Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 03/05/2019, 20:42 PM

Sinh tử Đại sự, tu mau kẻo trễ!

Sinh tử là chu kỳ chuyển hóa Sống - Chết và Chết - Sống của chúng sinh xảy ra liên tục trong vòng Luân Hồi, tùy theo luật nghiệp báo hay nhân quả. Làm thế nào để hiểu rõ sự cần thiết phải thoát khỏi chu kỳ sống chết. 

"Do chúng ta phải cam chịu vô vàn đau khổ trong vòng sinh tử. Nếu người học Phật không chân thành quán niệm sự thật đau khổ, họ sẽ không đạt được kết quả tốt dù có cố gắng học tập, bởi lẽ họ chưa đủ kinh nghiệm sợ hãi để có thể gắng hết sức tìm giải thoát."(theo HT Thích Thiền Tâm trong "Đạo Phật của Trí Tuệ và Đức Tin")

Nếu người học Phật không chân thành quán niệm sự thật đau khổ, họ sẽ không đạt được kết quả tốt dù có cố gắng học tập, bởi lẽ họ chưa đủ kinh nghiệm sợ hãi để có thể gắng hết sức tìm giải thoát.

Nếu người học Phật không chân thành quán niệm sự thật đau khổ, họ sẽ không đạt được kết quả tốt dù có cố gắng học tập, bởi lẽ họ chưa đủ kinh nghiệm sợ hãi để có thể gắng hết sức tìm giải thoát.

2 câu chuyện dưới đây làm sáng tỏ điều trên:

Câu chuyện 1: 

Ở Ấn Độ khi xưa có một vị vua tin vào ngoại đạo khổ hạnh. Các vị nầy lấy tro xát vào thân, ngủ trên bàn chông, hay làm theo nhiều kiểu khổ hạnh khác, Trong khi đó, các sư Phật giáo thì tu có vẻ thoải mái hơn nhiều, bởi họ không theo các hạnh ép xác.

Bài liên quan

Một hôm, nhà vua hỏi các vị tu sĩ Phật giáo: "Theo Trẫm nghĩ, những cách khổ hạnh của các vị tu sĩ không phải Phật giáo kia, cũng không đủ giúp họ chấm dứt phiền não. Vậy mà các sư đây tu hành có vẻ lôi thôi, làm sao các sư có thể trừ hết các ý tưởng dâm dục?".

Một vị Pháp sư Phật giáo trả lời: "Tâu Bệ hạ! Giả sử Bệ hạ cho đem một tử tù trong ngục ra và nói với hắn: Bưng bát dầu đầy này bằng cả hai tay và đi suốt quãng đường náo nhiệt kia. Nếu ngươi có thể trở lại mà không làm đổ mất một giọt dầu nào, ta sẽ tha mạng cho ngươi.!

Rồi giả sử Bệ hạ cho nhiều ca nữ xinh đẹp đến ca hát và nhảy múa theo nhạc, dọc theo quãng đường tên tử tội đi qua.

Nếu hắn làm đổ dầu, dĩ nhiên Bệ hạ cho xử tử hắn. Còn nếu hắn có thể trở về mà không làm đổ mất giọt dầu nào, Bệ hạ nghĩ hắn sẽ trả lời ra sao nếu Bệ hạ hỏi hắn thấy gì trên đường đi?

Nhà vua hiếu kỳ nên cho làm theo vị pháp sư nói.

Vì sao họ không cắt đứt được phiền não? Bởi vì họ chưa hiểu thấu sanh tử. Họ chưa thật biết vấn đề sinh tử quan trọng đến mức nào!

Vì sao họ không cắt đứt được phiền não? Bởi vì họ chưa hiểu thấu sanh tử. Họ chưa thật biết vấn đề sinh tử quan trọng đến mức nào!

Tên tử tù đã trở về, hớn hở với bát dầu nguyên vẹn. Nhà vua hỏi hắn: "Nói ta biết ngươi thấy gì dọc theo đường đi?

Tử tội thưa "Tâu Đại vương, con chẳng thấy cái gì cả! Bởi vì con chú tâm nhìn vào bát dầu, sợ nó nghiêng đổ thì con bi mất đầu!"

Nhà vua gật đầu, quay sang vị pháp sư:hỏi: "Đây là chân lý gì vậy?'

