Thứ năm, 13/01/2022, 10:23 AM

Làm sao để tin sâu vào Phật pháp?

Phật giáo chủ trương tin sâu nhân quả, đầy đủ là nhân quả - nghiệp báo. Nghiệp là tạo tác của thân, miệng và ý, là chất liệu nền để kiến tạo nên một cá nhân xuyên suốt cả ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai.

Dịch học, tử vi, sao hạn v.v… là những môn khoa học huyền bí của phương Đông có từ lâu đời. Ngày nay, những môn khoa học này vẫn được ứng dụng rộng rãi trong đời sống xã hội, trong đó có một bộ phận Phật tử. Sở dĩ có hiện tượng này là do Phật tử sống trong môi trường đa văn hóa, vừa tin Phật pháp vừa thuận theo các tập tục dân gian và giữ gìn văn hóa truyền thống. Mặt khác, tinh thần phương tiện của Phật giáo Bắc tông có thể dung nhiếp một số tín niệm dân gian để hài hòa và chuyển hóa. Sự chuyển hóa đến tận cùng là thuần tin vào nhân quả vì tất cả pháp không ngoài nhân quả.

Các môn dịch học, tử vi, sao hạn đều dựa vào nền tảng ngày, tháng, năm sinh; lấy đó làm nhân chính để tính toán, suy luận ra quả của từng giai đoạn đời người. Cái kết quả tưởng chừng cố định này được những người am tường dịch học làm cho uyển chuyển, linh động và chính xác với thực tiễn hơn. Nhờ dịch (dịch chuyển, thay đổi, vô thường) nên lời khuyên cho những người được dự báo xấu là tích đức, hành thiện thì có thể chuyển hóa; xấu nhiều hóa ít, xấu ít hóa không. Cũng nhờ dịch mà lời khuyên dành cho người được dự báo tốt vẫn là tích đức, hành thiện để được tăng tiến bền vững, an vui lâu dài.

Tích đức và hành thiện là cốt tủy của việc chuyển hóa đời sống theo Phật giáo và các đạo học phương Đông nói chung

Tích đức và hành thiện là cốt tủy của việc chuyển hóa đời sống theo Phật giáo và các đạo học phương Đông nói chung

Tin sâu lý nhân quả

Ngày, tháng, năm sinh của mỗi cá nhân chỉ có một, duy nhất, huyền học xem như là số phận, là định mệnh. Điều cần lưu tâm là, nếu đoán định tương lai chỉ dựa vào ngày, tháng, năm sinh thì lẽ ra những người sinh đôi, sinh ba hay những người sinh cùng giờ ở khắp nơi sẽ có số phận khá giống nhau. Nhưng thực tế thì ngược lại, trong họ mỗi người một vẻ, thậm chí khác nhau đến trời vực. Nguyên nhân của sự khác biệt này có nhiều lý giải khác nhau, theo Phật giáo, vì mỗi người mỗi nghiệp.

Phật giáo chủ trương tin sâu nhân quả, đầy đủ là nhân quả - nghiệp báo. Nghiệp là tạo tác của thân, miệng và ý, là chất liệu nền để kiến tạo nên một cá nhân xuyên suốt cả ba đời quá khứ, hiện tại và vị lai. Tùy thuộc vào nghiệp nhân quá khứ và hiện tại mà nghiệp quả sẽ ứng theo ở hiện tại và vị lai. Khi đã tin hiểu nhân quả - nghiệp báo rồi thì ngay nơi hiện tại (dù tốt hoặc xấu), người Phật tử bắt đầu kiến thiết cuộc đời mình bằng cách tích đức, hành thiện. Quá khứ dù thế nào, hiện tại có tích đức và hành thiện thì ta hoàn toàn tin tưởng và hy vọng tốt đẹp ở tương lai.

Đức Phật là người phát hiện ra sự vận hành của nhân quả - nghiệp báo và chỉ dạy cho Phật tử cách chuyển nghiệp mà Ngài không can thiệp vào. Chính mỗi cá nhân mới có toàn quyền và chủ động can thiệp vào nhân quả - nghiệp báo của mình mà thôi. Người tin tử vi, sao hạn nếu chọn giải pháp cúng bái để mong hóa giải là rơi vào đường mê; đường sáng chính là tích đức và hành thiện. Còn người Phật tử tin nhân quả - nghiệp báo thì lấy tích đức và hành thiện làm lẽ sống, gieo nhân lành ắt gặt quả tốt.

Như vậy, tích đức và hành thiện là cốt tủy của việc chuyển hóa đời sống theo Phật giáo và các đạo học phương Đông nói chung. Các dự báo xấu từ tử vi, sao hạn (nếu đúng) mà không tích đức, hành thiện thì cũng không giải quyết được. Vì thế, khi đã nắm được nguyên lý, hiểu rõ nhân quả - nghiệp báo và chuyên tâm tích đức, hành thiện thì tử vi, sao hạn không còn là vấn đề nữa.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Diệu dụng của thần chú Lăng Nghiêm

Kiến thức 10:11 23/12/2024

Thần chú Lăng Nghiêm là chú cốt tủy trong Phật giáo, học, trì tụng Chú Lăng Nghiêm là nhân duyên rất lớn của người con Phật.

Thần chú hộ mệnh Angulimala là gì?

Kiến thức 06:10 23/12/2024

Thần chú hộ mệnh của mỗi người chính là lòng từ bi của chính người đó. Nếu ta tu tập tâm từ thì trường năng lượng xung quanh ta chính là trường năng lượng hộ mệnh. Trường năng lượng này sẽ bảo hộ ta tránh được rất nhiều tai ương, hoạn nạn.

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Kiến thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Xem thêm