Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 15/12/2023, 12:49 PM

Làm sao sám hối để tiêu trừ tội nghiệp?

Trong Phật giáo có câu: “Buông dao sát sinh, lập tức thành Phật”. Người có sai trái, sau đó biết sám hối, như thế mới có thể kịp thời tiêu trừ nghiệp tội của chính mình.

Ví dụ như: Áo quần dơ bẩn rồi, chúng ta dùng nước giặt sạch, sau đó mới có thể mặc lại; thân thể chúng ta nếu qua mấy ngày không tắm gội, cáu bẩn bám trên thân rất khó chịu, sau khi tắm gội thì thân người trở nên mát mẻ. Hiện tại, nếu trong tâm chúng ta bị nghiệp tội ray rứt, thì chúng ta phải làm sao? Điều này giống như đứa trẻ làm việc sai lầm, đến trước cha mẹ nhận cái lỗi ấy, với thái độ này chắc chắn nó sẽ được cha mẹ tha thứ, cho nó cơ hội ăn năn hối cải sửa đổi lỗi lầm. Vì thế, điều quan trọng trong Phật giáo: Có lỗi lầm cần phải sớm sám hối, bởi vì sám hối có thể tiêu trừ được nghiệp tội. Hàng Phật tử thường hay xướng tụng bài kệ:

Vãng tích sở tạo chư ác nghiệp

Giai do vô thủy tham sân si

Tùng thân ngữ ý chi sở sinh

Nhất thiết ngã kim giai sám hối.

Dịch:

Con xưa lỡ tạo bao ác nghiệp,

Đều do vô thủy tham sân si,

Từ thân miệng ý mà tạo nên,

Tất cả con nay xin sám hối.

Có người nói nghiệp tội là do hoàn cảnh đẩy đưa, hay người trí thức bạc nhược, thiếu luân lý, đời sống khốn cùng... là những nhân tố tạo thành lỗi lầm. Trong Phật pháp cho rằng nghiệp tội là do tham sân si từ vô thủy mà ra, nhưng tham sân si gốc từ thân miệng ý phát sinh.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thời đại văn minh thế kỷ hai mươi này, con người sống quây quần như trong cái lồng chim, ngẩng đầu không thấy bầu trời, nhìn ra bốn phía không thấy vườn cây, tâm trí càng ngày càng thu hẹp, khả năng quan sát sự vật càng không tinh tường, sự quan hệ qua lại giữa con người ngày càng bề bộn phức tạp, nhưng tình cảm lại không gần gũi gắn bó, nhiều quan điểm bất đồng lại phát sinh, quang cảnh toàn xã hội hiện ra nếp sống vội vã, đưa đến hiện tượng đấu tranh giành giật, tranh sáng giành tối, khiến cho tâm trí không được an ổn hài hòa. Cho nên các việc trong xã hội như: giết hại, trộm cắp, dâm dục, nói dối, nói lời thô ác, nói chia rẽ, khiêu khích luôn xảy ra. Như thế, chúng ta phải làm sao để tiêu trừ những nghiệp tội ấy?

Trong Kinh Phật có ghi: Con người không thể không có lỗi lầm, hễ khởi tâm động niệm đều là tạo nghiệp. Vậy người có lỗi phải làm sao?

- Thứ nhất: Nên thật thà nói ra nghiệp tội của chính mình, không để tái phạm nữa. Chúng ta không thể cho tự tâm mình biết lỗi thế là xong, không chịu kể ra cho người khác biết lỗi ấy, như thế sự sám hối vẫn chưa triệt để, các vị cần ở trước tôn tượng Phật, hay đối trước bậc Thiện tri thức bày tỏ, hoặc trước đại chúng thừa nhận lỗi lầm của chính mình, phải trải qua một lần chân thành tha thiết sám hối, chấp nhận sự xử phạt đối với lương tâm, thì mới có thể làm trong sạch bản tánh của chúng ta.

