Thứ sáu, 05/04/2019, 09:56 AM

Thời vua Hùng Vương, ai muốn lên trời thì quy y Phật giáo

Hễ muốn lên Trời, phải quy Tam Bảo, hiểu 4 vô thường, dứt xan tham, nuôi chí thanh tịnh, liều mình cứu ngưòi, ơn khắp chúng sinh. Thương xót sinh mạng, quên mình cứu người, lòng hằng biết đủ, không phải của mình không lấy, giữ trinh không dâm, tín không lừa dối, rượu là độc dữ, khô nát đạo hiếu, tuân giữ 10 lành.

Hai thành tố chính của đạo hiếu Trung Quốc là "thân thể tóc da không dám tổn thương" và "lập thân hành đạo, nêu tên với hậu thế" từ đó đã bị khái niệm đạo hiếu của người Việt Nam phản bác. Và không chỉ hai thành tố này của Hiếu kinh bị phê phán, một quan niệm khác do Mạnh Tử nêu lên, đó là "bất hiếu có ba, không người nối dõi là lớn nhất" (bất hiếu hữu tam vô hậu vi đại) cũng bị Lục độ tập kinh ở truyện 86, tờ 48a7-10, mạnh mẽ phê phán: "Người đạo cao thì đức rộng.

Ta muốn cái đạo vô dục, đạo đó mới quí. Đem đạo truyền cho thần, đem đức trao cho thánh, thần thanh truyền nhau cái sự giáo hóa vĩ đại không hư nát, đó mới gọi là sự nối dõi tốt lành. Nay người muốn lấp nguồn đạo, chặt gốc đức, thì không đáng gọi là kẻ vô hậu ư?" (Đạo cao giả quyết đức thâm, ngô dục vô dục chi đạo, quyết dục trân hỉ. Dĩ đạo truyền thần, dĩ đức thọ thánh, thần thánh tương truyền ảnh hóa bất hủ, khả vị lương tự giả hồ! Nhữ dục điền đạo chi nguyên phạt đức chi căn, khả vị vô hậu giả hồ!).

Vấn đề vô hậu của đạo hiếu từ bình diện sinh lý đã chuyển sang bình diện đạo đức và học thuật, không nhất thiết phải có sự thừa tự về mặt sinh vật học mới gọi là hiếu. Đạo hiếu theo quan niệm của Mạnh Tử, mà còn có một lối thừa tự khác, sự nối dõi khác, nối dõi về chân lý, nối dõi về học thuật, nối dõi về đạo đức. Quan niệm nối dõi này của ngưòi Việt thời kỳ tiền Phật Giáo hoàn toàn phù hợp với quan niệm thừa tự Pháp của Phật giáo.

Quan niệm nối dõi này mang hai đặc tính cần lưu ý trong cuộc đấu tranh để giữ gìn nòi giống của người Việt

Quan niệm nối dõi này mang hai đặc tính cần lưu ý trong cuộc đấu tranh để giữ gìn nòi giống của người Việt

Nhưng không chỉ có thế, quan niệm nối dõi này mang hai đặc tính cần lưu ý trong cuộc đấu tranh để giữ gìn nòi giống của người Việt. Thứ nhất, để bảo vệ sự tồn tại như một dân tộc, người Việt phải xác định mình có một nền văn hóa, một nền đạo đức học thuật cần phải nối dõi, cần phải bảo vệ mà nếu không nối dõi được thì dân tộc không thể tồn tại với tư cách là một dân tộc được.

Bài liên quan

Xuất phát từ quan điểm nối dõi như thế, người Việt không đi đến một chủ nghĩa nối dõi cực đoan, như sự nối dõi về mặt sinh vật học của chủ nghĩa ưu sinh (eugenics) hiện đại, gây tác hại và tốn bao sinh mạng đối với những dân tộc khác. Bảo vệ nền văn hóa của mình, bảo vệ lối sống (hạnh) của mình, người Việt sẵn sàng mở rộng đôi tay đón nhận những người từ dân tộc khác đến sống chung trở thành một bộ phận của dân tộc mình.

Đây là đặc điểm thứ hai của quan niệm thừa tự của người Việt tiền Phật giáo. Họ có quan niệm như thế cũng phải thôi, bởi vì địa bàn sinh tồn của họ, cụ thể là vùng trung du và đồng bằng Bắc bộ vào thời xa xưa đã tồn tại những dân tộc khác.

Cho nên, những giao lưu về huyết thống giữa các dân tộc khác nhau tất phải xảy ra. Do đó, nếu chỉ dựa vào sự nối dõi theo quan điểm sinh vật học, thì người Việt đã không phát triển và hình thành được một cộng đồng dân tộc thuần nhất. Họ phải dựa vào một quan điểm khác để có sự thuần nhất ấy, đó là, sự thuần nhất về mặt văn hóa và lối sống.

Trong bối cảnh của một nền chính trị, kinh tế và văn hóa như thế, đã nổi bật lên một số tư tưởng, tín ngưỡng của người Việt đời Hùng Vương mà ngày nay ta còn tìm thấy trong các thư tịch cổ và được chứng thực một phần nào bởi các di liệu khảo cổ học.

Quan niệm chữ Nhân 

Về quan niệm "trị dân, giúp nước" thì từ thời Hùng Vương xa xưa, ta đã thấy xuất hiện một lý thuyết nhân nghĩa hoàn toàn khác với quan điểm nhân nghĩa của người Trung Quốc, và được tìm thấy trong Lục độ tập kinh. Tư tưởng nhân nghĩa này đề cập đến lòng thương, nhưng lòng thương này, "không chỉ giới hạn trong việc thương người mà còn bao trùm hết cả sinh vật cho chí đến cả cỏ cây" (Hoài vô ngoại chi hoằng nhân, nhuận đãi thaỏ mộc).

