Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 22/02/2022, 09:46 AM

Đầu năm nói chuyện sống thiện để an vui

Đầu năm, người đời đều cầu nguyện để có một năm hạnh phúc, sung sướng, suôn sẻ. Hay dù có câu “lòng không ác, ắt không khổ”, nhưng người hiền lành vẫn thấy mình khổ, vậy là cớ làm sao? Phải chăng vì không có luật nào bằng luật nhân quả. Ở đó mọi sự vay trả bù trừ đều khó mà thay đổi.

Ảnh minh họa.

Ảnh minh họa.

Chuyện thứ nhất

Thực hư chưa rõ nhưng có chuyện kể rằng, khoảng năm 1755, ở châu Đại huyện Phước Chính, phủ Phước Long, nước Đại Nam (nay là Biên Hòa, Việt Nam) có một người tên là Võ Hữu Hoằng. Ông xuất thân làm thơ lại nên có nơi gọi là Thủ Huồng hay Võ Thủ Hoằng. Trong hai mươi năm làm việc trong nha môn, ông đã thu được nhiều tiền của. Sau khi vợ mất sớm lại không con, mà tiền bạc thì quá thừa thãi, Thủ Huồng xin thôi việc về nhà.

Thủ Huồng rất yêu vợ, cho nên khi nghe người mách rằng ở chợ Mãnh Ma là chỗ người sống và người chết có thể gặp nhau, ông quyết đi tìm vợ. Gặp nhau, trong lúc trò chuyện, Thủ Huồng ngỏ ý muốn xuống âm phủ chơi. Ở cõi âm, ông tận mắt nhìn thấy những cực hình dành cho những kẻ phạm nhiều tội ác khi còn sống. Và ông cũng đã nhìn thấy một cái gông to, mà cai ngục cho biết là để dành cho ông vì ông phạm tội ăn cắp.

Khi trở lại cõi dương, Thủ Huồng sợ bị đọa vào địa ngục, liền đem toàn bộ tài sản dùng vào việc bố thí, xây dựng những công trình phúc lợi, đặc biệt là làm nhà để giúp dân nghèo tránh nước triều dâng ở ngã ba sông.

Sách Gia Định thành thông chí có ghi: “Thuở ấy, dân cư còn thưa thớt, ghe đò hẹp nhỏ, hành khách thổi cơm, đun trà rất khổ, vì vậy có phú hộ ở tổng Tân Chánh tên là Võ Thủ Hoằng kết tre lại làm bè, trên che lợp phòng ốc, sắm đủ bếp núc, gạo, củi, và đồ ăn để dưới bè cho hành khách tùy ý dùng mà không bắt phải trả tiền. Sau đó khách buôn cũng kết bè nổi bán đồ ăn nhiều đến 20, 30 chiếc, nhóm thành chợ trên sông, nên mới gọi xứ ấy là Nhà Bè. Sau này đường thủy, đường bộ lưu thông, dân cư đông đúc, người qua lại đều dùng ghe nhà nên đò dọc phải dẹp bỏ… Vì kỵ húy tên vua Hoằng Lịch (Càn Long) nhà Đại Thanh nên phải đọc trại đi là Võ Thủ Huồng. Chiếc cầu Thủ Huồng giữa Tân Vạn và chợ Đồn (Biên Hòa) tương truyền do Võ Thủ Huồng xây dựng đến nay vẫn còn...”.

Sau, Thủ Huồng được vợ đưa xuống cõi âm lần nữa và thấy cái gông ngày cũ đã nhỏ lại rất nhiều. Từ đó, ông tiếp tục làm việc thiện, việc nghĩa cho đến khi mất.

Khá lâu sau, có ông vua nhà Thanh (Trung Hoa) tên là Đạo Quang (1782-1850) lúc mới lên ngôi (1820) có cho sứ sang Việt Nam hỏi lai lịch một người ở Gia Định. Số là khi mới sinh, trong lòng bàn tay vua đã có mấy chữ “Đại Nam, Gia Định, Thủ Hoằng”. Khi rõ chuyện, nhà vua có gửi cúng chùa Chúc Thọ (chùa Thủ Huồng) ở Biên Hòa một bộ tượng Phật Tam Thế bằng gỗ trầm hương. Do việc này, mà có người bảo rằng: “Nhờ thành thật hối lỗi, Thủ Huồng chẳng những làm tiêu tan cái gông đang chờ ông ở cõi âm, mà còn được đi đầu thai làm vua ở Trung Hoa”.

HUY_8447

Chuyện thứ hai

Có phật tử từng hỏi một vị thiền sư có đạo hạnh rất cao rằng: “Thầy ơi, vì sao người tốt như con vẫn thường đau khổ, mà những người ác ngoài kia lại có thể sống tốt đến vậy?”.

