Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 17/06/2021, 09:03 AM

Làm thế nào để tâm an?

Tâm an là trạng thái sáng suốt tĩnh lặng của sự ôn hòa thư thái.

Tâm an vạn sự an – Tâm tịnh trú xứ trang nghiêm

Khi phiền muộn, chúng ta nên thực hành phương pháp chánh niệm và chuyển tâm, xem “cảnh ngộ” như người thầy, khơi dậy nguồn năng lượng tích cực, định hướng và tu sửa bản thân.

Có nhiều người sống mà không hề vui vẻ, và tự bản thân họ cũng không biết tại sao phải sống trong thế giới này! Điều này mới chính là sự phiền muộn đó.

Trong xã hội hiện đại này, làm thế nào để tâm mình được bình an, giảm bớt những phiền muộn, cuộc sống được nhẹ nhàng tự tại? Điều đầu tiên cần là “tâm an”.

Bạn nên tu hành như thế nào cho tâm mình bất động, phiền não không sanh...Ảnh minh họa.

Bạn nên tu hành như thế nào cho tâm mình bất động, phiền não không sanh...Ảnh minh họa.

Đi tìm sự bình an ở nội tâm

Một là phải bằng lòng với thực tại để có được hạnh phúc. “Biết đủ thì được an vui”, mặc dù đây là câu nói của người xưa, nhưng hôm nay nó vẫn còn giá trị và ý nghĩa vô cùng. Trên thực tế, những thứ mà con người có được trong tay thì rất ít, song những thứ mà họ ham muốn thì lại quá nhiều. Từ đó, dẫn đến sự căng thẳng, bận rộn, gây nhiều áp lực cho bản thân mình. Thật sự, chúng ta chỉ cần sống hết mình, cho dù kết quả thế nào, đạt được bao nhiêu thứ đi chăng nữa thì cũng cảm thấy vui vẻ.

Nói vậy không có nghĩa là không cần những thứ đáng lẽ ra có được, mà phải hiểu là không nên mong cầu, hoặc rõ biết trước mắt không đạt được mà vẫn cố chấp, giành lấy bằng mọi giá. Biết đủ chẳng phải là từ bỏ trách nhiệm công việc, càng chẳng phải là từ bỏ cơ hội của sự nỗ lực thăng tiến, mà biết đủ là tập sống thuận theo tự nhiên, thích ứng với xã hội, môi trường sinh hoạt. Có như vậy, cuộc sống sẽ không còn phải khổ đau và cam chịu nữa.

Nếu hành giả có thể an trụ trong thời gian và không gian hiện tại thì tâm chúng ta sẽ dễ dàng đạt được trạng thái an tịnh và bình yên. Ảnh minh họa.

Nếu hành giả có thể an trụ trong thời gian và không gian hiện tại thì tâm chúng ta sẽ dễ dàng đạt được trạng thái an tịnh và bình yên. Ảnh minh họa.

Làm việc an toàn và thâm tâm an ổn

Hai là, tâm phải hướng nội, đừng chạy theo ngoại cảnh. Vì khi tâm luôn hướng ra bên ngoài thì sẽ khó có cảm giác an toàn, bởi vì sự an toàn không nằm ở ngoài tâm, và hơn nữa không gian, thời gian ngoại cảnh cũng không thể bảo đảm sự an toàn tuyệt đối. Ví dụ khi muốn đi du lịch, bạn lo lắng sẽ gặp phải sự cố nên đi mua bảo hiểm. Mua như vậy thì đã an toàn chưa? Bởi vì biết là không an toàn mới cần mua các loại bảo hiểm. Mối quan tâm ở đây là trong khi gặp sự cố, thì chúng ta có thể được chi trả về chăm sóc sức khỏe y tế; nếu trong trường hợp không may mắn mà chết đi, gia đình cũng có thể lãnh được chút tiền bảo hiểm, không đến nỗi lập tức rơi vào cảnh dở khóc dở cười, không thể giải quyết được sự cố xảy ra.

Thật sự, cuộc sống rất cần sự yên ổn, chỉ có tự giúp mình mới đạt được hạnh phúc còn hơn là nhận sự giúp đỡ từ người khác. Điều này có nghĩa là khi sống yên ổn thì chúng ta cũng nên nghĩ đến lúc gian nguy. Chuẩn bị tâm lý tốt để bất cứ khi nào tiếp nhận những sự việc không an toàn xảy đến đều là việc hết sức bình thường. Nếu việc đã xảy ra rồi thì cũng không đến nỗi khiến bạn phải lúng túng. Đừng nên hy vọng vào môi trường sẽ giúp cho chúng ta an toàn, và cũng không hy vọng vào người khác đến bảo vệ chúng ta. Quan trọng nhất là hãy tự tìm sự bình an ở nội tâm hơn là tìm cầu từ thế giới bên ngoài. Nếu hành giả có thể an trụ trong thời gian và không gian hiện tại thì tâm chúng ta sẽ dễ dàng đạt được trạng thái an tịnh và bình yên.    

Trích: Đúng sai cần phải nhẹ nhàng - HT. Thánh Nghiêm.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Thân và tâm chính là cánh cửa để người học Phật bước vào chân lý

Kiến thức 17:05 22/11/2024

Người học Phật phải lấy thân này làm nơi để thực hành giới, lấy tâm này làm nơi để thực tập định và tuệ. Khi thân và tâm được thanh lọc qua quá trình thực hành, thì người học Phật cũng từng bước đi đến sự giác ngộ và giải thoát.

Tu hành là gì? Như thế nào gọi là tu hành?

Kiến thức 10:00 22/11/2024

Mọi người nhất định không nên hiểu lầm, hiểu sai đi ý nghĩa của hai chữ tu hành này. Như thế nào gọi là tu hành?

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Xem thêm