Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 01/04/2021, 09:22 AM

Lắng nghe cõi lòng để nhìn thấy sự yêu thương

Việc thực hành lắng nghe cõi lòng, để nhìn thấy yêu thương trong suối nguồn đạo Phật chính là thông điệp hạnh phúc và an bình dành cho con người hiện đại.

Thế kỷ III, Thiền sư Khương Tăng Hội sau khi trải nghiệm thiền quán, lắng nghe cõi lòng đã nhận thấy sự biến động mà con người phải đối diện: “Trong thời gian búng ngón tay, tâm ý ta có thể trải qua 960 lần chuyển niệm, trong một ngày đêm, ta có thể trải qua 13 ức niệm. Dùng phương pháp đếm hơi thở… ta có thể trừ bỏ 13 ức ý niệm không trong sạch đó. An ban nghĩa là hơi thở, thủ ý là sự nhiếp tâm, định tâm. An ban thủ ý tức là dùng phương pháp điều khiển hơi thở để điều phục tâm ý” [1]. Theo Ngài, con người cần thực tập lắng nghe tiếng nói lòng không chỉ bằng tai mà phải bằng nội tâm thanh tịnh vốn có. Nhờ đó mới có thể cảm nhận cuộc đời bằng cõi lòng yêu thương vô bờ bến.

Trong thời đại khoa học phát triển, thế giới không ngừng thay đổi, con người cũng phải đối diện và thích nghi, chuyển hóa nội tâm để cuộc sống tinh thần tốt đẹp lên. Theo Bazelade, nhà đạo đức học người Nga, thế giới dù thay đổi thế nào đi nữa: “Vấn đề lý tưởng tối cao và ý nghĩa cuộc sống thực chất là vấn đề hạnh phúc…” và “con người là giá trị cao nhất, là cơ sở ngọn nguồn của mọi giá trị. Mọi thứ chỉ là phương tiện cho con người và cuộc sống con người. Sự cải tạo thế giới là mục đích, nhưng không phải là sự cải tạo vì bản thân nó, mà sự cải tạo con người”.

Con đường chuyển hóa nội tâm để cảm nhận giá trị hạnh phúc cuộc sống theo đạo Phật thường được khởi đầu bằng sự “lắng nghe để hiểu, nhìn để mà thương”, như Thiền sư Thích Nhất Hạnh thường diễn giải. Bởi lẽ, hằng ngày, từng giờ, từng phút, nếu ta nghe thật kỹ, nhìn thật sâu từ cõi lòng mình, sẽ thấy cuộc sống biến động như một vòng xoáy vô cùng. Con người dù tiếp nhận chủ động hay thụ động, thì chỉ vì mê đắm sắc dục, cảnh trần nên bị cuốn vào vòng xoáy ấy.

Bản tâm của chúng ta không khác gì mặt nước hồ phẳng lặng, bị những đợt gió dục vọng chạy theo ngoại cảnh làm cho nổi sóng và vẩn đục.

Bản tâm của chúng ta không khác gì mặt nước hồ phẳng lặng, bị những đợt gió dục vọng chạy theo ngoại cảnh làm cho nổi sóng và vẩn đục.

Lắng nghe thiên nhiên

Cụ thể, chỉ cần thiếu tỉnh thức một chút thôi, mắt sẽ đắm chìm trong sắc đẹp mỹ miều; tai thích nghe những âm thanh dịu êm; mũi ưa tận hưởng hương hoa ngập tràn mùi thơm; lưỡi khoái nếm các món ăn sơn hào hải vị; thân khao khát được xúc chạm những gì ham muốn ẩn tàng trong các dục; ý luôn khởi niệm vô số vọng tưởng dù đó là sự viễn vong. Kết quả, con người khó mà lường hết những khổ đau, hệ luỵ phiền não do tâm thức vận hành theo chiều hướng đắm say, thoả mãn ham muốn. Theo kinh Pháp Cú, đó là con đường dẫn đến khổ đau: “Không lửa nào dữ bằng lửa tham dục, không cố chấp nào bền bằng tâm sân giận, không lưới nào trói buộc bằng lưới ngu si, không dòng sông nào đắm chìm bằng sông ái dục”.

Để thoát khỏi sự vây hãm tâm thức, điều đơn giản nhất là cần tập trung vài phút quán chiếu nội tâm, nhìn lại chính mình trong mỗi ngày. Ta sẽ thực sự nhìn thấy hạnh phúc diệu kỳ đến ngay lập tức với bản thân. Phút giây trầm tĩnh ngắn ngủi ấy giúp cá nhân nhìn nhận lại những việc đã qua, dễ dàng xác định những việc nên làm sau đó và kiểm soát sự vận hành tâm thức của mình, giống như lời của Thiền sư Thích Nhất Hạnh:

“Thở vào tâm tỉnh lặng

Thở ra miệng nở cười

An trú trong hiện tại

Giây phút thật tuyệt vời”.

Chính khí ấy, ta sẽ thẩm thấu những đặc trưng của xã hội hiện đại có khả năng thỏa mãn khoái lạc, mê hoặc lòng người. Giúp ta tự hỏi, có sức mạnh sâu kín nào ẩn sau những tệ nạn mà con người phải đối diện và xử lý chúng ra sao? Trong đó, những tệ nạn xuất phát từ thế giới ảo chính là mộng huyễn của sự đắm say dục lạc và chìm đắm trong nỗi bất an, ưu tư nội tâm. Mà để giải quyết tận gốc rễ, ta phải bắt đầu từ trong tâm chính mình.

Thực tế, chúng ta thường không sống thật với lòng mình, tự mình quên mất con người thật là Phật; sống bằng con người giả là chúng sanh mà sẵn sàng hệ lụy với tiền tài, danh vọng, quyền uy, đắm say dục lạc.

Thực tế, chúng ta thường không sống thật với lòng mình, tự mình quên mất con người thật là Phật; sống bằng con người giả là chúng sanh mà sẵn sàng hệ lụy với tiền tài, danh vọng, quyền uy, đắm say dục lạc.

Nhìn thấy, lắng nghe để giải trừ vướng chấp

Theo Thiền sư Khương Tăng Hội đã nói từ trước, bản tâm của chúng ta không khác gì mặt nước hồ phẳng lặng, bị những đợt gió dục vọng chạy theo ngoại cảnh làm cho nổi sóng và vẩn đục. Con người trở nên bất an, lo âu, sợ hãi trong mọi hoàn cảnh bởi phải sống nội tâm nổi sóng ấy. Chỉ có lắng nghe tiếng lòng sâu thẳm từ con tim yêu thương và khối óc tỉnh thức, bề mặt nội tâm ta mới không dao động. Từ đó có thể nhìn sâu vào những lớp nội tâm rộng lớn, trong lặng mà Quốc sư Viên Chứng đã dạy cho vua Trần Thái Tông khi Ngài lên núi Yên Tử mong cầu làm Phật, thay vì làm vua trong bối cảnh nội tâm bất an triều chính và nội thân gia quyến chưa thuận hòa: “Tâm tịch nhi, thị danh chân Phật”.

Nghe theo lời khuyên ấy, Ngài đã trở về kinh thành Thăng Long, ngoài việc giải quyết quốc sự, còn dành thì giờ tập lắng nghe cõi lòng bằng tham thiền học đạo, tụng kinh bái sám, tẩy rửa thân tâm, ngộ đạo để thấu rõ nội tâm, cũng như hiểu thấu nhân tình thế thái. Xem ra, bản tâm con người mỗi khi được vắng lặng, sẽ trong sáng như gương, như mặt hồ yên ả và là nguồn an lạc, hạnh phúc giữa đời thường. Tâm sáng suốt chính là tuệ giác. Tuệ giác ấy là kết quả của lòng không còn tham đắm các dục ở đời, gọi là Phật thật. Đã là Phật thật thì nhìn thấy tất cả, biết hết tất cả.

Thực tế, chúng ta thường không sống thật với lòng mình, tự mình quên mất con người thật là Phật; sống bằng con người giả là chúng sanh mà sẵn sàng hệ lụy với tiền tài, danh vọng, quyền uy, đắm say dục lạc. Và khi lòng ham muốn dẫn dắt tâm thức ta đam mê một đối tượng bên ngoài có hình dáng, hương vị hấp dẫn, chúng ta sẽ mê mẩn, bị quyến rũ bởi khoái cảm đem lại. Trong những tình huống ấy, sự lắng nghe nội tâm chân thật sẽ giúp chuyển hoá năng lượng của lòng ham muốn thành đối tượng để chánh niệm và phòng hộ:

“Tâm khó thấy, tế nhị,

Theo các dục quay cuồng

Người trí phòng hộ tâm

Tâm hộ, an lạc đến”.

