Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 09/05/2022, 10:11 AM

Làm thế nào chúng ta có thể sống tỉnh giác?

Chúng ta thấy rõ, ý niệm thiện chiêu cảm sự may mắn và phước đức ; ý niệm bất thiện chiêu cảm khổ đau, phiền não, bất hạnh đến với ta. Chúng ta tự mình quan sát xem ý niệm thiện hay bất thiện phát khởi trong tâm chúng ta nhiều hơn?

Trước hết là phải quan sát rõ và làm chủ mọi ý niệm sinh khởi trong tâm chúng ta. Căn cứ kinh nghiệm thực tế, ta tạm phân các ý niệm thường xuyên và liên tục phát sinh trong tâm ta làm hai loại: Ý niệm thiện và ý niệm bất thiện. Ý niệm thiện là những ý niệm thuận hướng Niết-bàn, thuận hướng Bồ-đề, thuận hướng giác ngộ, thuận hướng giải thoát.

Trong đó, ý niệm phát khởi tâm Bồ-đề, quyết chí tu thành Phật, để cứu độ chúng sinh đang trôi lăn trong biển khổ sinh tử là vua trong các niệm thiện. Ngoài ra, niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng, niệm giới, niệm từ bi, niệm hỷ xả, niệm bố thí, niệm nhẫn nại, niệm vô ngã, niệm vô thường, niệm nhân quả, niệm Niết-bàn…thuộc về ý niệm thiện. Nói đơn giản, đó là những ý niệm thật sự đem lại cho an vui, giải thoát cho chúng sinh và mình.

Ý niệm bất thiện là những ý niệm nghịch hướng Niết-bàn, nghịch hướng giác ngộ, thuận chiều sinh tử, thuận chiều khổ đau, thuận chiều tham ái. Trong đó, ý niệm chấp ngã là căn bản. Tức là ý niệm dính mắc vào cái ta và cái của ta. Thân của ta, vợ của ta, con của ta, tài sản của ta, chức vụ của ta, danh vọng của ta... Ai dám động chạm vào cái ta và của ta thì sẽ liều chết với người đó. Ngoài ra, còn có niệm tham, niệm sân, niệm si, niệm nghi, niệm ác độc, niệm hơn thua, niệm ganh tỵ, niệm hận thù, niệm chán ghét, niệm ích kỷ... Nói đơn giản, đó là những ý niệm làm tổn thương chúng sinh và mình.

Trú tâm tỉnh giác để sống đời an lạc

Chúng ta cần phải phá bỏ cả sự dính mắc, chấp trước vào thiện niệm, mới có thể đạt đến chính niệm thanh tịnh.

Chúng ta cần phải phá bỏ cả sự dính mắc, chấp trước vào thiện niệm, mới có thể đạt đến chính niệm thanh tịnh.

Chúng ta thấy rõ, ý niệm thiện chiêu cảm sự may mắn và phước đức ; ý niệm bất thiện chiêu cảm khổ đau, phiền não, bất hạnh đến với ta. Chúng ta tự mình quan sát xem ý niệm thiện hay bất thiện phát khởi trong tâm chúng ta nhiều hơn? Thông thường, phần nhiều trong tâm chúng ta ý niệm bất thiện phát khởi nhiều hơn ý niệm thiện. Nguyên nhân là do hàng ngày hoặc vô tình, hoặc cố ý, chúng ta huân tập ý niệm bất thiện nhiều hơn ý niệm thiện, nên chúng ta buồn rầu khổ đau, chán nản nhiều hơn là vui vẻ, hạnh phúc.

Khi đã biết rõ như vậy, từng giây từng phút, chúng ta tỉnh giác quan sát, nhận biết rõ ràng những ý niệm sinh khởi trong tâm ta. Bước đầu ta giữ ý niệm thiện, loại bỏ những ý niệm bất thiện. Một khi ý niệm bất thiện khởi lên, ta nhận biết rõ, không theo nó, thì tự nhiên nó sẽ không có đất sống, không còn tồn tại trong tâm ta.

Sau khi công phu thành tựu, trong tâm hoàn toàn vắng bóng ý niệm bất thiện, chỉ còn ý niệm thiện. Chúng ta cần phải phá bỏ cả sự dính mắc, chấp trước vào thiện niệm, mới có thể đạt đến chánh niệm thanh tịnh.

Lúc ấy tâm thức của chúng ta thanh tịnh, hoàn toàn không còn bị vọng niệm tác động. Khi đạt đến cảnh giới chính niệm thanh tịnh này, tuệ giác bùng vỡ, chúng ta nhìn thấu thật tính của vạn pháp, bản chất của muôn vật, không còn sai lầm. Cái thấy biết lúc đó là vô cùng chân thật. Đây chính là cảnh giới giác ngộ, cảnh giới giải thoát, là Niết-bàn tịch tĩnh.

Chúng ta làm chủ được ý niệm, làm chủ được suy nghĩ, chúng ta sẽ làm chủ được lời nói, làm chủ được hành động tức là lời nói và việc làm của chúng ta không còn sai lầm, không còn tạo nên nghiệp chướng, không còn tổn hại cho chúng sinh. Mỗi ý nghĩ, lời nói việc làm đều lợi ích cho chúng sinh và bản thân.

Như vậy là chúng ta đã hoàn toàn làm chủ được số mạng, làm chủ được nghiệp, làm chủ được cuộc sống, làm chủ được tương lai của chúng ta. Điều này được Đức Phật khẳng định một cách dứt khoát trong kinh Pháp cú:

“Giữ miệng, thu nhiếp ý

Thân không phạm lỗi chi

Ai làm được như thế

Sinh tử chẳng còn gì”.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Là con của đức Phật

Kiến thức 15:20 25/04/2024

Đã xưng là Phật tử phải học theo hạnh của Phật. Phải luôn quán đến sự vô thường. Mới đó mà đã trôi qua một năm, thời gian mau chóng, thân người cũng theo đó mà biến đổi. Phải lo tu ngay từ bây giờ, thời gian không hẹn, không chờ đến già.

Biết bản thân tội chướng sâu dày, quyết chí niệm Phật cầu vãng sanh

Kiến thức 15:00 25/04/2024

Bạn hãy quan sát thật kỹ những người vãng sanh, chắc chắn họ phải là người phúc hậu, thật thà, trung hậu. Họ tự biết mình khổ, khổ là do nghiệp chướng của mình sâu dày, đời trước không có tu phước.

Cam lộ chữa lành cơn khổ bệnh

Kiến thức 10:15 25/04/2024

Chúng ta biết rằng, mỗi chúng ta đều có khả năng lắng nghe, lắng nghe để có thể hiểu được những đau khổ, những khó khăn của người khác. Trong chúng ta, có những người có khả năng lắng nghe rất sâu, trong khi lắng nghe có năng lượng của hiểu và thương.

Thuyết luân hồi

Kiến thức 09:14 25/04/2024

Người thế gian không biết nên oán trách cha mẹ không có phước nên sanh mình ra khổ. Hoặc cha mẹ không có tài nên mình bây giờ phải thua sút người ta. Mà không biết chính mình thọ nhận quả báo đời trước đã tạo nên mới sanh vào gia đình tương ưng như thế.

Xem thêm