Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ, 08/01/2024, 09:10 AM

Làm thế nào để giữ trọn vẹn giới nguyện quy y Phật?

Đối tượng đầu tiên của quy y là Phật. Chúng ta quy y Bản sư Thích Ca Mâu Ni Phật, Ngài là bậc Giác ngộ tỉnh thức đã thấu rõ chân lý của vạn pháp, thị hiện trong hình tướng loài người để khai sáng Ánh đạo vàng.

Bậc Giác ngộ đã đản sinh cách đây 2.500 năm tại Ấn Độ với tiểu sử, công hạnh được ghi nhận rõ ràng.

Những Thánh tích nơi Đức Phật đản sinh, chuyển pháp luân, hoằng pháp hay thể nhập Niết Bàn đều còn được lưu dấu. Tất cả giáo lý chúng ta được tiếp cận đều do Đức Phật Thích Ca tuyên thuyết, các bậc Thầy giác ngộ sau này đều phát huy giáo pháp của Ngài nên chúng ta phải biết đến và tri ân Ngài là Bậc Thầy gốc của mình.

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Trên thực tế, Đức Phật chưa từng bao giờ bỏ rơi mà vẫn ở bên cạnh âm thầm nâng đỡ chúng sinh, chỉ do nghiệp chướng ngăn che nên chúng ta không nhận thấy Ngài. Nhưng nếu có lòng thành kính, đức tin chí thành hướng về Quy y nơi Ngài thì đồng thanh tương ứng sẽ có thể cảm thấu sự hiện diện gia trì của Ngài. Cho nên chúng ta có đức tin rằng Đức Phật vẫn ở đây, vẫn luôn luôn bên cạnh và không bao giờ từ bỏ hạnh nguyện cứu độ chúng sinh.

Giới nguyện quy y Phật có nghĩa là:

Không quy y thiên thần, quỷ vật, và thầy tà, không tin và làm theo những môn ngoại đạo như bói toán, phong thủy;

Coi tất cả những hình tượng Phật như Đức Phật đang hiện diện, không chú trọng đến chất lượng, hình thức của những hình tượng ấy;

Đặt tất cả những hình tượng Phật lên chỗ cao và sạch sẽ, không bao giờ đặt nơi bất tịnh hay là bước qua.

Theo nghĩa rộng, giới nguyện quy y bao gồm tất cả các thiện hạnh phải làm như:

Không phê bình chỉ trích tranh tượng Phật hay phàn nàn về sự điêu luyện của người chế tác.

Tôn kính các hình ảnh, biểu tượng tượng trưng cho Thân, Khẩu, Ý giác ngộ của chư Phật, tin rằng đó thực sự là Đức Phật.

Không làm thân Phật chảy máu, lấy cắp hoặc phá hủy tôn tượng và các hình ảnh, biểu tượng khác tượng trưng cho Phật.

Không kinh doanh, buôn bán tượng và các hình ảnh biểu tượng đó.

Không giẫm bước lên các hình ảnh biểu tượng của Phật.

Không làm hại chúng sinh.

Không từ bỏ Phật Pháp.

Có lòng kính ngưỡng Phật Pháp và những bậc thuyết giảng Phật Pháp.

Lắng nghe Phật Pháp.

Tìm hiểu tường tận giáo lý Phật.

Dạy cho người khác về giáo pháp mà mình đã được học và chứng nghiệm.

Dạy người khác tôn kính Pháp trong mọi hành động.

Không lân mẫn những người không trì giữ giáo pháp, không hệ lụy và tôn sùng họ.

Trợ giúp Tăng già và những người tu đạo.

Nương tựa vào những bậc giác ngộ.

Luôn học hỏi và khắc cốt ghi tâm ý nghĩa của giáo pháp.

Thực hành thiền định về Tứ Diệu Đế.

Không buông lung sáu căn.

Luôn cúng dàng Tam Bảo.

Không từ bỏ Tam Bảo dù phải hy sinh cả thân mạng.

Trì giữ với Tam muội da giới thân, khẩu, ý của Tam Căn Bản trong Kim Cương thừa.

(Trích từ ấn phầm Thực hành quy y, Drukpa Việt Nam biên tập và phát hành)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo

Kiến thức 11:20 03/11/2024

Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.

Tìm lại chính mình

Kiến thức 09:00 03/11/2024

Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?

Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?

Kiến thức 20:09 02/11/2024

Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.

Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp

Kiến thức 14:50 02/11/2024

Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.

Xem thêm