Làm gì để không sợ hãi
Để luôn ngẩng cao đầu trong cuộc đời, chẳng hề sợ hãi trước bất cứ ai thì phải là bậc chân tu: Có lòng tin kiên cố vào Chánh pháp; có giới đức và hạnh kiểm tốt; có sự học tập và hiểu biết sâu sắc về giáo pháp; có sự nỗ lực, gắng sức và bền bỉ thực tập...
Một thời Thế Tôn trú ở Sàketa, tại rừng Tikandaki, dạy các Tỷ kheo:
Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo rơi vào trong sợ hãi. Thế nào là năm?
Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo không có lòng tin, giữ ác giới, nghe ít, biếng nhác và ác tuệ.
Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo rơi vào trong sợ hãi.
Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo không có sợ hãi. Thế nào là năm?
Ở đây, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo có lòng tin, có giới, có nghe nhiều, tinh cần tinh tấn, có trí tuệ.
Thành tựu năm pháp này, này các Tỷ kheo, Tỷ kheo không có sợ hãi.
(ĐTKVN, Tăng Chi Bộ II, chương 5, phẩm Diệu pháp, phần Sợ hãi, VNCPHVN ấn hành, 1996, tr.610)
LỜI BÀN:
Sợ hãi là tâm lý chung của những người có hành vi tà vạy, sai trái đồng thời nó là một trong những nỗi khổ lớn của con người. Một khi chúng ta có lỗi lầm, lỡ đã làm những việc bất chính thì thường sống trong phập phồng, thấp thỏm bất an. Người bình thường khi có khiếm khuyết, sai phạm còn lo sợ như vậy huống gì người tu càng lo lắng và bất an hơn nữa.
Tỷ kheo, ngoài ý nghĩa là khất sĩ (đi xin thực phẩm để nuôi thân) và phá ác (tu tập đoạn trừ các điều ác) còn có nghĩa bố ma (khiến cho các loài ma phải hoảng sợ). Một Tỷ kheo chân chính có tiềm năng làm thầy của chư thiên và loài người.
Với hành trang giới định tuệ và một bát ba y, vị Tỷ kheo vân du giáo hóa khắp nơi, làm lợi mình lợi người, trong tâm thái an lạc, tự chủ và hoàn toàn không hề sợ hãi trước bất cứ thế lực nào, dù ma mãnh và quái ác đến đâu cũng không làm vị Tỷ kheo phải chùn bước.
Để luôn ngẩng cao đầu trong cuộc đời, chẳng hề sợ hãi trước bất cứ ai thì phải là bậc chân tu: Có lòng tin kiên cố vào Chánh pháp; có giới đức và hạnh kiểm tốt; có sự học tập và hiểu biết sâu sắc về giáo pháp; có sự nỗ lực, gắng sức và bền bỉ thực tập; sau cùng là có tuệ giác để soi sáng những si ám che đậy bản tâm và vượt thắng não phiền, nhiễm ô mà thành tựu giác ngộ.
Gia sản của người tu thường đem bố thí cho chúng sanh là giáo pháp (pháp thí) và sự bình an, không sợ hãi (vô úy thí). Nhưng một khi tự thân chúng ta bị “rơi vào trong sợ hãi” thì liệu chúng ta đã làm gì được cho mình, chứ chưa vội nói đến chuyện giúp người.
Người xưa nói “vàng thật thì chẳng sợ gì lửa”, cũng vậy, hãy tự rèn luyện mình trở thành bậc chân tu thạc đức thì không những không sợ hãi mà ngược lại còn nhiếp phục các thế lực ma mị khác quay về chánh đạo.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cách ăn chay tốt cho sức khỏe tim mạch
Sống an vui 16:50 22/11/2024Chế độ ăn chay có thể tốt cho huyết áp, cải thiện mức cholesterol và duy trì cân nặng khỏe mạnh, tất cả đều giúp giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nên biết cách ăn chay phù hợp để mang lại những lợi ích sức khỏe.
Những cảnh giới cao nhất
Sống an vui 13:15 22/11/2024Cảnh giới cao nhất của sự nghiệp, của kỷ luật, của tình bạn, tình yêu và cảnh giới cao nhất trong sinh mạng con người là gì, bạn có biết không?
Buông xả những nỗi lo âu
Sống an vui 11:00 22/11/2024Ta hay nhân danh sự bận rộn, bổn phận, trách nhiệm để cho phép mình rời bỏ chính mình bất cứ lúc nào. Khi thức dậy là ta đã bắt đầu phóng tâm đi lang thang bên ngoài, tìm kiếm cái này, nắm bắt cái kia.
Học chim làm tổ
Sống an vui 07:30 22/11/2024Nhìn những chú chim cần mẫn siêng năng tước từng cọng cây, ngọn lá về đan tổ, chúng ta học được rất nhiều đạo lý.
Xem thêm