Đây là một tư tưởng hết sức rộng lớn, không có trong Nho giáo. Đối với Nho giáo, nhân nghĩa có một nội dung hết sức hạn chế. Thiên Tận tâm chương cú thượng trong Mạnh Tử nói rất rõ: "Lòng nhân của Nghiêu Thuấn không yêu khắp mọi người, mà trước hết yêu bà con và người tài giỏi".

Cho nên, dù Mạnh Tử có thể dễ dàng đồng ý với tư tưởng nhân nghĩa của Lục độ tập kinh, là: "[Vua] lấy nhân từ trị nước, dung thứ dạy dân" [vương] trị dĩ nhân hóa dân, dĩ thứ cư bỉ], quyển 4, tờ 22a 19; hay "lấy điều nhân để trị nước" (trị quốc dĩ nhân); vì Mạnh Tử cũng chủ trương "tam đại được thiên hạ là nhờ nhân, mất thiên hạ cũng vì bất nhân", nhưng ta thấy quan điểm nhân nghĩa của hai bên cách xa nhau một trời một vực. Và sự khác biệt này vẫn tồn tại qua hàng ngàn năm, mà ta có thể phát hiện không mấy khó khăn trong trường hợp Nguyễn Trãi, như chúng tôi đã có dịp chứng tỏ, dẫu từ nhân nghĩa vẫn được sử dụng.

Chữ Nhân như thế được đề cao qua nhiều cụm từ khác nhau, thể hiện không những giáo lý tình thương của Phật giáo, mà còn truyền thống nhân đạo thời Hùng Vương cuả dân tộc Việt Nam.

Chữ Nhân như thế được đề cao qua nhiều cụm từ khác nhau, thể hiện không những giáo lý tình thương của Phật giáo, mà còn truyền thống nhân đạo thời Hùng Vương cuả dân tộc Việt Nam.

Cần nhớ là giống như trường hợp chữ hiếu, chữ nhân nghĩa không có từ tương đương trong tiếng Phạn. Do thế, tư tưởng nhân nghĩa phát biểu trong Lục độ tập kinh phản ảnh khá trung thực tư tưởng nhân nghĩa của dân tộc ta thời tiền Phật giáo, tức tư tưởng thời Hùng Vương, lúc Phật giáo từ Ấn Độ bắt đầu truyền bá khắp nơi.

Từ một định nghĩa đơn giản như: "phù hiếu sát giả bất nhân" (thích giết là không có lòng nhân), theo Lục độ tập kinh quyển 4, tờ 19a, cho đến một khẳng định cương quyết như: "Ngô ninh tổn xu mệnh bất khứ nhân đạo dã" (ta thà chịu tổn mạng chứ không bỏ đạo nhân) ở tờ 18c17-18; hoặc "bất nhân nghịch đạo ninh tử bất vi dã" (bất nhân trái đạo thà chết chứ không làm), quyển 2 tờ 6b22, đưa đến quan niệm Bồ tát vì lòng nhân, nhẫn cho đến loài sâu bọ cũng không giết được ghi trong truyện 32, tờ 19: "Quán Bồ Tát chi thanh nhân, quyên phi kỳ hành nhu động chi loại, ái nhi bất sát" (thấy sự nhân từ trong sạch của Bồ Tát, các loài bò bay máy cựa uốn trườn, đều thương không giết)

Truyện 48, tờ 27c13 cũng nói về chữ nhân theo phản cách: "Tham dục là người điên, nào có lòng nghĩa nhân" (tham dục vi cuồng phu, phi hữu nhân nghĩa tâm".

Chữ Nhân như thế được đề cao qua nhiều cụm từ khác nhau, thể hiện không những giáo lý tình thương của Phật giáo, mà còn truyền thống nhân đạo thời Hùng Vương cuả dân tộc Việt Nam. Cụ thể là từ "Nhân ái" trong truyện 68, tờ 36c20; từ "nhân nghĩa" trong truyện 48 tờ 27c13: từ "nhân từ" trong truyện 91 tờ 52a 16; từ "Nhân đạo" trong truyện 31, tờ 18c17-18...

Tín ngưỡng thời Hùng Vương

Tin quỷ là một nét đặc trưng của tín ngưỡng ngưòi Việt. Từ đó, tối thiểu cho đến năm 110 tdl mới bắt đầu truyền qua Trung Quốc do Dũng Chi thực hiện. Theo Tự Thiếu Tôn, sống khoảng 43-06tdl, làm quan dưới thời Hán Nguyên đế (43-32tdl), viết phần Vũ Đế bản kỷ trong Sử Ký 12 tờ 16b8-17a1, và mục Giao tự chí của Tiền Hán thư 25 hạ tờ 1a5-10, kể là sau khi nghe người Việt tên Dũng Chi nói về sự hiệu nghiệm của việc thờ quỷ: "Ngưòi Việt tục tin quỷ, kẻ thờ đều thấy quỷ, nhiều lần có hiệu nghiệm. Xưa vua Đông Âu kính quỷ, thọ đến 160 tuổi. Đời sau khinh lười nên suy vi".

Hán Vũ đế bèn "khiến thầy bói Việt lập đền thờ (quỷ) Việt, dựng đài mà không đàn, cũng thờ trời, thần, thượng đế và trăm quỷ, nhưng dùng gà để bói. Vua tin. Thờ quỷ Việt và bói gà bắt đầu dùng (từ đó)".

Thế rõ ràng tục thờ quỷ theo lối người Việt, từ sau khi Nam Việt diệt vong năm 110 tdl, mới bắt đầu phổ biến ở Trung Quốc với sự ủng hộ tín thành của người lãnh đạo cao nhất nước Hán là Hán Vũ đế và do người Việt là Dũng Chi truyền vào. Trước thời Hán Vũ đế, còn có tục lên nóc nhà gọi hồn người chết, được ghi trong Lễ ký. Về việc thờ quỷ và gọi hồn người chết này, về sau đã được Mâu Tử đề cập tới, khi có người vấn nạn vì sao ông không tin vào thuyết "người chết sẽ sống lại". Điều thứ 12 của Lý hoặc luận đặt vấn đề:

"Đạo Phật nói người ta chết thì phải sinh lại. Tôi không tin điều ấy đúng thế" Mâu Tử trả lời: "Người đến lúc chết, nguời nhà trèo lên nóc nhà mà gọi. Chết rồi thì còn gọi ai? Bảo là gọi hồn phách nó. Mâu Tử nói: "Thần hồn trở lại thì sống, không trở lại thì thần hồn đi đâu?. Trả lời: Thành quỷ thần"

Tục người Việt tin quỷ như vậy, thực tế là tin người chết không phải chết là hết, mà những người chết đã thành quỷ thần, và đáng được thờ phụng. Đấy có thể nói là những thông tin bằng tư liệu thành văn đầu tiên nói về tục thờ cúng tổ tiên của dân tộc Việt.

Dấu vết người Việt cổ.

Dấu vết người Việt cổ.

Những thông tin này ngày nay có thể được chứng thực bởii các di liệu khảo cổ học tìm thấy ở các ngôi mộ ở Lũng Hòa (Phú Thọ), Thiệu Dương (Thanh Hóa), Việt Khê (Hải Phòng) và Lạch Trường (Thanh Hóa), mà về mặt thời gian trải dài từ thiên niên kỷ thứ II tdl đến thiên niên kỷ thứ I tdl. Đó là các vật tùy táng từ thô sơ dân dã như rìu, đục, nồi, bát, hạt chuỗi, hoa tai, suốt xe chỉ... của Lũng Hòa cho đến hiếm quý sang trọng như trống đồng, đèn đồng, Đồ Sơn then, đỉnh, bình, ấm... và thậm chí cả vũ khí nữa như dao, dao găm, giáo, mũi tên...

Bài liên quan

Tất cả đồ tùy táng này có ý nghĩa gì, nếu không phải để cho các người đã chết có dịp dùng chúng, để phục vụ họ bên kia thế giới. Nói khác đi, đã từ lâu tổ tiên người Việt quan niệm chết không phải là hết. Cho nên, khi một thành viên của gia đình và cộng đồng vĩnh viễn ra đi, người ta cần đưa tiễn họ với một số vật dụng thân thiết, để họ có cơ hội dùng tới. Tục tin quỷ của người Việt như thế đã tồn tại lâu đời, trước khi Phật giáo truyền vào và Tự Thiếu Tôn ghi lại.

Việc kết hợp thờ người chết và bói gà này cho đến ngày nay vẫn còn tồn tại trong tập tục tang ma của người Việt Nam. Chẳng hạn khi cúng ngưòi chết thì dùng ba trứng gà; khi mở cửa mả thì dùng con gà kéo lôi ba vòng rồi thả đi, tin rằng hồn người chết sẽ theo con gà đó mà ra khỏi mả. Ngay cả việc cúng ông bà vào ba mươi tết hay tảo mộ cũng phải có cúng một con gà...

Tục bói gà này, khi Trương Thủ Tiết viết Sử ký chính nghĩa 12 tờ 16b12-13 ghi nhận là vào năm 736 còn lưu hành ở Việt Nam: "Phép bói gà, dùng gà một con, chó một con, đang sống thì chú nguyện, xong liền giết. Gà chó đem nấu chín, lại đem cúng. Riêng lấy gà, trên xương hai mắt nó từ có lỗ nứt giống hình vật người là tốt. Nếu không đủ là xấu. Nay Lĩnh Nam còn làm phép đó".

Đến thời Thiền sư Chân Nguyên (1647-1726) viết Thiên Nam ngữ tục lục vào năm 1685, thì thay vì bói gà bằng lỗ nứt tại con mắt, đã ghi nhận phép bói gà bằng chân trong liên quan tới việc Lý Phục Man chống lại Trần Bá Tiên khi vua Lý Nam Đế (ở ngôi 544-547) thất trận:

"Chiêm Thành tuy nhỏ ở xa

Sự Trung Quốc loạn nó hòa đã hay

Bằng con nó động đến nay

Nó xưa trong náu, nó rày ngoài xung

Cái ngài cái ắt khôn mong

Phục Man dầu có anh hùng mà chi"

Để hiểu rõ hơn nội dung giáo lý của nền Phật giáo thời Hùng Vương, ta phải trở lại phân tích thêm Lục độ tập kinh, mà bản dịch ra tiếng Trung Quốc do Khương Tăng Hội dịch từ tiếng Việt hiện còn được bảo lưu trong Đại Tạng.

Để hiểu rõ hơn nội dung giáo lý của nền Phật giáo thời Hùng Vương, ta phải trở lại phân tích thêm Lục độ tập kinh, mà bản dịch ra tiếng Trung Quốc do Khương Tăng Hội dịch từ tiếng Việt hiện còn được bảo lưu trong Đại Tạng.

Trong đó các từ con, cái, trong, ngoài, náu, xung, động, ngùi là những từ chuyên môn trong khoa bói chân gà tại Việt Nam nếu không phải là thời Lý Phục Man tức khoảng năm 548, thì cũng là của thời Thiền sư Chân Nguyên ở thế kỷ XVII. Điểm cần lưu ý ở đây là việc thờ quỷ, cúng bói gà, là nhằm phục vụ cho việc được sống lâu,cho việc thấy được quỷ, cho việc tiên đoán một số sự kiện trong tương lai... Nói cách khác, đây là một tín ngưỡng có tính cách quyền năng để phục vụ cho những yêu cầu tìm đến quyền năng của dân Việt từ thời cổ xưa.

Trên bối cảnh của một nền tín ngưỡng và tư tưởng học thuật như vậy, Phật giáo đã truyền vào nước ta. Thế thì, Phật giáo truyền vào Việt Nam với một hệ thống giáo lý nào? Việc nhà sư Phật Quang trao cho Chữ Đồng Tử một cây gậy và một chiếc nón lá thần, mà không có một lời giảng thuyết giáo lý nào, càng làm cho vấn đề rắc rối thêm. Ta chỉ biết sau đó Chữ Đồng Tử cùng Tiên Dung dựng gậy và nón lên thành phố xá lâu đài. Và điều này cũng báo cho ta biết ít nhiều về tính chất của nền Phật giáo Chữ Đồng Tử, Tiên Dung đó là tính chất quyền năng. Tuy nhiên, để hiểu rõ hơn nội dung giáo lý của nền Phật giáo thời Hùng Vương, ta phải trở lại phân tích thêm Lục độ tập kinh, mà bản dịch ra tiếng Trung Quốc do Khương Tăng Hội dịch từ tiếng Việt hiện còn được bảo lưu trong Đại Tạng.

Lịch Pháp Việt Nam 

Lục độ tập kinh ngày nay có cả thảy 91 truyện. Trong số các truyện này có một số truyện ta có thể truy về thời các vua Hùng còn nắm giữ quyền hành, nghĩa là trước biến cố năm 43sdl, khi cuộc kháng chiến vệ quốc do Hai Bà Trưng lãnh đạo thất bại. Cơ sở cho một việc truy tìm như vậy dựa trên một hiện tượng khá đặc thù của những truyện này. Đó là hiện tượng sử dụng lịch pháp. Trong Lục độ tập kinh có 10 truyện đề cập đến đơn vị thời gian, tức các truyện:

Truyện 9, ĐTK152, tờ 4b19, cl và c9:"Một thời 90 ngày" (nhất thời cửu thập nhật), "hai thời 180 ngày" (nhị thời bánh bát thập nhật), "thỉnh ở lại ba thời" (thỉnh lưu tam thời).

Truyện 14, tờ 9a13 "Hai mươi mốt ngày thì đến núi Đàn Đặc" (Tam thất nhị thập nhật nãi chí Đàn Đặc sơn)

Truyện 24, tờ 14c23: "Bồ tát thấy Phật, vui vẻ qui y, thỉnh Phật và Tăng ở lại nhà mình bảy ngày cúng dường trọn lễ" (Bồ tát đồ Phật, hân nhiên tự quy, thỉnh Phật cập Tăng thất nhật lưu gia, dĩ lễ cúng dường); cùng truyện tờ 15a2: "Bảy ngày như thế, đều không lười mõi" (thất nhật nhược tư đô vô giải)

Truyện 25 tờ 15c27: "Ở thai mười tháng" (Xử thai thập nguyệt).

Truyện 61, 34a2: "Mười ngày sau" (thập nhật chi hậu)

Truyện 76 tờ 40b12: "Bé trong bụng mẹ... ba tam tuần ngày, thân thể thành hình" (Nhi tại mẫu phục.. tam thập bát thất nhật, thân thể giai thành)

Truyện 79, tờ 42b9-12: "... rồng vui vẻ làm mưa gió bảy ngày bảy đêm. Đức Phật ngồi ngay không động không lay, không thở, không hít. Bảy ngày không ăn thì được thành Phật. Lòng vui, không còn tưởng. Rồng rất vui mừng, cùng bảy ngày không ăn, mà không có niệm đói khát. Hết bảy ngày, mưa gió tạnh" (... Long hỉ, tác phong vũ thất nhật thất dạ. Phận đoạn tọa, bất dộng bất dao bất suyễn bất tức. Thất nhật bất thực, đắc Phật. Tâm hỉ, đô vô hữu tưởng. Long đại hoan hỉ, diệc thất nhật bất thực, vô cơ khát niệm. Thất nhật tốt, phong vũ chỉ)

Truyện 83, tờ 44c17: "Vua vui vẻ bày tiệc, rượu nhạc bảy ngày" (Vương hỉ, thiết tửu vi nhạc thất nhật); cùng truyện tờ 45a8: "Bẻ trúc để ghi thì đi đường bảy ngày mới về tới vương quốc" (dĩ trúc vi soán hành đạo thất nhật, nãi chí vương quốc); tờ 46a14-16: "Vua nói: Hãy ở lại bảy ngày nữa [...] sau bảy ngày có đại thần vương đến chỗ vua trời chúc mừng" (Vương viết "Thả lưu thất nhật [...], thất nhật chi hậu, hữu đại thần vương chỉ thiên vương sở hạ viết...); tờ 45c1 "Bố thí bảy ngày; không ai thiếu thốn mà không được đầy đủ" (bố thí thi thất nhật, vô phàm bất túc).

Truyện 88, tờ 50b13-23: "Trong một trăm năm, phàm có ba trăm mùa xuân, hạ đồng. Mỗi mùa có một trăm. Lại trong 1200 tháng, các tiết Xuân, Hạ, Thu, Đông, mỗi thứ bốn trăm thánh. Trong ba vạn áu ngàn ngày, xân một vạn hai ngàn ngày. Hạ nóng, đông lạnh, mô4i thứ một vạn hai ngàn ngay. Trong một trăm năm, một ngày hai bữa... Trong 100 năm, đêm ngủ trừ năm mươi năm... Con người thọ 100 tuổi chỉ vui có mười năm" (Bách tuế chi trung phàm cánh tam bách thời, xuân hạ đông nguyệt các cánh kỳ bách dã. Cánh thiên nhị bách nguyệt xuân hạ đông tiết các cánh tứ bách nguyệt. Cánh tam vạn lục thiên nhật, xuân cánh vạn nhị thiên nhật, hạ thử đông hàn, các vạn nhị thiên nhật. Bách tuế chi trung, nhất nhật tái phạn... Bách tuế chi trung, dạ ngọa trừ ngũ thập tuế... Nhân thọ bách tuế, tài đắc thập tuế nhĩ).

Ta thấy truyện 98 này ghi nhận một năm có 360 ngày, chia thành ba mùa [thời], mỗi mùa có 120 ngày, ậy mỗi mùa có 3 tháng: "Trong một trăm năm phàm lại có 300 mùa, xuân hạ đông mỗi mùa có 100, tức 1200 tháng, xuân hạ đông tiết, mỗi tiết có 400 tháng, tức 36.000 ngày, mùa xuân lại có 12.000 ngày, mùa hạ nóng, mùa đông lạnh, mỗi mùa 12.000 ngày".

Rõ ràng, một ghi nhận như thế bộc lộ quan điểm lịch pháp của Phật Giáo Ấn Độ, mà ta ngày nay còn tìm thấy trong Xá đầu luyện thái tử nhị thập bát tú kinh, ĐTK1501 tờ 419c1-2 & b4-6 và Phạn bản Sàradùlakarnàvadàna của nó hiện còn bảo lưu: "Ba mươi ngày là một tháng, kể 12 tháng là một năm", và một năm chỉ có ba mùa là dông, xuân và hạ. Điểm lôi cuốn là Xá đâu luyện thái tử nhị thập bát tú kinh do Trúc Pháp Hộ dịch vào khoảng những năm 265-313, thì trước đó hơn nửa thế kỷ", Trúc Luật Viêm và Chi Khiêm lại thực hiện một bản dịch sớm hơn dưới tên Ma đăng già kinh gồm hai quyển thượng hạ. Ngoài chuyện ghi nhận ở quyển hạ ĐTK1500 tờ 409a13-4 là "ba mươi ngày đêm gọi là một tháng, 12 tháng này gọi là một năm"; còn nói ở tờ sau [410a18-9]: "Hễ năm thì có 365 ngày... tháng có 30 ngày". Dầu sao đi nữa, việc chia một năm có 360 ngày thành 12 tháng và ba mùa của Lục độ tập kinh có vẻ là một phản ảnh khá trung thành quan điểm lịch pháp của Phật giáo vào những thế kỷ trước và sau dl.

Tuy nhiên, nếu tìm hiểu tiếp, ta thấy truyện 9 của Lục độ tập kinh 1 ĐTK152 tờ 4b19 và 4c1& c9 lại nói đế "một mùa 90 ngày" (nhất thời cửu thập nhật) và "hai mùa 180 ngày" (nhị thờ bách bát thập nhật). Thế cũng có nghĩa một năm có tới bốn mùa, chứ không phải ba mùa. Lịch pháp Ấn Độ thời tiền Phật giáo của giai đoạn Vệ đà tiền kỳ, tức khoảng những năm 1500-100tdl, thường chia 12 tháng cuả một năm thành 6 mùa là lạnh ['sarad] và rét [vasanta], hạ [grìsma], mưa [varsa], thu ['sarad] và rét [hemanta], như Rigveda x.90; 6; i.131, 4 v.v... đã ghi.

"Bồ tát thấy Phật, vui vẻ qui y, thỉnh Phật và Tăng ở lại nhà mình bảy ngày cúng dường trọn lễ

Đến giai đoạn Vệ đà hậu kỳ [1000-300tdl], sáu mùa vừa kể trên rút gọn lại còn ba mùa là đông, hạ và mưa, và xếp đặt các tháng còn lại cho phù hợp, mà ta có thể thấy trong Taittiriya samhità. Việc rút gọn lại còn ba mùa này sau đó đã được nền lịch pháp Phật giáo chấp nhận, như đã nói trên. Vậy, rõ ràng sự kiện truyện 9 nói tới bốn mùa dứt khoát không liên hệ với lịch pháp Ấn Độ và Phật giáo. Thế phải chăng nó chịu ảnh hưởng của lịch pháp Trung Quốc?.

Đúng là lịch pháp Trung Quốc từ thời Ngũ đế [2550-2140tdl] đã đề cập tới bốn mùa xuân hạ thu đông, như Nghiêu điển trong Thượng thư chú sở 2 tờ 5b10-6b3 dã viết [vua Nghiêu] bèn sai hai họ Hy, Hòa xét chuyển vận của trời, trăng và sao, để thế mệnh trời, mà báo cho dân biết thời tiết [...] Khi ngày dài nhất, sao là Hỏa, thì là giữa hạ [...]. Khi đêm dài nhất, sao là Hư, thì là giữa thu [...] Khi ngày ngắn nhất, sao là Mão, thì là giữa đông [...]. Tuy vậy, nó cũng viết tiếp: "Vua nói: Này các ngươi Hy, Hòa năm quay lại sau ba trăm với 6 tuần và 6 ngày, lấy tháng nhuận đặt đúng bốn mùa, để nên năm".

Viết như thế, không những lịch pháp Trung Quốc từ xa xưa đã xác định mỗi năm có 365 ngày, mà còn dùng chế độ 10 ngày là một tuần. Chế độ 10 ngày một tuần này được sử dụng rất là phổ biến. Đọc Tả truyện chú sở 43 tờ 2b11 và 44 tờ 2b5 các năm Lỗ Chiêu Công thứ 5 và 7, ta thấy nói "số của ngày là mười" (nhật chi số thập), "trời có mười ngày" (thiên hữu thập nhật). Thiên Chu quan của Lễ Ký cũng ghi nhận : "Họ Phùng tướng giữ các việc 12 năm, 12 tháng, 12 giờ, 10 ngày (thập nhật), 28 ngôi sao".

Đặc biệt, hệ thống 10 ngày đây không chỉ tồn tại trên sách vở hiện lưu truyền, mà còn thấy trên các văn tự giáp cốt mới khai quật, như Quách Mạt Nhược đã chứng tỏ. Nói cách khác đi, lịch pháp Trung Quốc chỉ dùng hệ thống 10 ngày, để chia ngày của tháng, mà thời Nghiêu Thuấn đã gọi là tuần. Hệ thống này Lục độ tập kinh 6 ĐTK 152 tờ 34a2 trong truyện 61 chỉ sử dụng một lần, và chỉ dùng chữ 10 ngày trơn, tức "sau mười ngày", mà không dùng đến chữ tuần. Ngược lại, hệ thống tuần ngày được nói đến một cách rộng rãi. Cụ thể là các truyện 14 tờ 9a13, 24 tờ 14c23, 54 tờ 31b12, 79 tờ 42b9-12 và 83 tờ 44c17, tờ 45a8 & c1 và tờ 46a15. Đặc biệt, truyện 76 tờ 40b12 để tính thời gian thai nhi ở trong bụng mẹ, đã dùng số 38 bảy ngày [tam thập bát thất nhật]. Điều này có nghĩa dù truyện 9 có nói tới hệ thống bốn mùa, hệ thống ấy không nhất thiết phải xuất phát từ lịch pháp Trung Quốc.

Kết luận đây hoàn toàn phù hợp với một báo cáo của Lưu An [? - 122tdl] về quan hệ lịch pháp giữa Trung Quốc và Việt Nam thời cổ đại còn ghi lại trong Tiền Hán thư 64 thượng tờ 2a10-b1 nói rằng: "Việt là đất phương ngoài, là dân cắt tóc xăm mình, không thể lấy phép tắc của nước mủ đai mà xử lý nó. Từ thời Tam đại hưng thịnh, Hồ và Việt không chịu nhận chính sóc, chẳng mạnh không thể phục chúng, chẳng uy không thể ngăn chúng, cho là đất không thể ở, là dân không thể chăn, không đáng làm phiền Trung Quốc".

Bảo là "từ thời Tam đại, Hồ và Việt không chịu nhận chính sóc", Lưu An muốn xác nhận rằng từ những triều đại nhà Hạ (2140-1711tdl), nhà Thương (Ân 1711-1066tdl) và nhà Chu (1066-256tdl), người Việt ta đã không "chịu chính sóc", tức đã không dùng lịch pháp Trung Quốc. Do thế, việc truyện 9 chia 360 ngày của một năm thành 4 mùa, mỗi mùa 90 ngày, phải nói là xuất phát từ lịch pháp Việt Nam thời Hùng Vương hậu kỳ, nếu không phải là tiền kỳ cùng lúc với thời Ngũ đế (2550-2140tdl) bên Trung Quốc.

Xác định này càng được củng cố thêm, khi ta phân tích lịch pháp Ấn Độ, để xem thử tình trạng sử rộng rãi hệ thống 7 ngày có xảy ra, như đã xảy ra trong Lục độ tập kinh hay không. Đúng là người Ấn Độ từ xa xưa rất thích con số 7, mà chứng cớ có thể tìm thấy dễ dàng trong Rigveda i.62,7 [nói đến phần của thế giới, 7 rặng núi, 7 tiên nhân], i.63,7 [7 suối, 7 đại cương, 7 thành phố], i.72,6 [7 ngọn lửa, 7 âm, 7 lễ, 7 bước lên trời..] v.v... Tuy nhiên trong lịch pháp của họ không dùng tới hệ thống tuần 7 ngày. Mahàbhàrata 1.1.35 sau khi kể về sự hình thành thế giới và mọi vật sinh xuất, đã viết:

samvatsarartavo màsàh paksàhoràtrayah kramàt / yac cànyad api tat sarvam sambhùtam lokasàk sikam / 35

năm, mùa, tháng, tuần, ngày, đêm cũng lần lượt xuất sinh và đó là sự sinh của tất cả mọi vật được biết trên thế gian này.

Bài liên quan

Chữ mà chúng tôi dịch là tuần, trong tiếng Phạn là paksa. Và chữ paksa thực tế không có nghĩa là tuần, như ta thường hiểu theo dạng 10 ngày cuả tuần Trung Quốc hay dạng 7 ngày của tuần hiện nay. Ngược lại, trong lịch pháp Ấn Độ nó dùng để chỉ đơn vị 15 ngày, mà trong lịch pháp tiền kỳ gọi là nguyệt tiền [pùrva/apùryamàna-paksa] và nguyệt hậu [apara/apa-ksìyamàna], rồi sau đó gọi là bạch nguyệt ['sukla/'suddha] và hắc nguyệt [krisna/tàmisra], như có thể thấy trong Áo nghĩa thư Kausìtaki upanisad, các kinh Kausika, Kàtyàyanasrauta, 'Sankhàya nasrauta, bộ luật Manu v.v... Đặc biệt lối chia hắc nguyệt bạch nguyệt này được sử dụng rất phổ biến trong lịch pháp Phật giáo, để qui định các lễ tiết của mình, cụ thể là lễ bố tát [posadha] trong Luật tạng và các lễ khác trong Mật giáo. Văn-thù-sư-lợi Bồ-tát cập chư tiên sở thuyết cát hung thời nhật thiên ác tú diệu kinh, quyển thượng ĐTK 1299 tờ 393a 1-2, viết rất rõ:

"Hễ tháng thì có hai phần hắc và bạch. Từ ngày mồng một đến ngày 15 là bạch nguyệt. Từ ngày 16 đến ngày 30 là hắc nguyệt".

Thế rõ ràng trong lịch pháp Ấn Độ và Phật Giáo rất ít sử dụng hệ 7 ngày. Cần chú ý ngay trong tạng kinh Nam truyền bằng tiếng Ba lỵ, thời gian thai nhi nằm trong bụng mẹ cũng chỉ dùng hệ 9 hay 10 tháng [M.i.4.u. Mahàtanhà sankhayasuttam: màtà nava và dasa và màse gab- bham kucchinà pariharati...], chứ không dùng hệ 7 ngày. Còn tuần của lịch pháp Trung Quốc thì dứt khoát có 10 ngày, như câu trong Nghiêu điển dẫn trên cho thấy.

Nói tóm lại, theo chúng tôi, hệ thống lịch chia năm ra làm 360 ngày, rồi phân bổ thành bốn mùa, mỗi mùa gồm có 3 tháng, mỗi tháng có 30 ngay cùng với việc dùng hệ 7 ngày làm tuần là một di sản của lịch pháp thời Hùng Vương còn được bảo lưu trong Lục độ tập kinh qua 10 truyện đã dẫn trên, trừ truyện 88 phản ảnh hệ thống lịch pháp của Phật giáo Ấn Độ. Và để bảo lưu được một hệ thống lịch sử như thế, các truyện ấy phải lưu hành vào thời hệ thống lịch đó đang còn hiệu lực, tức đang còn sử dụng chính thức và công khai.

Đối cách nói, chúng phải xuất hiện tại Việt Nam trước biến cố năm 43 sdl, khi nhà nước Hùng Vương bị quân đội nhà Hán dưới sự chỉ huy của Mã Viện đánh bại. Nếu xuất hiện sau, khi bộ máy cai trị đàn áp của Mã Viện đã thiết lập, thì dứt khoát một bảo lưu như thế không thể nào xảy ra, vì Viện đã cố tình thực hiện một chính sách huỷ diệt tàn bạo chưa từng thấy trong lịch sử, như bắt đày những người lãnh đạo chính trị và tinh thần [cừ soái], điều tấu lại Việt Luật "hơn mười việc" và thu gom trống đồng, ngoài việc giết sạch những người chống đối vũ trang và xây dựng thêm đồn canh để bảo vệ cho bạo quyền do Viện mới thiết lập.

Xác định được một phần nào hệ thống lịch pháp thời Hùng Vương như vậy không những giúp ta sửa sai một quan niệm lưu hành khá phổ biến trước đây là "Nay không thấy dấu tích gì giúp ta biết cách xếp đặt ngày tháng của dân Lạc Việt xưa", mà còn giúp khẳng định lời đoán của Hoàng Xuân Hãn rằng "văn hóa Trống đồng của nước Văn Lang chắc đã dùng năm 12 tháng, tháng lần lượt 29-300 ngày cũng không hẳn là vô lý"_1. Nhưng quan trọng hơn đối với chúng ta là việc xác định được hệ thống lịch vừa nói đưa ta đến một nhận thức mới không những về Phật giáo nước ta, mà còn về thời đại Hùng Vương cùng những thành tựu nhiều mặt của nó, trong đó có cả tư tưởng, văn học và khoa học kỹ thuật.

Riêng đối với Phật giáo nhờ xác định hệ thống lịch, ta cũng xác định được những kinh truyện nào đã truyền vào và lưu hành ở nước ta, khi triều đại Hùng Vương đang còn tồn tại. Và do việc nghiên cứu các kinh truyện ấy, ta sẽ biết học thuyết nào của Phật giáo được nhân dân ta chấp nhận và sinh hoạt Phật giáo vào giai đoạn ấy ra sao. Hiện có 7 truyện như thế đang có mặt trong Lục độ tập kinh và chúng tất phải lưu hành, khi hệ thống lịch Việt Nam đang có hiệu lực, nghĩa là trước năm 43 sdl, lúc triều đại Hùng Vương còn thực hiện chức năng quản lý đất nước của mình.

Tư tưởng quyền năng và mẫu người Phật tử lý tưởng thời Hùng Vương.

Qua việc phân tích 7 truyện này, ta thấy trong truyện 9 tờ 4a175a20 giới thiệu hình ảnh và vai trò của một nhà tu Phật giáo. Đây là một hình ảnh của một người "năm có mười tuổi, điển tịch của Phật, các thuật của đời, không gì là không nắm hết, rồi lớn lên "giã từ cha mẹ", "xin làm Sa-môn, xin cho áo Phật, bình bat và tích trượng, để ra giúp người". Và vai trò của họ là "muốn khiến chúng sinh sớm rời tám nạn, lòng bỏ niệm ác, gặp Phật, thấy Pháp, cùng chúng Sa-môn, được nghe đạo sáng vô thượng chính chân, lòng mở, dơ trừ". Không những thế, họ còn "muốn cứu giúp chúng sanh khốn thiếu" và "đem năm giới mười lành làm chính sách quốc gia". Tiếp đến, truyện 14 tờ 4c28-11a26, phác họa một mẫu người Phật tử lý tưởng qua hình ảnh thái tử Tu Đại Noa "thờ cha mẹ mình như thờ trời" (sự thân đồng chí ư thiên), lấy đạo hiếu truyền thống của người Việt Nam kết hợp với giáo lý bố thí của Phật giáo là "cứu nghèo giúp thiếu, thương nuôi mọi người", để làm cơ sở cho một lối sống mới của Phật tử Việt Nam.

Tuy có phân biệt ra hai mẫu ngưòi là Sa-môn, và cư sĩ, nhưng tất cả hai hạng người đều bình đẳng, đều có trách nhiệm về chính mình ngang nhau và đều có khả năng thành Phật giống nhau, như truyện 24 tờ 14c19-15a15 kể chuyện vị Phạm chí cúng dường Đức Phật Tiệp, rồi suy nghĩ: "Ngài đã được Phật thì ta tất cũng được thôi". (bỉ kỳ đắc Phật, ngô tất đắc dã). Quan niệm bình đẳng này phải nói là dũng cảm và hào hứng, phản ảnh một nét đặc trưng của không những một đạo Phật sơ kỳ chưa tăng lữ hóa, mà còn của chính đạo Phật Việt Nam lúc mới truyền vào. Chủ trương ai cũng có thể thành Phật này, ta sẽ thấy xuất hiện lại trong Lý hoặc Luận ở điều 14 của Mâu Tử với câu : "Kinh Phật giảng dạy, trên dưới trùm khắp, loài vật hàm huyết đều thuộc về Phật" (Phật kinh sở thuyết, thượng hạ chu cực, hàm huyết chi loại vật giai thuộc Phật yên).

Cổng chính vào đền Hùng

Cổng chính vào đền Hùng

Trần Nhân Tôn còn đi xa hơn, đặt gánh nặng truyền bá vào bảo vệ Phật giáo lên hẳn vai các tầng lớp cư sĩ Phật tử tại gia với chủ trương: "Việc duy trì Phật pháp là nằm ở quốc vương đại thần" (duy trì Phật pháp tại quốc vương đại thần). Điều này có thể thấy dễ dàng, khi ta đọc lại truyện Chử Đồng Tử đã nhắc trên. Chử Đồng Tử sau khi học đạo với nhà sư Phật Quang, đã với cây gậy và chiếc nón cũng hóa ra được thành quách lâu đài, và khi làm thế, chắc hẳn là nhằm biểu dương và truyền bá đạo Phật. Rồi lúc hữu sự có thể bay về trời. Và chuyện bay về trời này không phải là một sự tưởng tượng, mà là một hiện thực có thể thực hiện được bằng một số biện pháp như truyện 83 sẽ đề cập tới dưới đây.

Truyện 83 tờ 44b9-46b3 đề ra cho ta một số biện pháp hết sức cụ thể để con người có thể lên trời được. Lục độ tập kinh 8, nơi tờ 45b13-23 viết:

"Hễ muốn lên Trời, phải quy y Tam Bảo, hiểu bốn vô thường, dứt hết xan tham, nuôi chí thanh tịnh, liều mình cứu ngưòi, ơn khắp chúng sinh, đó là một.

Thương xót sinh mạng, quên mình cứu người, lòng hằng biết đủ, không phải của mình không lấy, giữ trinh không dâm, tín không lừa dối, rượu là độc dữ, khô nát đạo hiếu, tuân giữ mười lành, lấy chính dẫn bà con, đó là hai. Nhẫn nhục chúng sanh (...) đem ba ngôi báu mà dẫn dụ (...)

Giữ đức lớn này, trước sau không lỗi, cầu làm vua pháp ba cõi, thì có thể được lên trời, khó gì" (phù dục thăng thiên giả, đương qui mệnh tam tôn, giác tứ phi thường, đô tuyệt xan tham, thực chí thanh tịnh, tổn kỷ tế chúng, nhuận đãi chúng sinh tư nhất dã.

Từ mẫn sinh mệnh, thứ kỷ tế bỉ, chí hằng chỉ túc, phi hữu bất thủ. Thủ trinh bất nhất, tín nhi bất khi, tửu vi loạn độc, hiếu đạo khô hủ (...). Hoài tư hoằng đức chung thủy vô vưu, tố vi tam giới pháp vương khả đắc thăng thiên hà nam!".

Lối lên trời của Phật giáo đời Hùng Vương là thế.

Nó bao gồm những phẩm chất cuả con người bình thường ở đời, duy trì một lối sống lành mạnh, nhận thức được sự vật trong quá trình diễn biến của nó. Nói khác đi, về Phật giáo bấy giờ, muốn lên trời tương đối rất dễ.

Họ chỉ cần quy y Tam Bảo, tuân giữ năm giới; đó là không giết, không trộm cắp, không tà dâm, không gian dối, không uống rượu và làm mười điều lành.

Lễ hội Chử Đồng Tử, Tiên Dung

Lễ hội Chử Đồng Tử, Tiên Dung

Vậy, khi Chử Đồng Tử và Tiên Dung được truyền cho cây gậy và chiếc nón thần thông, thì cây gậy và chiếc nón thần thông này chính là năm giới cấm và mười điều lành vừa kể. Nội dung giáo lý Phật giáo đời Hùng Vương từ đó có thể suy ra bao gồm: thứ nhất, là bốn vô thường; thứ hai, do từ bốn vô thường, nhận thức duyên sinh của các tồn tại thường; do nhận thức như thế, con người tự phấn đấu để cải thiện bản thân mình thông qua con đường lên trời bằng năm giới và mười lành; và cuối cùng, sau quá trình cải thiện cuộc sống, con người đi đến một nhận thức trọn vẹn "học rộng không gì ngăn che, cầu nhứt thiết trí" (bác học vô cái, cầu nhất thiết trí). Đây có thể nói là mẫu người Phật tử lý tưởng thời Hùng Vương.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Phật giáo Việt Nam và sự dung hợp tam giáo thời Trần

Nghiên cứu 14:00 30/11/2024

Có thể thấy, Phật giáo - Nho giáo và Đạo giáo đã có sự dung hòa, bổ sung cho nhau để cùng hướng đến xây dựng đời sống tinh thần và đời sống nhân văn cho xã hội.

Ứng dụng triết lý Phật giáo Trúc Lâm trong xây dựng, phát triển đất nước

Nghiên cứu 08:45 25/11/2024

Phật giáo là cuộc sống, không có sự phân biệt bất cứ thành phần nào trong xã hội, Phật giáo chính là quá trình đi tìm chân lý. Chân lý thì không nằm trong Phật giáo mà nằm trong cuộc sống.

Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử: Dấu ấn của Phật giáo thời Trần

Nghiên cứu 09:40 15/11/2024

Thời đại nhà Trần, không những độc lập dân tộc, tự chủ về đời sống kinh tế, chính trị, xã hội…, mà còn độc lập, tự chủ về hệ tư tưởng làm chỗ dựa cho đời sống tinh thần của nhân dân Đại Việt thế kỷ XIII – XIV.

Tín ngưỡng thờ phụng đức Phật Dược Sư thời nhà Đường

Nghiên cứu 09:45 03/11/2024

Việc thiết lập đàn tràng và tu trì đức Phật Dược Sư trở nên quan trọng hơn dưới thời trị vì của vua Đường Túc Tông, thời kỳ triều đình nhà Đường phải vật lộn để vượt qua thách thức do những cuộc nổi dậy của quân đội trong nước gây nên...

Xem thêm