Vị thiền sư ấy nhìn phật tử bằng đôi mắt đầy từ bi và trả lời: “Nếu một người trong lòng cảm thấy khổ, có nghĩa là trong tâm người ấy còn ác tâm. Nếu trong lòng một người không có ác tâm, vậy người đó sẽ không thấy thống khổ. Dựa theo đạo lý này, nếu con cảm thấy mình vẫn khổ, cũng đồng nghĩa ác tâm vẫn tồn tại trong lòng con, con chưa phải là người lương thiện thực sự, mà những người con cho là ác cũng chưa chắc đã thật là kẻ ác. Bởi một người có thể sống vui vẻ thì họ không phải là người ác thực sự!”.

Vị phật tử ấy không phục mà đáp lại: “Sao con có thể là người ác? Con vẫn luôn rất thiện lương mà!”. Thiền sư thong thả trả lời: “Lòng không ác, ắt không khổ. Nếu lòng con còn khổ thì tức là con còn cái ác trong lòng. Con hãy nói về nỗi khổ của con, ta sẽ cho con biết ác tâm nào đang tồn tại trong con”.

Phật tử kể lại cho thầy nghe một loạt nỗi khổ của mình: “Con khổ nhiều lắm! Có lúc con thấy lương mình quá thấp, nhà không đủ rộng. Lòng con vì vậy mà không thoải mái, chỉ hy vọng có thể nhanh chóng thay đổi những điều ấy. Có những người chẳng học hành gì vẫn giàu có, con thấy không phục. Người trí thức có học như con đi làm lương lại ba cọc ba đồng, thực sự là quá bất công. Đôi lúc người nhà chẳng chịu nghe lời khuyên của con, con cũng thấy rất khó chịu…”.

Thiền sư nghe xong, gật đầu mỉm cười, nhẹ nhàng giảng giải: “Thu nhập hiện nay của con đủ để con nuôi sống bản thân và gia đình. Con cũng có nhà ở, không phải lưu lạc nơi đầu đường, chỉ là diện tích có hơi nhỏ một chút. Con hoàn toàn không phải vì những điều ấy mà đau khổ. Thế nhưng lòng con tham tiền tài, thích nhà rộng, vậy nên mới cảm thấy khổ đau. Lòng tham cũng là cái ác. Nếu con có thể loại bỏ lòng tham, vậy con sẽ không còn thấy khổ vì những điều đó nữa.

Trong xã hội, có nhiều người thiếu văn hóa nhưng lại trở nên giàu có. Con cảm thấy không phục, đó là lòng đố kỵ, đây cũng là một loại ác tâm. Con cho rằng bản thân mình có văn hóa thì nên được hưởng thu nhập cao, đây chính là lòng kiêu căng. Kiêu căng vốn cũng là một loại ác tâm. Bởi vì có văn hóa không phải là căn nguyên của sự giàu có, mà do kiếp trước chăm cứu tế nên kiếp này mới sang giàu. Người nhà không nghe theo lời khuyên nhủ của con, con thấy không phục, đó là thiếu lòng bao dung. Tuy rằng đó là người thân của con, nhưng họ cũng mang tư tưởng và quan điểm của riêng mình. Vì sao con lại muốn ép họ phải tuân theo quan điểm và tư tưởng của con. Không bao dung sẽ sinh ra hẹp hòi, lòng hẹp hòi cũng tính là ác tâm”.

“Tham lam, đố kỵ, kiêu căng, hẹp hòi đều là ác tâm. Bởi lòng con tồn tại những ác tâm như vậy, nên sự đau khổ mới có chỗ đứng. Nếu con có thể loại bỏ những ác tâm ấy thì ắt mọi đau khổ kia cũng tan thành mây khói.

Con nên biết rằng, con người có vui vẻ hay không vốn không quyết định bởi tiền tài hay vật chất, mà tùy thuộc vào thái độ sống của họ. Nên nhớ rằng, chỉ có người nuôi dưỡng đức tính khiêm tốn từ tận sâu đáy lòng, luôn đặt mình ở vị thế khiêm nhường thì mới có được sự sung túc và an vui”.

Phật tử vô cùng xúc động, im lặng hồi lâu, sau đó cúi đầu cảm tạ thầy và nói: “Nếu không có thầy chỉ bảo, con sẽ vĩnh viễn không nhìn thấu cái ác trong lòng mình...”.

Đừng trồng dưa lại muốn được đậu

Dông dài đôi ba câu chuyện để mong lý giải câu hỏi “Nhân quả là gì?”. Nhân quả theo chữ Hán có nghĩa là hạt giống và bông trái. Ở đây chúng ta nên hiểu nghĩa nhân quả là hành động và kết quả của hành động. Nếu chúng ta lấy một hạt cam gieo trồng xuống đất, hạt cam lên thành cây cam, cây cam lớn lên cho ta những quả cam ngọt, đó là nhân và quả của cây cam. Nếu ta lấy một hạt chanh đem ươm trồng, hạt chanh lên thành cây và cho những trái chanh chua, đó là nhân và quả của cây chanh. Hai ví dụ trên cho chúng ta thấy nhân nào thì quả nấy, hạt cam sẽ cho trái cam ngọt, hạt chanh sẽ cho trái chanh chua.

