Lăng mạ người khác bao nhiêu nghiệp nhận lại bấy nhiêu
Bất luận phát sinh việc gì không vui hay phải nghe những lời lăng mạ đều phải học cách coi đó như gió thoảng mây bay. Có như vậy thì mới buông bỏ được tạp niệm, tránh xa điều khiến ta phiền não.
Những lời nói quan tâm, an ủi có thể xoa dịu nỗi đau trong lòng, làm vơi đi tâm trạng buồn bã. Lời nói nhã nhặn, khuyên răn kịp thời có thể làm thay đổi suy nghĩ tiêu cực của đối phương, từ đó dần làm thay đổi những hành vi, việc làm bất thiện. Ngược lại, những lời nói ác khẩu, sỉ nhục, lăng mạ có thể đẩy con người vào vực thẳm tội lỗi, khiến người ta ăn năn hối hận cả cuộc đời.
Theo luật nhân quả của Phật giáo, một việc làm, một câu nói, một ý niệm suy nghĩ, dù là thiện hay bất thiện đều dẫn đến một kết quả nhất định. Bởi vậy, người xưa mới nói rằng “Phàm làm việc gì, đều cần suy nghĩ đến hậu quả của nó”, hay “Bồ tát sợ nhân, chúng sanh sợ quả”. Những người thường dùng lời lẽ thâm độc để mắng nhiếc, làm nhục người khác, trong cuộc sống hàng ngày, trước hết chính bản thân người ấy đã thể hiện bản chất thiếu đạo đức, thiếu văn minh trong lời nói. Từ đó làm hạ thấp uy tín của bản thân, khiến người xung quanh dần xa lánh họ. Không chỉ bản thân người nói ra lời ác khẩu bị nhận nghiệp báo, mà người thân của họ ít nhiều cũng chịu ảnh hưởng. Nếu là bậc cha mẹ buông lời sỉ nhục con cái, những đứa trẻ đó sẽ tiếp nhận và mang theo mặc cảm trong quá trình trưởng thành, dẫn đến những hành vi bất thiện về sau.
Bạo lực trong lời nói tư tưởng cũng gây nghiệp
Nhất là, trong xã hội hiện nay, không ít bạn trẻ thường dùng những lời lẽ ác ngữ, thô tục xúc phạm đến người khác khi sử dụng mạng xã hội. Có thể họ cho rằng những lời nói đó không nhắm vào đối tượng nào cụ thể, không chỉ trực tiếp vào một ai thì sẽ không nguy hại. Nhưng thực tế rất nguy hiểm, không chỉ viết những lời ác ngữ mà chỉ cần những cú nhấp chuột tán thành hay chia sẻ đều là hành vi ủng hộ những lời ác ngữ đó. Dần dà, không có ai kiểm soát, không tự nhận thức, không ai khuyên dạy, lâu ngày sẽ trở thành thói quen. Mà Phật giáo gọi điều này là nghiệp, mà đã là nghiệp thì nó sẽ chi phối đối với đời sống của tự thân người đó. Vì thế, một lời ác khẩu, sỉ nhục, mắng chửi đều có thể đưa đến hậu quả khó lường.
Lời Phật dạy về lời sỉ nhục đã chỉ ra rằng, thà chịu sự lăng mạ, hãm hại, hủy báng của người khác nhưng tâm không hề sinh ra ý nghĩa trả thì thì mới tránh được nghiệp báo và có thể siêu vượt tam giới. Nếu như oán đời trách người, sinh ra cái tâm ôm hận thù thì vẫn phải luân hồi trong bể khổ, đời đời kiếp kiếp báo thù phục oán lẫn nhau không biết đến bao giờ mới dứt. Nếu cứ ôm mãi nỗi hận thù như vậy thì làm sao được hưởng ngày tháng tốt đẹp, an yên nữa?
Người biết lắng nghe lời Phật dạy về lời sỉ nhục là người hiểu được đạo lý. Bất luận phát sinh việc gì không vui hay phải nghe những lời lăng mạ đều phải học cách coi đó như gió thoảng mây bay. Có như vậy thì mới buông bỏ được tạp niệm, tránh xa điều khiến ta phiền não. Nhưng để làm được điều đó thì quả thực nói dễ hơn làm. Bởi không phải ai cũng giữ được sự bình tĩnh và trí huệ cao siêu không dễ bị xáo trộn trước những lời nhục mạ mình giống như Đức Phật trong câu chuyện ở trên. Chỉ cần nhớ rằng, nếu chúng ta giữ được sự tĩnh tâm, ta sẽ nhận thức được rằng việc “ăn miếng trả miếng” và chửi rủa ngược lại không phải là hành động khôn ngoan của bậc đại trí giả. Nếu một người đối mặt với sự sỉ nhục bằng một nụ cười duyên dáng và đáp trả chúng bằng những lời nói êm đềm, họ sẽ là người khôn ngoan.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Năm sự trói buộc trong tâm
Lời Phật dạy 08:00 24/11/2024Tham ái với thân, tập trung lo cho thân tứ đại một cách thái quá, đó là trói buộc. Tham ái đối với năm dục (tiền bạc, sắc dục, danh vị, ăn uống, ngủ nghỉ) và năm trần cảnh (sắc, thanh, hương, vị, xúc) là những trói buộc lớn.
Không đắm nhiễm thì sống vui
Lời Phật dạy 12:25 23/11/2024Hạnh phúc thế thường chủ yếu vẫn quẩn quanh nơi thọ lạc, sự thỏa mãn các giác quan. Người có phước thì sáu căn mắt, tai, mũi, lưỡi, thân và ý luôn tiếp xúc với sáu cảnh trần sắc đẹp, thanh hay, hương thơm, vị ngon, xúc chạm êm ái, cảnh trong tâm (pháp trần) vừa ý, đẹp lòng.
Đức Phật dạy về bốn hạng người không nên xem là bạn?
Lời Phật dạy 18:00 22/11/2024Người nào bạn càng gần gũi, người ấy càng có ảnh hưởng đến bạn.
Thân bệnh mà tâm không khổ
Lời Phật dạy 08:20 22/11/2024Già bệnh là một sự thật của thân này, ai rồi cũng phải trải qua. Hiếm hoi mới có người già mà ít hay không bệnh. Vấn đề là, làm sao khi thân già bệnh mà tâm bớt khổ hoặc không khổ?
Xem thêm