Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 13/10/2022, 14:38 PM

Làm sao khi người thân không còn thương yêu mình nữa?

Câu hỏi: Dạ thưa Sư Ông! Con có một thắc mắc, con kính mong Sư Ông giải đáp giúp con ạ.

Ví dụ: Khi một người phụ nữ đau khổ vì không còn được chồng thương yêu như trước nữa. Cô ấy nên làm theo cách nào trong 2 cách sau ạ:
1. Vì không muốn phải tiếp tục đau khổ, để thoát ra sự khổ sở đó, cô ấy sử dụng như lý tác ý, ví dụ “Tất cả đều vô thường. Không có gì là của ta, thuộc về ta. Ta hãy buông bỏ nhé!”. Cô ấy ngày đêm tác ý câu này (dù cô ấy chưa có tuệ giác về vô thường, nếu có thì chỉ là chút hiểu biết bằng trí năng). Và cô ấy thấy lòng mình yên hơn, không còn khổ đau vật vã như trước nữa.
2. Cô ấy trọn vẹn quan sát, chiêm nghiệm về nỗi đau này để thấm thía rằng niềm hạnh phúc do ai đó đem đến nó mong manh như thế nào, sự bám víu, phụ thuộc vào ai đó nó bấp bênh như thế nào... và từ sự thấm thía đó, nhận thức của cô ấy được điều chỉnh một cách tự nhiên.

yeu-thuong


Thưa Sư Ông!
Con cũng biết là như lý tác ý có giá trị lớn trong sự tu tập nhưng con không muốn sử dụng như lý tác ý như 1 cách để nhanh chóng thoát khỏi khổ đau. Con thích cách thứ 2 hơn. Vì con thấy tâm không hề dễ đầu hàng, dễ buông bỏ trừ khi nó thực sự thấu hiểu vấn đề. Con nghĩ đừng vội tìm cách thoát ra khỏi khổ đau. Vì khổ đau có giá trị riêng của nó. Qua trải nghiệm của bản thân, con thấy khi khổ đau đủ nhiều, con sẽ giác ngộ ra được điều gì đó rất rất giá trị. Điều đó sẽ giúp thay đổi tư duy của con về vấn đề đó một cách sâu sắc, bền vững… Nếu cứ tác ý như một con vẹt mà không có sự quan sát, chiêm nghiệm, thấm thía thì có khi vô tình lại là sự tự lừa dối hoặc sự dồn nén cảm xúc.
Con nghĩ vậy nhưng không biết có đúng không (thực ra những điều con nghĩ đó xuất phát từ trải nghiệm thực tế của con nhưng con không biết nó chỉ đúng với con hay thực sự nó là như vậy). Con mong được Sư Ông giải đáp ạ.
Con kính cảm ơn Sư Ông!

Trả lời:

Con thấy theo cách thứ hai rất đúng, nhưng cách thứ nhất cũng đúng với căn cơ trình độ tương ứng. Cánh nào có hiệu quả tốt là được. 
 
Theo Trung tâm Hộ tông
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Suy nghĩ rồi suy diễn thì làm sao có được thân tâm an lạc?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 20:00 16/05/2024

Hỏi: Khi nghe ai nói gì thì con hay nghiền ngẫm, suy nghĩ rồi suy diễn lung tung, vậy làm sao con giữ được cái tâm an lạc? Xin thầy cho con biết làm cách nào để diệt được sân si, khỏi phiền não và thân tâm an lạc?

Lòng vị tha giúp ta vui vẻ chấp nhận mà không cần cố gắng

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 13:30 16/05/2024

Hỏi: Con mới sang Nhật làm việc con cảm thấy mệt mỏi quá ạ, ngày nào cũng làm từ sáng đến 11.30 đêm do áp lực công việc. Con thấy mình không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại muốn bỏ cuộc nhưng lại không rõ mình bỏ cuộc có đúng không. Con cũng đã cố gắng rồi mà chẳng biết làm sao nữa.

Pháp danh “Phổ Hiền” có quá lớn lao?

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 16:20 13/05/2024

Hỏi: Pháp danh của con là Phổ Hiền, thưa thầy Phổ Hiền là tên của một vị Bồ tát, vậy pháp danh của con có "lớn lao" quá chăng! Hay con vẫn gìn giữ và tôn trọng, vẫn nhớ về vị thầy thuộc Hệ Phái Khất Sĩ của mình, và thực hành hạnh bố thí, phóng sanh v.v...để học hạnh Bồ Tát Phổ Hiền?

Một ngày mới tinh khôi

Hỏi đáp cùng Thầy Viên Minh 08:20 13/05/2024

“Một ngày mới tinh khôi" - giờ đây khi tâm hồn đã thoát khỏi cơn mê của cái Ta ảo tưởng, của khuôn khổ buộc ràng, của tư duy nô dịch, của quan niệm cứng nhắc, của những mối quan hệ chằng chịt giữa cuộc đời thì mỗi ngày đều mới mẻ tinh khôi…

Xem thêm