Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Lễ Phật: Hành động rèn luyện tự giác, là sự hưởng thụ tối cao

Có người cứ nghe nói đến việc “Lễ Phật” bèn bài xích là hành động mê tín, chứ thật ra đối với ý nghĩa của chữ Phật và đạo lý “Lễ bái” hoàn toàn chẳng hiểu gì nên mới ngộ nhận như thế.

Lễ Phật nào phải là sùng bái, van vái thần minh bên ngoài một cách mù quáng, mà chính là một hành vi hợp lý, đúng đắn, có tiềm năng thâm nhập, khai phát tự tánh nội tại. Lễ bái chẳng những giúp cho thân, tâm khang kiện, mà còn có thể giúp ta huấn luyện năng lực giác chiếu cao cấp. Nếu bàn đến tác dụng “Khiến tâm vui vẻ, sảng khoái, an định” thì lễ bái cũng là cách hưởng thụ pháp lạc cao quý. Nếu đã có thể tin tưởng vào lời giải thích căn bản trên thì không ai lại chẳng tán thành, đề cao hoạt động thân, tâm, tinh thần ưu tú này.

Cách lễ Phật đúng pháp.

Cách lễ Phật đúng pháp.

Có nhiều phương thức biểu đạt sự lễ kính sai khác. Do mỗi quốc gia có một nền văn hóa sai khác nên phương thức biểu đạt lễ kính cũng phải sai khác. Chẳng hạn như: Nước thì chắp tay, nước thì khom mình, có nước cúi đầu để biểu đạt ý lễ kính. Tại Tây Tạng, thường dùng phương thức “Đại lễ bái” để lễ Phật. Thậm chí ngay nơi lúc trời Ðông tuyết đọng, họ vẫn kiền thành rạp lạy toàn thân, nằm mọp xuống đất, hai tay hướng thẳng về trước, ép sát xuống đất.

Tại Ấn Ðộ, có chín phương thức biểu đạt sự lễ kính, gọi là “Thiên Trúc cửu nghi”:

1. Mở lời thưa hỏi.

2. Cúi đầu biểu thị sự cung kính.

3. Giơ tay lên cao vái chào.

4. Chắp tay đặt ngang ngực.

5. Co gối (Ấn Ðộ coi phía phải tượng trưng cho chánh đạo, vì thế trong kinh thường thấy nói “Trật áo vai hữu, gối phải chấm đất, gối trái dựng thẳng lên” để biểu thị sự lễ kính).

6. Quỳ thẳng (hai gối cùng đặt sát đất, mũi bàn chân chạm đất).

7. Bàn tay và gối cùng chạm đất.

8. Ngũ luân cùng gập lại (ngũ luân còn gọi là ngũ thể) tức là đầu, hai gối, hai tay thảy đều cong lại

9. Ngũ thể đầu địa (năm vóc gieo xuống đất) là cách lễ kính cao nhất, còn gọi là “Đảnh lễ”, “Đầu diện lễ”, “Tiếp túc lễ”; hàm ý: Dùng phần cao nhất trong thân ta là đầu mặt chạm đất để kính lễ, ôm lấy chân người nhận lễ. Cách này còn gọi là “Ngũ luân đầu địa” vì đầu, hai tay, hai gối đều chạm đất.

Chín cách lễ bái trên liệt kê theo thứ tự từ khinh đến trọng (chép theo sách Ðại Ðường Tây Vực Ký).

(Trích theo cuốn Lễ Phật & Y học).

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chung quanh vấn đề vãng sanh

Nghiên cứu 20:00 21/11/2024

Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Nghiên cứu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nghiên cứu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Nghiên cứu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Xem thêm