Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ ba, 12/09/2023, 12:48 PM

Lấy thống khổ chuyển thành hoa sen rực rỡ

Hòa Thượng Quảng Khâm từng nói: Tu hành không phải là ở chổ thảo luận xem sự việc là vô lý hay hữu lý, mà chính là xem khi bạn gặp hoàn cảnh, bạn có thể nhẫn nại hay không nhẫn nại!

Ân sư kể rằng, vào lúc đang xây dựng chùa Thừa Thiên, mọi người đều hợp sức làm việc không ngừng. Một hôm, trong lúc mọi người rất mệt mỏi vì cả ngày phải làm việc hì hục trong đất bùn, lão Hòa Thượng Quảng Khâm bỗng đưa ra một cái hộp lớn đựng đủ các loại đinh sắt đã trộn lẫn với nhau và bảo mọi người đem hộp đinh này mà lựa riêng ra từng loại lớn nhỏ, theo kích cỡ khác nhau.

Ân sư tôi kể rằng, bấy giờ bà chợt nghĩ: “Chà! Lão Hòa Thượng, sao mà Ngài lại chọn trong lúc mọi người quá mệt mỏi như thế này mà bảo người ta đi lựa đinh chứ?”.

Thế nhưng Lão Hòa Thượng vẫn tỉnh bơ sắc mặt, nói:

- Không lẽ đến khi c.h.ế.t còn để cho cô chọn thời gian sao?.

Bấy giờ ân sư tôi vội quì xuống, hiểu ra được ý tứ của Lão Hòa Thượng mà đáp lại:

- Đệ tử xin đi lựa đinh đây!.

Sau đó bà mới cố sức, phấn chấn tinh thần, lựa đinh phân ra từng cái, theo lớn nhỏ mà xếp thành loại. Lựa đến nửa đêm thì xong, bà đến báo cáo với Lão Hòa Thượng:

- Đệ tử đã phân loại đinh xong xuôi rồi!.

Lão Hòa Thượng nói:

- Lựa cũng là việc của cô, không lựa cũng là việc của cô!.

Sinh tử Đại sự, tu mau kẻo trễ!

01

Chúng ta không có cách gì để chọn cho được lúc sắp c.h.ế.t nhằm vào lúc chúng ta thong thả. Bất kể ba mươi tuổi thì c.h.ế.t, hoặc tám mươi tuổi mới c.h.ế.t, nói chung đó là một ngày già nhất, mệt nhất trong cuộc đời. Cho nên bình thường chúng ta nên luyện tập không kể lúc đau khổ mệt nhọc nào, chúng ta đều phải chánh niệm rõ ràng.

Thường thường khi chúng ta đang quá mệt mỏi mà có người bảo chúng ta làm việc gì đó thì có thể chúng ta có cảm giác rằng người ấy rất là vô lý, rất là không tế nhị. Nếu chúng ta đang ngủ ngon mà bị người ta gọi dậy làm việc thì có thể chúng ta bực bội, cau có với người ấy. Nhưng lão Hòa Thượng thường đào luyện đệ tử lại không như thế! Đương nhiên có người không thích, không vui, không hiểu việc đào luyện của Lão Hòa Thượng, nên tự mình đi ngủ trước cho rồi. Nhưng lại có người hiểu rõ tu hành chính là đào luyện tự mình, thường luôn giác tỉnh. Người ấy không cần biết sự việc là hữu lý hay vô lý, cứ việc nêu cao chánh niệm, thực hiện việc đào luyện mà mình phải thực hiện, giao nộp bài đáp mà mình phải giao nộp. Lão Hòa Thượng nói: tu hành không phải là ở chổ thảo luận xem sự việc là vô lý hay hữu lý, mà chính là xem khi bạn gặp hoàn cảnh, bạn có thể nhẫn nại hay không nhẫn nại!

Chúng ta cần chú ý lời nói của Lão Hòa thượng: "Lựa cũng là việc của cô, không lựa cũng là việc của cô". Quả thực đến Tây Phương cũng là việc của bạn! Bạn phải thường đề khởi tinh thần, chánh niệm rõ ràng, đó cũng là việc của bạn. Bạn muốn hồ đồ trong mập mờ, vọng tưởng phiền não cũng là việc của bạn. Trong khi tôi bệnh rất thống khổ, ân sư tôi đến bên giường, kể cho nghe sự khai thị của lão Hòa Thượng và quá trình tu hành của chính ân sư.

Tôi nghe xong rất cảm động, bèn trở nên hăng hái mà niệm Phật, bởi vì niệm cũng là việc của tôi, không niệm cũng là việc của tôi. Cần niệm Phật để vãng sanh Tây Phương là niềm hạnh phúc giải thoát của tôi. Không niệm Phật để phải thống khổ luân hồi đó cũng là việc của tôi, cũng là chính tôi phải chịu khổ.

Chúng ta đều là kẻ phàm phu chưa thành tựu được sức nhẫn nại, trong lúc thân tâm chịu bao nhiêu thứ khổ nhọc, tuy biết rằng đây chỉ là nghiệp báo mà ta phải chịu nhận, cũng không thể an nhiên mỉm cười. Khi chúng ta không chịu đựng được, chúng ta chỉ cần đề khởi tín nguyện. Cũng giống như nửa đêm canh ba phấn chấn tinh thần, đem đinh ra mà lựa, nêu cao tín tâm nguyện lực mà niệm Phật, nhất định chúng ta về đến Cực Lạc Tây Phương. Con đường này là con đường không ngừng để khởi tín tâm nguyện lực, đó chính là con đường lấy thống khổ chuyển thành hoa sen rực rỡ.

Trích "Liên Hoa Hóa Sanh" - Pháp sư Đạo Chứng.

Dịch Giả: Trần Tuấn Mẫn. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Tư liệu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Tư liệu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Tư liệu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Bay qua miền hạnh phúc

Tư liệu 17:30 18/11/2024

Phật pháp chính là diệu pháp, đã chắp cho tôi đôi cánh, giúp tôi bay lên cao, ra khỏi vực thẳm tuyệt vọng, đi đến miền hạnh phúc…Tôi xin cảm tạ Chư Phật Bồ Tát, cảm tạ tất cả những thiện hữu đã nhọc nhằn tâm lực, công sức vì tôi.

Xem thêm