Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Xóa đi sự cách biệt giữa sống và chết

Phật giáo quan niệm “duy tâm sở hiện” hay “mọi thứ đều do tâm mình mà ra”. Các nhà tâm lý học có đề cập đến sự chuyển hình ảnh của những người mình thương yêu vào trong tâm khi người thân yêu của chúng ta qua đời. Do đó, ta luôn luôn cảm thấy trong lòng mình họ vẫn luôn gần gũi.

>>Phật pháp và cuộc sống

Bài liên quan

Khi bày tỏ công khai lòng thương nhớ đó qua các lễ cầu siêu và cúng thức ăn cho người qua đời, chúng ta thấy mình gần gũi với họ theo như ước vọng tốt đẹp tự nhiên nơi mỗi chúng ta. Nói khác đi, ranh giới giữa đôi bờ sinh tử bị xóa mờ. Do đó, sự tiến cúng hương linh bằng những nghi thức lễ lạy, cầu nguyện và cúng hương hoa, quả phẩm cùng thức ăn vào những ngày đầu và ngày giỗ sau đó rất có ích lợi cho người sống. Và dĩ nhiên mọi việc chỉ tốt đẹp khi được thực  hành trong sự chừng mực, trong giới hạn cần thiết, không quá nhiều và không quá ít, qua việc bỏ bớt những điều không còn hợp thời và không phù hợp với giáo lý Đạo Phật như đốt vàng mã hay giết hại loài vật để cúng cho người qua đời.

Trong ý nghĩa tốt lành đó mà sau bảy lễ cầu siêu và cúng linh ở chùa trong bảy tuần lễ, gia đình người quá cố có thể xin gửi người thân của mình tại  chùa, bằng cách mang bài vị gồm có hình và tên tuổi người qua đời đến xin thờ tại chùa với niềm tin là hương linh nhờ đó mà được thường ngày nghe kinh kệ, trút bỏ mọi điều dính mắc, quay về với Phật tính và nhờ đó mà trở về với thế giới an lành giải thoát của chư Phật. Trong lòng những người thân quyến nhờ đó mà được an ổn rất nhiều.

Sau bảy lễ cầu siêu và cúng linh ở chùa trong bảy tuần lễ, gia đình người quá cố có thể xin gửi người thân của mình tại chùa, bằng cách mang bài vị gồm có hình và tên tuổi người qua đời đến xin thờ tại chùa với niềm tin là hương linh nhờ đó mà được thường ngày nghe kinh kệ, trút bỏ mọi điều dính mắc, quay về với Phật tính và nhờ đó mà trở về với thế giới an lành giải thoát của chư Phật.

Sau bảy lễ cầu siêu và cúng linh ở chùa trong bảy tuần lễ, gia đình người quá cố có thể xin gửi người thân của mình tại chùa, bằng cách mang bài vị gồm có hình và tên tuổi người qua đời đến xin thờ tại chùa với niềm tin là hương linh nhờ đó mà được thường ngày nghe kinh kệ, trút bỏ mọi điều dính mắc, quay về với Phật tính và nhờ đó mà trở về với thế giới an lành giải thoát của chư Phật.

Bài liên quan

Trước đây ở Việt Nam, con cái thường để tang cha ba năm và tang mẹ hai năm. Trong thời gian chịu tang cha, mẹ, ông, bà, con cháu bày tỏ lòng hiếu thảo bằng cách tránh tham dự những cuộc vui chơi, rượu chè, bài bạc, tiệc tùng hay những lễ cưới hỏi. Khi làm lễ cầu siêu, họ mặc quần áo trắng và bịt khăn trắng, ngày thường thì họ đeo một miếng vải đen nơi áo. Ngày nay, đời sống trở nên bận rộn hơn, con cháu thường làm lễ xả tang sau một hay hai năm, hoặc sớm hơn nữa, để dễ dàng tham dự vào các sinh hoạt xã hội cũng như tổ chức cưới hỏi cho con cháu.

Trên thực tế, việc hạn chế bớt những cuộc vui chơi, giải trí không cần thiết rất ích lợi cho những người đang chịu tang. Họ có thể tự nhắc nhở mình hay khước từ những sự mời mọc vì lý do tang chế để không tham dự vào các cuộc vui chơi, tiệc tùng, ăn uống hay tiêu pha không cần thiết làm hao tốn của cải và sức khỏe. Nhờ đó họ có thêm thì giờ nghỉ ngơi, tu tập và sống đời lành mạnh như ý muốn.

Khi một người qua đời, chúng ta cần nâng đỡ tinh thần người thân của họ, giúp họ liên lạc với quý Tăng Ni cùng Ban hộ niệm để tổ chức tang lễ được tốt đẹp.

Khi một người qua đời, chúng ta cần nâng đỡ tinh thần người thân của họ, giúp họ liên lạc với quý Tăng Ni cùng Ban hộ niệm để tổ chức tang lễ được tốt đẹp.

Như thế, ngoài mục đích chính là bày tỏ lòng thương yêu kẻ qua đời, tất cả những nghi lễ trên còn giúp cho người sống được bình an, lành mạnh về thể chất lẫn tinh thần và giúp họ thích nghi để tiếp tục tiến bước vững chãi trên đường đời.

Bài liên quan

Người Phật tử do đó phải biết quý trọng những nghi lễ ấy và cố gắng thực hành cho mình và gia đình mình được lợi lạc. Người Phật tử là người sống với tình thương yêu và sự hiểu biết chân thật. Do đó, khi một người qua đời, chúng ta cần nâng đỡ tinh thần người thân của họ, giúp họ liên lạc với quý Tăng Ni cùng Ban hộ niệm để tổ chức tang lễ được tốt đẹp.

Trong hoàn cảnh đau thương của gia đình có thân nhân vừa qua đời, chúng ta nên tránh nói những điều tiêu cực nhằm gây thêm những sự lo lắng sợ hãi, như nói về sự trừng phạt ở địa ngục, về thần trùng, về những giấc mơ kinh hãi, về những điềm xấu, về những nợ nần không trả được...

Như thế, để thể hiện đạo làm người (nhân đạo), một người nếu gặp hoàn cảnh một người bạn hay một kẻ không quen biết bệnh nặng sắp lìa đời mà không có thân nhân, thì nên thông báo cho các vị Tăng Ni, linh mục.  Nếu vì xa xôi cách trở không ai đến được thì nên lấy kinh sách mà đọc cho họ nghe. Lúc đó họ cần được nghe những lời dạy trong giáo lý hơn bao giờ hết. Hình ảnh đấng giáo chủ cùng những lời dạy trong giáo lý đem lại rất nhiều lợi ích trong giờ phút họ lâm chung.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi

Phật pháp và cuộc sống 09:50 02/11/2024

Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...

Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây

Phật pháp và cuộc sống 08:30 02/11/2024

Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.

Ra đi để biết nẻo về

Phật pháp và cuộc sống 13:50 01/11/2024

Có một cô bé vì làm quấy nên bị mẹ quở mắng, cô cãi lại mẹ rồi tức giận bỏ nhà ra đi. Cô đi lang thang từ sáng đến tối mà chẳng biết về đâu, bụng đói meo vì không có gì bỏ vào cả, trong túi của cô cũng chẳng có tiền.

Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên

Phật pháp và cuộc sống 13:04 01/11/2024

Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.

Xem thêm