hùng - Chủ tịch công ty sách Thái Hà.

Nói và làm

Đời sống 09:45 17/11/2018

“Lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau”. Nói là thế đấy, lời nói đáng giá nghìn vàng. Và nó sẽ càng đáng trân trọng hơn khi được đem ra thực hành. Bởi thế “Nói và làm trong cuộc sống” đang là một trong những vấn đề được mọi người quan tâm, đặt ra trong lòng mọi người những dấu chấm hỏi.

Xem thêm