Bạn bắt đầu cho hành trình “tu tâm” của chính mình chưa?
Cũng như người lữ khách vượt đường xa, gặp biết bao mệt mỏi và trở ngại, cuối cùng nhận ra rằng nơi mình muốn đến không phải một nơi nào đó xa xôi mà là chính trong lòng mình. “Tu tâm” là cuộc hành trình nội tại ấy.
Trên hành trình sống thiền, mỗi chúng ta đang hướng đến một điểm đến duy nhất đó là trở về an trú ngay bản tâm chân thật, ngay con người chân thật vô sinh bất diệt, hiện tiền thanh tịnh của mỗi chúng ta.
Muốn làm được điều này thì mỗi giây phút, mỗi động dụng trong cuộc sống hàng ngày ta phải có sự trọn vẹn nhận biết. Ta trọn vẹn nhận biết trong mỗi bước chân, mỗi hơi thở, mỗi giây phút hiện tại. Ta trọn vẹn nhận biết mỗi tâm hành đang đến đi, sanh diệt.
Ta liền tục trọn vẹn nhận biết những tâm hành đang biểu hiện và ẩn tàng nơi tâm, hành trình này tạm gọi tu tâm. Việc tu tâm trước nhất phải thấy rõ được lộ trình của tâm trí vận hành.
Tâm thanh tịnh, vô ưu, ngời sáng
Bản chất tâm của mỗi chúng ta vốn thanh tịnh, trong sáng như mặt hồ phẳng lặng in bóng trăng rằm. Khi ta nhìn vào mặt hồ ấy, ta thấy chính mình - nguyên sơ và tinh khôi. Nhưng rồi, theo dòng đời, tâm bị vẩn đục bởi những niềm vui nỗi buồn, những mong cầu dục vọng, những vướng mắc và phiền não. Tâm dần trở nên như một hồ nước cuộn sóng, phản chiếu những hình ảnh méo mó. Tâm ta không còn là mặt gương phản chiếu chân thật nữa, mà trở thành một nơi chứa đựng đầy những vọng tưởng và cảm xúc, che lấp đi bản chất sáng suốt vốn có của mình.
Tu tâm tức là ta thường xuyên quay trở lại với tâm thanh tịnh, chiếu sáng mà không để mình cuốn theo vòng xoáy của ngoại cảnh. Khi tâm thanh tịnh, không còn dao động trước những cám dỗ, buồn vui, thành bại, ta mới nhận ra rằng hạnh phúc không đến từ điều gì bên ngoài, mà xuất phát từ nội tại, từ bản chất trong sáng của tâm.
Nếu không gìn giữ tâm thanh tịnh, mọi hạnh lành ta tu tập cũng chỉ là hình thức bề ngoài. Chỉ khi tâm ta được thanh tịnh, trong mỗi hành động, mỗi lời nói mới toát ra được lòng từ bi, sự hiểu biết và cảm thông. Hạnh đó mới là hạnh chân thật, xuất phát từ chơn tâm.
Cũng như người lữ khách vượt đường xa, gặp biết bao mệt mỏi và trở ngại, cuối cùng nhận ra rằng nơi mình muốn đến không phải một nơi nào đó xa xôi mà là chính trong lòng mình. “Tu tâm” là cuộc hành trình nội tại ấy. Là khi ta trọn vẹn nhận biết từng tiếng vọng của tâm, gạn lọc từng suy nghĩ và cảm xúc, để rồi nhận ra rằng mọi đau khổ và phiền não đều chỉ là những lớp sương phủ mờ tâm trí.
Tu tâm đơn giản chỉ là sự quay về với chính mình, với sự thuần khiết vốn có của tâm. Người muốn tiến đến đạo Thánh, người muốn hiểu ngộ chơn tâm, cần phải hiểu rõ rằng: tất cả hạnh lành, tất cả sự bình an, đều bắt đầu từ việc giữ cho tâm thanh tịnh. “Tu tâm” chính là con đường về chơn tâm thanh tịnh, con đường trở về với chính mình.
Giây phút ta vượt lên tâm trí, sống ngay tâm giác đó chính là tu tâm. Làm thế nào để ta thực hiện được điều này? Câu trả lời là cần ta có sự trọn vẹn nhận biết. Vậy bạn bắt đầu cho hành trình tu tâm của chính mình chưa?
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Bạn bắt đầu cho hành trình “tu tâm” của chính mình chưa?
Góc nhìn Phật tử 08:20 11/11/2024Cũng như người lữ khách vượt đường xa, gặp biết bao mệt mỏi và trở ngại, cuối cùng nhận ra rằng nơi mình muốn đến không phải một nơi nào đó xa xôi mà là chính trong lòng mình. “Tu tâm” là cuộc hành trình nội tại ấy.
Đọc sâu, sống sâu - đầu tư cho chiều sâu của tâm thức
Góc nhìn Phật tử 12:36 10/11/2024Có lẽ với một số người đọc sách chỉ là để giải trí. Nhưng nếu đọc sách để giải trí là xa xỉ với bạn thì chúng ta cũng có thể chuyển sang “đọc sách có mục đích”.
Tu và học
Góc nhìn Phật tử 11:38 10/11/2024Tu và học luôn song hành với nhau, nhất là đòi hỏi phải có sự nỗ lực siêng năng, không sợ khó, vì có khó mới cố gắng tu học, còn dễ quá thì sinh ra lười biếng.
Lòng biết ơn chảy qua tĩnh lặng
Góc nhìn Phật tử 10:50 10/11/2024Biết ơn những thử thách trên con đường đạo/ mỗi lần vấp ngã là mỗi lần học cách đứng lên/ những nỗi đau cũng là thầy của con/ dạy con biết rằng hạnh phúc không ở ngoài kia mà từ trong tâm mình...
Xem thêm