Làm sao để định tâm niệm Phật để không bị đau đầu, buồn ngủ?
Vấn: Con ăn chay, niệm Phật tụng kinh đã được 5 năm. Thỉnh thoảng con cũng thiền hay quán sổ tức. Bình thường hít thở tâm ổn định, nhưng khi bắt đầu vô công phu thì tâm bị tán loạn.
Con học cách quán tâm nhưng không hiệu quả. Sau mỗi thời kinh con mệt mỏi và buồn ngủ, không biết tại sao. Có cách nào để định tâm trong lúc công phu và không bị đau đầu, buồn ngủ sau khi tụng kinh. Con xin cảm ơn sư.
Đáp:
Ăn chay, tụng kinh, niệm Phật hay thiền là các pháp nhằm định tâm. Các Phật tử thực hành giáo pháp thì có Định và sinh Tuệ.
Phật tử đã quy y 5 năm rồi, tức là đã có lực tu bước đầu, giữ gìn giới pháp, có biết tụng kinh niệm Phật, ngồi thiền…Tuy nhiên dù niệm Phật hay ngồi thiền cũng phải có thầy hướng. Sau giờ tụng kinh mà có hiện tượng mệt mỏi tức là chúng ta tụng niệm chưa đúng, tụng kinh không phù hợp với Phật tử; vậy nên cần lựa chọn phương pháp niệm Phật:
- Một là trì danh niệm Phật (là niệm danh hiệu của Phật A Di Đà, quy ngưỡng về với Đức Phật A Di Đà, một lòng thành kính niệm danh hiệu “Nam mô A Đi Đà Phật).
- Hai là lễ bái danh hiệu Phật A Di Đà.
- Ba là là sám hồng danh chư Phật A Di Đà.
- Bốn là quán tưởng hình ảnh đức Phật A Di Đà.
- Năm là quán tượng Phật A Di Đà.
- Sáu là quán chiếu danh hiệu “Nam mô A Di Đà
Phật”.
Trước là điều thân, dành thời gian chừng 20 phút ngồi bán già, chân phải gác lên chân trái, kiết ấn an định, tức là bàn tay phải chồng lên bàn tay trái, hoặc ngược lại cũng được, hành giả ngồi thẳng lưng, đầu hơi cúi xuống một ít cho vừa phải, mắt ngó ngay chóp mũi (hám mục), đọc bài:
Chánh thân đoan tọa Đương nguyện chúng sanh Tọa bồ đề tòa
Tâm vô sở trước
Án mưu ni, mưu ni, tam mưu ni tá phạ hạ.
Tiếp đọc bài:
Cúi đầu đảnh lễ Phật phương Tây Đạo sư tiếp dẫn chúng sanh nầy Con nay phát nguyện về lạc quốc Xin Phật thương con độ vãng sanh
Nam mô Tây phương Cực lạc Thế giới đại từ, đại bi tiếp dẫn Đạo sư A Di Đà Phật (3 lần).
Tiếp theo điều tâm, niệm danh hiệu Nam mô A Di Đà Phật, niệm niệm nhẹ nhàng, niệm niệm khoan thai, không gấp không huỡn, niệm niệm liên tục. Niệm ra tiếng (cao thinh trì) hay niệm thầm (mặc trì) cũng được.
Lúc hành trì thì vọng niệm rất dễ phát sanh; song hành giả vẫn cứ kiên trì niệm danh hiệu Phật A Di Đà như niệm đầu, liên tục chầm chậm, cần yếu là sự liên tục trụ tâm vào danh hiệu Phật, cho đến hết thời gian công phu rồi “xả tịnh” (tức là khoản 20 phút). Như thế hành giả đã vượt qua được vọng niệm rồi đó.
Kết quả là Phật tử tiếp nhận được sự an lạc, không mỏi lưng, hết nhức đầu, có sự tinh tấn xuất hiện, không mệt mỏi sau khi niệm Phật. Dù có tê chân hay buồn ngủ, nhưng đã đạt được sơ thành tựu.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Người Phật tử không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó?
Hỏi - Đáp 08:30 31/10/2024Hỏi: Có phải những người theo Đạo Phật (Phật tử) thì phải ăn chay, không nên ăn thịt và không được ăn thịt chó? Xin hỏi quan niệm này xuất xứ từ đâu?
Vì sao phải nói Tam quy y khi phóng sanh?
Hỏi - Đáp 16:15 30/10/2024Hỏi: Tại sao khi thực hiện phóng sanh phải nói Tam quy y cho loài vật đó?
Có thể sửa đổi vận mệnh được không?
Hỏi - Đáp 16:00 30/10/2024Hỏi: Thưa Thầy, vận mệnh con người trong đời này có sửa đổi được không?
Nguyên nhân của các căn bệnh kỳ lạ là gì?
Hỏi - Đáp 16:00 29/10/2024Hỏi: Người hiện nay thường hay có các loại bệnh kỳ lạ, như mọc khối u, bị bệnh ung thư. Xin hỏi nguyên nhân bị bệnh là gì?
Xem thêm