Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 31/10/2016, 13:17 PM

Lễ dâng Y Kathina tại chùa Khmer ở Đồng Mô, Hà Nội

08h00 ngày 29/10/2016, Đại lễ dâng Y Kathina, ngày hội lớn và quan trọng nhất của hệ phái Phật giáo Nguyên Thủy tại Việt Nam đã chính thức diễn ra tại chùa Khmer, ngôi chùa nằm trong quần thể làng Văn hóa các Dân tộc Việt Nam tại Đồng Mô, Sơn Tây, Hà Nội. 

Đến tham dự buổi lễ có HT.Thích Gia Quang, Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN; Chư tôn Giáo phẩm hệ phái Phật giáo Nguyên thủy; đại diện lãnh đạo Ban quản lý làng Văn hóa các dân tộc Việt Nam, các cấp chính quyền của thị xã Sơn Tây cùng đông đảo Chư tôn đức tăng, ni và hơn 2000 phật tử.

Đại diện khách mời quốc tế có sự hiện diện của Đại sứ quán nước Cộng hòa Sri Lanka và Vương quốc Campuchia.

Lễ dâng Y Kathina năm nay được tổ chức với quy mô lớn hơn, lượng người đổ về chùa Khmer năm nay đông hơn năm trước, với sự tham gia của các đoàn phật tử ở các tỉnh miền núi phía Bắc xa xôi như: Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái... 
 
Chùa Khmer được xây dựng theo nguyên mẫu ngôi chùa K’Leang ở Đồng bằng sông Cửu Long. Quần thể chùa Khmer là một tổng thể những công trình đặc sắc nhất trong kiến trúc của người Khmer, được coi là biểu tượng của nền văn hóa, tôn giáo, tín ngưỡng của dân tộc Khmer và nằm trong quần thể Làng văn hóa các dân tộc Việt Nam.

Sau khi xây dựng, Nhà nước ta đã phối hợp cùng GHPGVN tiến hành thỉnh sư về trụ trì, điều hành công tác phật sự tại ngôi chùa này. Đây là lần thứ 3 Đại lễ dâng Y Kathina theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy được tổ chức tại đây. 
 
Theo truyền thống Phật giáo Nguyên thủy, mỗi năm chỉ một lần duy nhất, sau mùa An cư kiết hạ kéo dài 3 tháng (Rằm tháng 6 đến Rằm tháng 9) là đến ngày phật tử có cơ hội lớn trong năm được cúng dường áo “Cà sa Kathina và bình bát” đến người xuất gia.

Đối với những người dân theo Phật giáo Nam tông, lễ dâng Y Kathina có một ý nghĩa hết sức to lớn, bởi Chư tỳ kheo tăng đã an cư nhập hạ suốt 3 tháng mùa mưa tại một nơi nào đó và chỉ được phép thọ nhận tấm Y Kathina của thí chủ một lần duy nhất trong năm, vào mùa dâng Y Kathina mà thôi.

Cho nên quả báu của lễ dâng Y Kathina đặc biệt hơn quả báu của các buổi lễ làm phước thiện bố thí cúng dường khác đến Chư tỳ kheo tăng. 
 
Tại buổi lễ, Chư tôn đức đã cùng thực hiện các nghi thức lễ nhiễu Phật 3 vòng xung quanh chính điện theo thứ tự: Chư tôn đức đi thành 2 hàng phía trước, tiếp đến là đội rước Y Kathina và các vật phẩm, tịnh tài, tịnh vật như Y áo, Bình bát, thuốc men... 
 
Tiếp đó các nhà sư đã làm chủ lễ thực hiện lễ Quy y Tam bảo và có bài pháp thoại ngắn về ý nghĩa và nghi thức lễ dâng Y Kathina. Kết thúc buổi lễ, Chư tôn đức đã tụng kinh cầu an, chúc phúc hồi hướng cho thân bằng quyến thuộc các gia đình phật tử.

Vũ Đạo
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Thiêng liêng lễ rước đèn lồng, bắn pháo hoa mừng Phật đản tại TP.Cheongju

Ảnh 17:00 06/05/2024

Trong niềm hân hoan hướng về Đại lễ Phật đản PL.2568, tối 4/5, Phật giáo Hàn Quốc tỉnh Chung Buk, thành phố Cheongju đã long trọng tổ chức lễ diễu hành đèn lồng, bắn pháo hoa và đại nhạc hội.

Viếng chùa Ô Chum, di sản hơn 200 tuổi ở Sóc Trăng

Ảnh 09:55 01/05/2024

Chùa Ô Chumaram Prếk Chếk (hay gọi chùa Ô Chum), nằm ở ấp Vĩnh Thanh, xã Vĩnh Quới, thị xã Ngã Năm, Sóc Trăng, được hình thành trên 200 năm. Hiện nay, chùa trở thành một điểm đến lịch sử, văn hóa của nhiều du khách.

Người dân một số quốc gia Đông Nam Á đi chùa, cầu an dịp Tết cổ truyền

Ảnh 19:42 15/04/2024

Không khí lễ hội đón tết cổ truyền 2024 đang diễn ra sôi nổi tại nhiều quốc gia khu vực Đông Nam Á.

Ngắm những ngôi chùa có kiến trúc độc đáo của người Khmer tại Sóc Trăng

Ảnh 13:16 05/04/2024

Sóc Trăng là tỉnh có đông đồng bào dân tộc Khmer sinh sống nhất cả nước, vì thế cũng là nơi lưu giữ những bản sắc văn hóa độc đáo của người Khmer, đặc biệt là kiến trúc tại các ngôi chùa.

Xem thêm