Lạy Phật, tụng Kinh có công đức, phước đức gì chăng?
Tụng kinh thì có công đức hay phước đức gì không và có được Phật thương, Phật gia hộ gì không?
Kinh điển là lời và ý của Phật dạy cho chúng ta biết hiểu để tu tập thân tâm, nhờ vào sự tu tập thân và tâm thì chúng ta mới có giác ngộ và giải thoát.
Kinh điển chỉ là phương tiện để cho chúng ta biết con đường tu tập cho đúng cách tạo công đức cho mình, vì vậy đọc tụng hiểu được nghĩa của kinh để thực hành tu tập thân và tâm thì khi đó mới có công đức. Còn người tụng đọc kinh mà không tu tập (không thực hành) thì chẳng có công đức gì cả dù hàng ngày chúng ta có tụng đọc bao nhiêu thời kinh thì cũng chẳng có công đức gì.
Kinh chúng ta tụng đọc rõ ràng, mạch lạc, có sức cuốn hút tạo cho người khác nghe, thấy được ý và nghĩa của kinh, giúp cho người khác tinh tấn thêm trong việc tu tập hoặc người khác nghe, thấy sự tốt đẹp của kinh, mang lại lợi ích cho cuộc sống của họ, để họ tìm hiểu học theo lời Phật dạy thì khi đó chúng ta có phước đức. Đó là chúng ta được người kính trọng thương yêu trong cuộc sống .
Chúng ta tụng đọc kinh có được Phật thương Phât gia hộ không? Xin thưa, không hề có chuyện đó, vì Đức Phật của chúng ta không cần chúng ta đọc lại lời Ngài dạy cho Ngài nghe. Mặc khác lòng từ bi của Đức Phật đối với chúng sanh là hoàn toàn bằng nhau, không có chuyện con Phật dòng họ, bà con của Phật hay là đệ tử của Phật thì Phật thương hơn người khác. Lòng từ bi của Đức Phật mang tính bình đẳng tuyệt đối vì vậy người tụng đọc kinh hay người không tụng đọc hoàn toàn như nhau.
Và cũng như thế Đức Phật không cần chúng ta lễ lạy Ngài, và sự lễ lạy đó cũng không được Phật thương hơn người không lễ lạy Phật. Vì vậy chúng ta không cần phải lễ lạy Ngài 500 lạy hay 1000 lạy mỗi ngày. Đức Phật là một người thầy dẫn đường vĩ đại của nhân loại vì vậy chúng ta lễ lạy Phật là thể hiện lòng tôn kính đối với Ngài và cao hơn nữa lễ Phật và tụng đọc kinh điển để chuyển hóa tâm mình tinh tấn tu tập thân và tâm ấy mới là công đức vô lượng cho chúng ta .
Ngoài việc tu tập hằng ngày, tụng đọc kinh nếu nhất tâm, không để tâm mình loạn động theo cảnh, đạt cảnh giới từ nhất niệm đến vô niệm là cận định cho tâm thanh tịnh, và khi tâm thành thục có thể đạt được tâm thanh tịnh.
Trong lịch sử phật giáo Ngài Huyền Giác thiền sư tụng đọc kinh Duy Ma Cật mà chứng tâm thanh tịnh đại ngộ.
Trong kinh Pháp Cú Đức Phật có dạy:
"Dẫu tụng nhiều kinh điển
Không hiểu, ích lợi gì
Chỉ rõ một câu pháp
Thực hành sẽ đắc đạo" .
Công đức là thành quả tu tập thân tâm mà chúng ta có được. Vì vậy nó tồn tại lâu dài giúp cho thân và tâm ta có an lạc trong cuộc sống và nó còn tạo ra phước đức cho chúng ta nữa. Công đức làm cho nhân quả của chúng ta luôn tốt đẹp không có sự mất đi trong cuộc sống .
Phước đức là nghiệp lành, quả tốt mà chúng ta tạo ra khi mang đến những lợi ích cho người và chúng ta được nhận lại. Phước đức mang tính chất tương đối không lâu dài và có thể còn mất.
Thầy Núi
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cảm ơn những tháng ngày dưới mái chùa
Góc nhìn Phật tử 16:25 24/11/2024Trong cuộc đời mỗi người, có những nơi không chỉ là chốn dừng chân, mà còn là ngôi nhà nuôi dưỡng tâm hồn, gieo trồng hạt giống an lạc. Với tôi, mái chùa là nơi như thế.
Trong cuộc sống, không có gì là mãi mãi
Góc nhìn Phật tử 08:40 24/11/2024Cuộc sống giống như nhịp điệu của cơn mưa. Khi những giọt nước rơi từ trên trời, đôi khi chúng ta có thể cảm thấy ướt át, lạnh lẽo và trầm lắng.
Hạnh phúc nơi tự thân
Góc nhìn Phật tử 08:20 24/11/2024Đức Phật là bậc tỉnh thức, đã phá trừ tất cả mọi tham đắm, mọi sự ràng buộc ở thế gian để tìm ra được chân như. Người đã đốt lên ngọn đèn trí tuệ, giúp người mê trở về nẻo chánh, và dẫn dắt nhân sanh vượt qua được đau khổ của trần gian, đi đến cuối đoạn đường huy hoàng thanh thoát.
Đối diện với cái chết của người thân
Góc nhìn Phật tử 15:10 23/11/2024Nhìn thấy người thân qua đời cũng là lúc ta nhận ra sự vô thường và tạm bợ trong cuộc sống. Cái chết khiến ta hiểu rõ hơn về giá trị của từng giây phút sống và tình yêu thương xung quanh mình. Nó khơi dậy những suy tư về ý nghĩa thực sự của cuộc sống và những ước mơ ta muốn thực hiện.
Xem thêm