Vị pháp sư thưa: "Tâu Bệ hạ!Tên tử tù giống như vị tăng non trẻ mới rời khỏi gia đình, vậy mà hắn định tâm được đến mức như thế. Còn những vị khổ hạnh kia tu lâu hẳn cũng biết vấn đề sanh tử là quan trọng, không thể phí thì giờ nghĩ tới chuyện dâm dục (cám dỗ nguy hiểm nhất cho các nhà tu khổ hạnh)...

Nhưng vì sao họ không cắt đứt được phiền não? Bởi vì họ chưa hiểu thấu sanh tử. Họ chưa thật biết vấn đề sinh tử quan trọng đến mức nào, nên không được như tên tử tù kia."

Câu chuyện 2:

Có vị vua Mu Chung của triều đại nhà Đường, rất khâm phục tài đức của Quốc Sư Wu Yeh, nên nhiều lần ra chiếu chỉ sai sứ đến mời đại sư đến để hỏi đạo. Đối với hầu hết các đối tượng khác, thì đó là cơ hội rất vinh dự không thể bỏ qua. Nhưng đại sư luôn từ chối, vì ngài không muốn bị quấy nhiễu bởi các việc trần tục.

Lần sau cùng, nhà vua rất giận nên bảo sứ giả: "Nếu lần nầy ngươi không thuyết phục đưọc lão tăng, ngươi sẽ bị mất đầu."

Bài liên quan

Vị sứ giả đến Sư, khóc lóc năn nỉ Sư phải chiều ý vua để cứu mạng mình. Đại sư biết không thể từ chối lời khẩn cầu, nên nói: "Được rồi! Ta sẽ đi!".

Rồi ngài nhóm họp đệ tử, hỏi người nào muốn theo ngài đến diện kiến nhà vua. Một vị đưa tay lên xin theo. Sư hỏi: "Một ngày con đi được bao nhiêu dặm đường?" 

Trả lời: "Con đi được 50 dặm."

Sư lắc đầu, nói "Không đủ nhanh!".

Một vị khác nói "Con đi được 65 dặm".

Vị thứ Ba nói 70 dặm, Sư đều lắc đầu.

Sau cùng có vị tăng nhỏ tuổi đưa tay lên nói: "Con theo Thầy được, Thầy đi đâu con theo đấy! " Lần nầy Sư gật đầu, mỉm cườì chấp nhận.

Tu để làm chủ Sinh - Tử. Các vị tăng đắc đạo có thể hoàn toàn thoát khỏi các bận bịu thế tục. Họ sống ngoài sự hiểu biết của thế nhân, và ngoài vòng kềm tỏa của sinh tử.

Tu để làm chủ Sinh - Tử. Các vị tăng đắc đạo có thể hoàn toàn thoát khỏi các bận bịu thế tục. Họ sống ngoài sự hiểu biết của thế nhân, và ngoài vòng kềm tỏa của sinh tử.

Sau đó, Sư tắm rửa xong, trở lại ngồi xếp bằng trên bồ đoàn, vào tam-ma-địa rồi thở hắt ra tại chỗ.

Vị tiểu tăng thấy vậy nói: "Thầy đi rồi! Để tôi đi theo!" Rồi thở hơi cuối cùng trong tư thế đứng thẳng.

Câu chuyện thú vị nầy cho thấy các vị tăng đắc đạo có thể hoàn toàn thoát khỏi các bận bịu thế tục. Họ sống ngoài sự hiểu biết của thế nhân, và ngoài vòng kềm tỏa của sinh tử.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Kiến thức 16:10 21/11/2024

Người sống có phúc có đức chắc chắn sẽ an vui hạnh phúc bền lâu, nhưng quan trọng là làm thế nào để tạo ra phước đức bền vững?

Từ, bi, hỷ, xả - bốn tâm vi diệu

Kiến thức 13:12 21/11/2024

Bốn tâm vô lượng này tuy riêng biệt nhưng làm nền tảng cho nhau, tương tức với nhau.

Nhớ ơn Thầy Tổ

Kiến thức 08:35 21/11/2024

Chúng ta muốn tỏ lòng biết ơn người đi trước, thì không gì thiết thực hơn là phải thực hành theo ba điểm sau đây...

Xem thêm