Hãy nuôi dưỡng thiện niệm
Kinh An Trú Tầm ( Kinh thứ 20 Trung bộ kinh I), dạy chúng ta phương pháp nỗ lực đúng đắn để nuôi dưỡng niệm lành , loại trừ niệm ác. Kinh An Trú Tầm nói có năm biện pháp tất cả.
Kinh An Trú Tầm ( Kinh thứ 20 Trung bộ kinh I), dạy chúng ta phương pháp nỗ lực đúng đắn để nuôi dưỡng niệm lành , loại trừ niệm ác. Kinh An Trú Tầm nói có năm biện pháp tất cả:
Biện pháp thứ nhất: Là lấy niệm lành xua đuổi niệm ác. Thí dụ, niệm từ bị xua đuổi niệm sân giận. Đức Phật dùng ví dụ người thợ mộc khéo, dùng một cái nêm này (ý nghĩ lành) đánh bật một cái nêm khác (ý nghĩ ác).
Biện pháp thứ hai: Là ngẫm nghĩ về hậu quả tai hại của niệm ác sẽ dẫn tới tội ác và sự trừng phạt. Cũng như một người quan sát thấy mình đang đeo xung quanh cổ một cái xác chó chết, sợ quá, liền vứt bỏ đi. Cũng như hiện nay, người nghiện thuốc lá suy nghĩ thấy hút thuốc có thể gây cho mình và con cái mình (ngửi khói thuốc) mắc bệnh ung thư, phát sợ bèn bỏ hút thuốc...
Biện pháp thứ ba: Là cố gắng quên niệm ác đi, đừng nghĩ tới nó nữa. Phật lấy ví dụ một người nhắm mắt để khỏi thấy một vật gì đó có thể thúc đẩy mình làm ác.
Biện pháp thứ tư: Là hãy chặn dòng niệm ác lại, để cho nó giảm bớt sức mạnh. Đức Phật dùng ví dụ một người đang chạy, chuyển sang đi, rồi chuyển sang đứng, rồi ngồi, rồi nằm. Tôi có thể lấy ví dụ hút thuốc để minh họa lời Phật: Một người nghiện, thấy bao thuốc lá cầm ngay lấy, rút thuốc đánh diêm châm, hít hai ba hơi luôn. Bây giờ thấy bao thuốc, khoan cầm lấy bao, và khi đã cầm lấy bao rồi thì khoan rút điếu thuốc ra, khoan châm diêm hay là đã chấm diêm rồi thì khoan hít một hơi, vv ... Bởi vì, mỗi khi dừng lại như vậy, chúng ta đều có thể phản tỉnh, nhớ đến lời dặn của thầy thuốc về thuốc lá gây bệnh ung thư như thế nào, lời nhắn nhủ của vợ hút thuốc tốn tiền như thế nào, v.v ... Nhờ vậy, có thể ngăn không hút thuốc nữa.
Biện pháp thứ năm: Là dùng ý chí, nghị lực khống chế niệm ác, không cho nó sanh khởi. Phật ví dụ một người khoẻ vật ngã một người yếu.
Trên đây là năm biện pháp khống chế và loại trừ niệm ác, được Đức Phật giảng trong kinh “An Trú Tầm”. Đó là những lời dạy rất thiết thực và cụ thể, mọi người đều có thể áp dụng trong cuộc sống hằng ngày. Một điều chúng ta cần ghi nhớ là tất cả các niệm đều vô thường, dù ác hay thiện, nếu nó không được nuôi dưỡng bằng những niệm tương và nhất là việc làm tương ứng.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Các bài Phục nguyện sau khi tụng kinh
Kiến thức 19:30 31/10/2024Dưới đây là mẫu bài phục nguyện cho những người sơ khai, mới tu theo Phật. Còn những vị tu lâu, với đức độ sâu dày, chỉ cần nguyện một câu, cũng hơn ngàn lời của những người thường.
Tứ như ý túc: Bốn pháp đầy đủ như ý
Kiến thức 18:30 31/10/2024Nói như ý là vì khả năng làm chủ, hướng tâm thành tựu các pháp theo ý muốn. Nói là thần vì linh diệu thông suốt không chướng ngại.
Tu hành theo hạnh Dược Sư, chữa lành thân tâm bệnh của chính mình
Kiến thức 13:10 31/10/2024Phật Dược Sư hiểu rõ được những tâm tư nguyện vọng mong muốn của chúng sanh con người, nên phát ra lời nguyện đáp ứng được mọi ước mơ thực tế. Chỉ cần chúng sanh thật tâm tin tưởng biết tu tâm dưỡng tánh nương theo nguyện lực của ngài thì sẽ đạt như ý nguyện.
Yêu thương hơn, hạnh phúc hơn bằng phương pháp “Quán từ bi”
Kiến thức 12:00 31/10/2024Thực hành phép "Quán Từ Bi", một pháp môn rất vi diệu trong Phật Pháp, được Đức Phật hết sức tán thán, ca ngợi về cả công đức thù thắng, lớn lao, cũng như ý nghĩa quan trọng trong việc tu hành viên mãn đức hạnh.
Xem thêm