Hành động của chúng ta cũng vậy, nếu chúng ta làm một điều ác, thì kết quả sẽ đem đến không những cho chúng ta, mà còn cho nhiều người khác những sự khổ đau, phiền muộn, tức giận, hận thù, oán ghét, tạo ra nhiều điều tội lỗi. Nếu chúng ta làm một điều thiện, thì kết quả sẽ mang đến không những cho chúng ta, mà còn cho nhiều người khác sự an vui, hạnh phúc.

Do hành động chúng ta làm ra, thì chúng ta phải chịu lấy trách nhiệm về hành động đó, nên gọi là luật. Chứ ở đây không có một Đấng tạo hoá, một ông Ngọc Hoàng, Thượng Đế, hay bất cứ một con người nào chế ra định luật nhân quả này, để bắt buộc chúng ta phải thi hành. Luật nhân quả không có người thi hành bắt bớ, phạt vạ hoặc giam cầm tù tội ai cả, nhưng nó phán xét rất công minh và xử phạt rất công lý do toà án lương tâm của mỗi người. Vì thế, luật nhân quả rất công bằng, không thiên vị một ai. “Ai làm ác thì phải gặt lấy quả khổ đau”, khi thời tiết nhân duyên đến. Luật nhân quả là một phép tắc được quy định theo sự hoạt động tự nhiên của vũ trụ, để quân bình trật tự an toàn của các hành tinh trong không gian. Vì thế, luật nhân quả là một đạo luật của vũ trụ được đặt ra để quân bình trật tự vạn vật trong vũ trụ.

Ở góc nhìn Phật giáo, khi có loài người xuất hiện mới biết phân định các hành ra làm hai phần bao gồm hành thiện và hành ác. Nhưng con người cổ sơ chỉ biết thiện, ác, nhân quả, mà chưa phân định luật nhân quả như thế nào đúng và như thế nào sai. Mãi đến khi Đức Thích Ca Mâu Ni xuất hiện, Ngài phân định được luật nhân quả đúng và sai. Từ đó, giáo lý của Ngài, nền đạo đức nhân bản - nhân quả trở thành chân lý của loài người. Nếu thân, miệng, ý của chúng ta hành động thiện, thì đó là sự hoạt động đem lại sự no ấm, an ổn, yên vui, hạnh phúc cho sự sống của mình và của vạn vật sinh linh trên hành tinh này, gọi là “nhân thiện”. Nếu thân, miệng, ý của chúng ta hành động ác, thì đó là sự hoạt động đem lại sự bất công, bất an, đau khổ… cho sự sống của chúng ta và của vạn vật, gọi là “nhân ác”.

Cổ nhân có câu “gieo nhân nào gặp quả nấy”, kiếp trước năng làm việc thiện mới chính là căn nguyên cho sự giàu có ở kiếp này. Chân lý ấy cũng giống như câu tục ngữ dễ hình dung của Trung Quốc: “Trồng dưa được dưa, trồng đậu được đậu”. Nhưng có nhiều người vẫn chưa giác ngộ được luật nhân quả, trồng dưa lại muốn được đậu, trồng đậu lại muốn được dưa. Đây đích thị là biểu hiện của sự mê muội. Và vì thế cái ác mãi nảy sinh…

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Thay vì phán xét hãy tạo ra giá trị

Góc nhìn Phật tử 14:00 24/04/2024

Có một anh họa sĩ theo học nghề của một bậc thầy, sau một thời gian thành thạo nghề rồi, một ngày nọ anh đến nói với thầy của mình: "Thưa thầy, con luôn ấp ủ được vẽ một bức tranh hoàn thiện, vậy xin thầy cho biết con phải làm sao?"

Truyện ngắn: Lòng hiếu của Mít

Góc nhìn Phật tử 10:37 24/04/2024

Mít là một cậu bé xinh xắn, nghèo nàn, đang vội vã băng qua những đường phố náo nhiệt về nhà. Đường phố thì ồn ào và đông đúc các loại xe hơi, xe buýt và khách bộ hành.

Nhớ nghĩ ân đức của Đức Phật để luôn phát nguyện tu tập

Góc nhìn Phật tử 09:10 24/04/2024

Đức Phật Thích Ca Như Lai của chúng ta, lúc mới phát tâm, đã vì ta mà tu Bồ tát đạo, trải qua vô lượng kiếp chịu đủ các thứ khổ cực. Khi ta tạo nghiệp, Đức Phật xót thương, phương tiện giáo hóa, mà ta ngu si, không chịu tin theo.

Hội luận: Tu tập (2)

Góc nhìn Phật tử 20:00 23/04/2024

Ba từng chia sẻ khi cảm thấy ai đó như cái gai trong con mắt thì vấn đề ở “con mắt” chứ không phải ở “cái gai”. Người ta luôn phải giấu diếm, phải che đậy tình thương yêu, cái thiện pháp mà lẽ ra luôn được “nuôi dưỡng”, luôn được “tăng trưởng”.

Xem thêm