(Pháp cú 36)

Để sống trong yêu thương và hạnh phúc an lạc, ta phải biết yêu thương và đem hạnh phúc đến cho mọi người.

Để sống trong yêu thương và hạnh phúc an lạc, ta phải biết yêu thương và đem hạnh phúc đến cho mọi người.

Thực tập hạnh lắng nghe và thấu hiểu theo Bồ tát Quán Thế Âm

Sự lắng nghe – nhìn nhận – tỉnh giác là nguồn năng lực tuệ giác giúp ta vượt ra ngoài thế giới mộng tưởng, đầy ấp đam mê cuồng nhiệt, hay những cơn lốc xoáy xung đột tâm lý. Khi được an trú trong tĩnh lặng, tâm sẽ không còn bị phân chia giữa những điều yêu thích và không yêu thích, hay lo âu sợ hãi trước đó. Ta sẽ thật sự tự do, hạnh phúc khi bước ra ngoài cái tâm bị giới hạn và lệ thuộc vào tư duy hữu ngã thường tình. Sự soi rọi cõi lòng, tuệ giác hưng khởi giúp tăng cường khả năng nhận biết sự thật, tự tánh uyên nguyên các pháp vốn vô thường – vô ngã. Những giao động của tâm dù vi tế nhất đều ngưng bặt, để trạng thái dịu ngọt của tĩnh lặng và thanh thản trong tâm được khởi lên. Chính sự chuyển hóa tâm thức dẫn đến sự buông bỏ ham muốn, thay vào đó là cảm giác không ham muốn “cái này là ta, của ta là tự ngã của ta”. Ý thức và cảm giác an trú sẽ tiếp cận thế giới “vô cùng” của một cái tâm bao la đầy phúc lạc “vô biên”. Lúc ấy, nguồn suối tuệ giác vô thượng sẽ tưới mát tâm thức, giúp ta điều phối toàn bộ suy nghĩ, tư tưởng, hành vi và định hướng trên cơ sở thiện – ác trong thế giới an bình nội tại:

“Tâm không đầy tràn dục

Tâm không hận công phá

Đoạn tuyệt mọi thiện ác

Kẻ tỉnh không sợ hãi”.

(Pháp cú 39)

Thực tế, mỗi người đều có xu thế nội tại luôn đòi hỏi phải lớn lên, phát triển để đi đến sự toàn giác. Tất cả những thành tựu trên cuộc đời này đều bắt nguồn từ sự thành tựu nội tâm của chính mình. Hơn ai hết, nếu là một người Phật tử chân chánh, ta sẽ hiểu rõ ý nghĩa lời Đức Phật dạy: “Tâm làm chủ các pháp”. Bất kỳ ai biết lắng nghe cõi lòng sẽ làm chủ tâm mình và có cái nhìn chánh kiến khi bước vào thế giới an lạc vĩnh hằng. Chính sự lắng nghe nội tâm và cái nhìn rộng mở là chìa khoá để mở cánh cửa chân trời tự do trong cuộc sống sinh động này. Có vậy con người mới đến với nhau bằng trái tim yêu thương và hiểu nhau bằng cái nhìn chân thực.

Việc thực hành lắng nghe cõi lòng, để nhìn thấy yêu thương trong suối nguồn đạo Phật chính là thông điệp hạnh phúc và an bình dành cho con người hiện đại.

Việc thực hành lắng nghe cõi lòng, để nhìn thấy yêu thương trong suối nguồn đạo Phật chính là thông điệp hạnh phúc và an bình dành cho con người hiện đại.