- Thứ hai: Cần tin vào sức gia trì nhiếp thọ của chư Phật, khơi dậy sự thanh tịnh nơi bản tâm của chính mình, khiến chúng ta sẽ không tái phạm lỗi lầm nữa. Ví dụ như: Trong phẩm Phổ Môn-Kinh Pháp Hoa có ghi: “Giả sử có người, nếu có tội hoặc không tội, bị gông cùm xiềng xích trói buộc nơi thân, khi niệm danh hiệu Bồ-tát Quán Thế Âm, thì những thứ ấy thảy đều dứt sạch, liền được thoát khỏi”. Đoạn kinh trên chứng minh khi Bồ-tát từ mẫn nhiếp thọ chúng sinh, thì sẽ làm cho nghiệp tội chúng sinh được tiêu trừ. Đây là phương tiện mà chư Bồ-tát thường thực hành.

Ví dụ như: Một mảnh ruộng đã lâu không được chăm bón, thì lúa mạ không thể sinh trưởng. Nếu thường xuyên dẫn nước bón phân, thì lúa mạ ngày một tốt tươi, cỏ dại (phiền não) sẽ không phát triển. Cho nên, công đức của người có lòng tin rất lớn, dù trong quá khứ có tạo chút ít nghiệp tội, thì cũng có thể trong hiện tại tạm thời không thọ quả báo. Mọi người đều biết thế giới Cực lạc của đức Phật A-di-đà có thể mang nghiệp vãng sinh, nghiệp thiện-ác của một người lúc vãng sinh có thể mang đi. Bởi vì đại nguyện của đức Phật A-di-đà giống như một chiếc thuyền, nghiệp tội của chúng ta như cục đá đang chìm xuống, nhờ chiếc thuyền đại nguyện của đức Phật A-di-đà, chẳng những cục đá nghiệp tội ấy không chìm xuống, mà còn được chở sang bờ kia. Cho nên, chúng ta cần phải tin sâu đại nguyện lực của đức Phật A-di-đà, thì có thể được cứu độ. Nhất là những người tuổi già, sự vinh hoa phú quý sẽ bỏ chúng ta bất cứ lúc nào, người thân cũng sẽ xa rời chúng ta. Chỉ cần chúng ta tin sâu Phật và Bồ-tát thì chắc chắn sẽ không bị bỏ rơi, vẫn có thể được giải thoát sang thế giới vĩnh hằng.

Phần trước đã nói, tội là do ba nghiệp thân miệng ý của chúng ta gây tạo nên. Nhưng giả sử vào một đêm khuya nào đó, bất chợt hiểu ra nghiệp tội vốn không tự tánh, nếu dụng tâm sám hối thì tội ắt tiêu trừ. Khi một niệm giác ngộ, thì nghiệp tội biến thành vô thường. Trong kinh có đoạn ghi:

Tội nhược khởi thời tương tâm diệt

Tâm nhược diệt thời tội diệt vong

Tâm không tội diệt lưỡng câu không

Thị tắc danh vi chân sám hối.

Dịch:

Nếu tội khởi thời đem tâm diệt,

Nếu tâm diệt thời tội cũng không;

Tội không tâm diệt thảy đều không,

Thế ấy gọi là chân sám hối.

Chúng ta phải làm sao hồi phục con người chính mình sau khi sám hối? Làm sao chuyển địa ngục thành thiên đường, chuyển phiền não thành Bồ- đề, chuyển việc xấu xa thành thanh tịnh, chuyển cõi Ta bà thành Cực lạc? Phải quán xét vọng niệm trong tâm mình như thế nào để tiêu trừ nó, và phải xem xét sự sám hối của chúng ta có thành khẩn tha thiết hay không. Sau khi sám hối nên phát nguyện và học tập theo tinh thần của các bậc Thánh hiền, nên phát Tứ hoằng thệ nguyện.

Chúng sinh vô biên thệ nguyện độ,

Phiền não vô tận thệ nguyện đoạn,

Pháp môn vô lượng thệ nguyện học,

Phật đạo vô thượng thệ nguyện thành.

Từ hoằng thệ nguyện là biểu hiện cụ thể tinh thần Bồ-tát đại thừa, không phải để cầu xin mà nương nhờ vào đó để tiêu trừ nghiệp tội, cũng là đi trên con đường đại Bồ-đề, đó là năng lực vĩ đại để thành Phật thành Thánh.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm