Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ năm, 28/03/2024, 23:12 PM

Lễ nghi căn bản khi vào tự viện 

Người Việt Nam ta có thói quen vào các ngày: rằm, mùng một, ngày vía, tết nguyên đán...Dù không phải là Phật tử, đôi khi cũng tìm đến chùa lễ bái chư Phật, Bồ tát, Thánh hiền, phát nguyện tu nhân tích đức, gieo duyên lành vào thửa ruộng Tam Bảo.

Với tấm lòng hướng thiện ấy, sẽ xua tan đi bao nỗi âu lo, nhẹ nhàng thanh thản, trở về với thực tại sống với chính mình. Tuy nhiên, khi bước vào chốn thoát tục ấy, cần phải có những nghi dung lễ kính. 

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Chùa là nơi thanh tịnh trang nghiêm, nơi ấy dành cho những ai muốn tịnh hóa tâm hồn, sống đời giải thoát giữa cõi đời nhiều phiền lụy này. Vì thế đối với tín chúng khi bước vào chùa tham quan lễ bái, nên chú ý những lễ nghi sau: 

1. Bước vào cổng chùa: 

Khi bước vào cổng chùa phải thể hiện phong cách của người học Phật, xưng hô đối với người xuất gia cho đúng cách. 

2. Bước vào điện Phật: 

Khi bước vào điện Phật, không nên lớn tiếng nói cười, đùa giỡn, bàn luận việc đời. hút thuốc, ăn uống, khạc nhỗ... 

3. Dâng hương cúng Phật: 

Hương tiêu biểu cho giới định chơn hương, đốt hương chính là để cảnh tỉnh chúng ta phải tu hành giới định, biểu đạt sự tôn kính Phật. 

4. Vào chùa phục sức cần phải sạch sẽ lịch sự trang nghiêm: 

Chùa là nơi trang nghiêm thanh tịnh, cho nên cần phải phục sức cho sạch sẽ kín đáo để không mất sự trang trọng. 

5. Những pháp khí trong nhà chùa không nên tự tiện đánh gõ. 

Nhân vì các loại pháp khí trên dùng để sử dụng trong các Pháp sự, báo giờ, tất cả những thời khóa trong chùa đều do pháp khí báo hiệu. Cho nên không nên tự ý sử dụng. 

6. Bảo vệ những vật chất trong tự viện. 

Sử dụng những phẩm vật trong tự viện phải biết tiết chế quý tiếc, không nên lãng phí. 

Nhìn chung, phong cách của người Phật tử đi chùa thể hiện một nếp sống cao đẹp, đang hướng về nẻo thiện, một cảnh giới tâm linh mầu nhiệm, là một điểm tựa của tinh thần, để tìm lại khoảng lặng yên trong tâm hồn mà mình đã từng bị lãng quên. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Phấn chấn hơn lên

Kiến thức 09:00 27/04/2024

Làm thế nào, bằng phương pháp khả thi cụ thể nào giúp ta siêng năng, tinh tấn, phấn chấn hơn lên hướng về những mục tiêu tốt đẹp mà ta đã vạch ra là điều rất cần thiết cho tất cả mọi người, mọi giới kể cả các vị tu hành.

Thuốc trị bệnh tham sắc

Kiến thức 08:05 27/04/2024

Đến bệnh tham sắc. Đây cũng thuộc loại bệnh trầm trọng. Bệnh này lấy thuốc quán bất tịnh để trị.

Vì sao chúng ta không thường niệm Phật Thích Ca lại niệm Phật A Di Đà?

Kiến thức 07:57 27/04/2024

Niệm Phật A Di Đà là do Bổn Sư Thích Ca dạy niệm, như cha mẹ sanh con phải đem giao cho thầy dạy, học vấn thành công là do thầy lập ra. Niệm Phật A Di Đà cũng vậy.

Phật dạy thần chú phá trừ những việc xấu ác

Kiến thức 17:33 26/04/2024

Nếu người trì tụng muốn làm pháp này được thành tựu, trước cần phải sạch sẽ trai giới, phát tâm chí thành tụng đà-ra-ni 10 vạn biến cho được thuộc làu rồi, nhiên hậu mới tùy chỗ làm phép được thành tựu.

Xem thêm