Kính lạy Bồ tát lắng nghe

Có thể nói, bí quyết để đón nhận hạnh phúc thật đơn giản vô cùng. Khi lắng lòng, nhìn lại rồi tỉnh thức, tự thân sẽ kiểm soát tốt con người bên trong chính mình và tìm ra phương thức sáng suốt để thực thi các hành vi bên ngoài. Làm được như thế, không chỉ mỗi ta tận hưởng giá trị cuộc sống từ một hành động tốt đẹp mà còn tác động tốt đến nhiều người khác. Đó là cách cư xử giúp bản thân trở thành người bạn tốt của mọi người. Khi ta thực sự dành thì giờ để quan tâm bản thân thì mọi thứ xung quanh cũng được quan tâm theo. Và bản thân cũng sẽ nhận được sự quan tâm và niềm hạnh phúc từ mọi người như chính ta đã làm trước đó. Tất cả được kết tinh bằng một ý niệm duy nhất: Yêu và được yêu là điều hạnh phúc nhất trên đời.

Khi dành thì giờ nhìn lại bản thân, ta sẽ phát hiện ra một nguyên tắc sống thật đơn giản là hãy nhìn nhận “cái tôi người khác” chính là “cái tôi của mình”. Và nên làm những gì có thể để giúp mọi người biết cách chăm sóc bản thân như chính mình từng làm. Có thể nói, để sống trong yêu thương và hạnh phúc an lạc, ta phải biết yêu thương và đem hạnh phúc đến cho mọi người. Đó cũng là triết lý trong câu: “Thương người như thể thương thân”, sống theo lý tưởng Bồ-tát, hòa nhập vào chúng sanh, trên nguyên lý tất cả đều bình đẳng, cùng một thực thể. Việc hòa nhập chúng sanh chính là thực thi nếp sống: bố thí, trì giới, nhẫn nhục, tinh tấn, thiền định, trí tuệ. Sáu hạnh này, nếu tu tập và thực hành triệt để sẽ giúp những người sống theo lý tưởng Bồ-tát có thể làm chủ bản thân, sống hòa hợp với thiên nhiên, gia đình, xã hội. Chính trong nhịp sống tổng hòa các mối quan hệ đó, con người sẽ tìm thấy hạnh phúc thật sự. Nếu tất cả đều chấp nhận nếp sống ấy, thế giới sẽ không còn chiến tranh, bất ổn và chung sống trong một xã hội hòa bình, hạnh phúc an lạc. Vì vậy, việc thực hành lắng nghe cõi lòng, để nhìn thấy yêu thương trong suối nguồn đạo Phật chính là thông điệp hạnh phúc và an bình dành cho con người hiện đại.

Chú thích:

[1] Nguyễn Lang (1974), Việt Nam Phật giáo sử luận (tập 1), Nxb Lá Bối, tr.79.

[2] Bazelade (1985), Đạo đức học, Nxb Giáo dục, tr.232.

[3] Thích Thiện Siêu (1993), Kinh Pháp Cú, Viện Nghiên cứu Phật học Việt Nam, tr.57.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Mỗi tần số năng lượng đều có vẻ đẹp riêng

Sống an vui 13:00 02/11/2024

Mỗi người trong chúng ta, dù sống giữa một thế giới chung, lại sở hữu một tần số năng lượng riêng biệt, tạo nên sự khác biệt không ai giống ai.

Hãy để chính đời sống ta trở thành lời hùng biện đánh tan những thị phi

Sống an vui 07:45 02/11/2024

Thị phi là điều mà mỗi chúng ta sẽ có ít nhất vài lần đối diện trong cuộc đời, vì lẽ đơn giản sống ở đời chúng ta phải tiếp xúc với những người xung quanh. Trong lúc tiếp xúc thì không tránh khỏi những va chạm, ghen tỵ, và sự đố kỵ… từ người khác.

Hóa thân một kiếp cũng vì chữ duyên

Sống an vui 18:00 01/11/2024

Dẫu đời trôi chảy mênh mông/ Vui buồn cũng hóa dòng sông xuôi dòng/ Thân này một kiếp hư không/ Nào hay tan hợp cũng vòng tử sinh.

Đối diện thị phi bằng tâm thái an nhiên

Sống an vui 09:50 01/11/2024

Trong cuộc sống, không ít lần chúng ta phải đối diện với thị phi. Thị phi, dù là đúng hay sai, có thể dễ dàng khiến ta cảm thấy tổn thương, thậm chí mất đi niềm vui và bình yên trong tâm hồn. Vậy làm thế nào để đối diện với thị phi một cách an nhiên?

Xem thêm