Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 20/09/2019, 17:23 PM

Lão hóa là hiện tượng tự nhiên

Mọi người thường nghĩ “sinh” là việc đáng mừng. Thực ra, “sinh” là một sự thật về đau khổ. Khổ từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Hệ lụy của “sinh” là già khổ, bệnh khổ và chết khổ, nên có thể tổng kết rằng bản thân của sự sống, của sinh mạng là khổ.

 >>Phật pháp và cuộc sống

Một đời người chỉ một lần sinh ra và chết đi nhưng già lão là cả một quá trình liên tục. Trong quá trình lâu dài và liên tục đó, người ta thường mắc bệnh trong  một thời gian nhất định, có nhiều trường hợp bệnh tật suốt cả một đời từ khi sinh ra cho đến khi chết. Quả thực “già” và “bệnh” dày vò con người trọn cả một đời.

Bài liên quan

Có người nhầm khi cho rằng sau khi sinh ra thì phải sinh bệnh mới đến giai đoạn già nua. Thực ra không phải đợi đến khi tóc bạc da mồi mới được gọi là già mà già lão là kết quả tích lũy trong từng giờ từng phút trong suốt một thời gian nhất định. Từ khi sinh ra đời, và quãng thời gian từ khi sinh ra cho đến khi chết đi là cả một quá trình lão hóa. Một đứa bé đang lớn lên cũng có thể nói đó là một quá trình lão hóa! Con người đang già theo từng giờ từng phút, nên trong bài kệ tán ở khóa tụng buổi chiều có câu “thị nhật dĩ quá, mạng diệc tùy giảm, như thiểu thủy ngư, tư hữu hà lạc, đại chúng đương cần tinh tiến như cứu đầu nhiên, thận vật phóng dật” (một ngày qua đi mạng sống giảm dần, như cá trong ao nước cạn, hỏi có gì vui, mọi người phải nên tinh tiến tu hành, chớ có phóng túng).

Mọi người thường nghĩ “sinh” là việc đáng mừng. Thực ra, “sinh” là một sự thật về đau khổ. Khổ từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Hệ lụy của “sinh” là già khổ, bệnh khổ và chết khổ, nên có thể tổng kết rằng bản thân của sự sống, của sinh mạng là khổ.

Mọi người thường nghĩ “sinh” là việc đáng mừng. Thực ra, “sinh” là một sự thật về đau khổ. Khổ từ khi cất tiếng khóc chào đời cho đến khi trút hơi thở cuối cùng. Hệ lụy của “sinh” là già khổ, bệnh khổ và chết khổ, nên có thể tổng kết rằng bản thân của sự sống, của sinh mạng là khổ.

Bài liên quan

Hồi còn bé, ai cũng mong mình sớm thành người lớn vì một khi lớn sẽ hưởng thụ được những quyền lợi của một người lớn tuổi, có thể đi chơi, làm việc tùy thích mà không bị ai ngăn cấm. Khi đó, thầy cô, bố mẹ không còn quản mình, cũng không phải nghe lời người khác dạy dỗ, hưởng được tự do cao nhất. Sở dĩ thuở nhỏ chúng ta có cách nghĩ thế vì chúng ta chưa từng biết cảm giác “già” là gì. Cuộc đời ngắn ngủi, học hết cấp một, cấp hai, cấp ba rồi vào đại học, tốt nghiệp đi làm, dựng vợ gả chồng xong là giật mình thấy tóc trắng trong tay, như ngày xưa Lý Bạch nói “tóc sáng xanh ngắt mà chiều đã bạc trắng”.

Nhiều người nghĩ: “Lại thêm một năm trôi qua, thế mà chẳng làm nên trò trống gì,  trong khi người ta đến độ tuổi này đã công thành danh toại...”. Cách so sánh tuổi tác như  thế cũng là một nỗi khổ.

Già không nhất thiết chỉ già đến độ lẩm cẩm, nhưng đến tuổi suy lão quả rất khổ. Tâm lý sợ già, sợ tuổi tác, đấy cũng là một nỗi khổ. Vì thế, chúng ta cần cảnh giác mọi lúc mọi nơi trong suốt quá trình lão hóa, đồng thời phải biết tận dụng từng giây phút của đời mình. Như thế chúng ta mới giúp mình sống hữu ích trong thân xác tạm bợ và thời gian tồn tại ngắn ngủi này.

Già không nhất thiết chỉ già đến độ lẩm cẩm, nhưng đến tuổi suy lão quả rất khổ. Tâm lý sợ già, sợ tuổi tác, đấy cũng là một nỗi khổ. Vì thế, chúng ta cần cảnh giác mọi lúc mọi nơi trong suốt quá trình lão hóa, đồng thời phải biết tận dụng từng giây phút của đời mình. Như thế chúng ta mới giúp mình sống hữu ích trong thân xác tạm bợ và thời gian tồn tại ngắn ngủi này.

Bài liên quan

Tuy lão hóa là một hiện tượng tự nhiên nhưng nhiều người, nhất  là các cô các chị,  rất ngại mỗi khi có người đề cập đến chúng; họ thường giấu tuổi của mình như một bí mật cá nhân, hễ có người hỏi đến liền cho rằng hỏi như  thế là thiếu lịch sự, khi người khác đoán tuổi mình trẻ hơn tuổi thật thì vui mừng và cho rằng khuôn mặt và vẻ ngoài của mình trẻ hơn tuổi thực. Phần lớn ai cũng sợ già, không muốn cho người khác thấy mình đã già, họ muốn giữ mãi tuổi thanh xuân, muốn mình trẻ mãi trong mắt người khác. Tâm lý sợ già, trốn tránh sự già nua của tiến trình tự nhiên quả thực là một trong những nỗi khổ của con người, đeo đẳng mãi.

Già không nhất thiết chỉ già đến độ lẩm cẩm, nhưng đến tuổi suy lão quả rất khổ. Tâm lý sợ già, sợ tuổi tác, đấy cũng là một nỗi khổ. Vì thế, chúng ta cần cảnh giác mọi lúc mọi nơi trong suốt quá trình lão hóa, đồng thời phải biết tận dụng từng giây phút của đời mình. Như thế chúng ta mới giúp mình sống hữu ích trong thân xác tạm bợ và thời gian tồn tại ngắn ngủi này.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Lắng nghe những lời thị phi

Góc nhìn Phật tử 16:02 16/04/2024

Sống trong đời sống, ít nhất ta cũng có một lần bị người khác chỉ trích, phê phán, thậm chí là mắng rủa, đay nghiến với những ngôn từ khó nghe… Phải biết lắng nghe những lời thị phi để lớn thêm một chút.

Thay đổi suy nghĩ để thay đổi tiềm thức, từ đó thay đổi số phận

Góc nhìn Phật tử 18:30 15/04/2024

Trong cuộc sống, chúng ta thường đối diện với những thách thức, khó khăn và những biến đổi không ngừng. Trong những thời điểm khó khăn như vậy, nhiều người đã nhận ra rằng bản chất của sự thay đổi thực sự bắt đầu từ bên trong, từ suy nghĩ của chúng ta.

Nhập thất: Cơn đau hành thiền là gì? (15)

Góc nhìn Phật tử 17:00 15/04/2024

Con đường đi đến giải thoát, đến toàn mãn, toàn giác của Đức Phật là Tứ thánh định. Tự lượng sức mình, chỉ “hái lá, bẻ cành” rồi mang về gọi là cây bồ đề của Phật cũng không sai. Đức tin về đạo Phật mênh mông vô cùng tận.

Bảy loại tài sản của bậc Thánh

Góc nhìn Phật tử 14:51 15/04/2024

Đối với thế gian, tài sản là một trong năm món dục (tài, sắc, danh, thực, thùy) mà con người luôn hướng đến, luôn tìm cầu để sở hữu và thụ hưởng. Trong xã hội hiện nay, việc tạo ra tài sản được đặt lên hàng đầu để đáp ứng mục đích thỏa mãn nhu cầu tiêu thụ.

Xem thêm