Lễ Thượng Nguyên: Bản sắc văn hóa của người Việt
Lễ Thượng Nguyên là một truyền thống văn hóa đẹp, một nhu cầu sinh hoạt văn hóa tâm linh không thể thiếu của người Việt vào những ngày đầu xuân mới. Cho dù khác nhau về tuổi tác, giới tính, họ đều thành tâm cầu nguyện cho quốc thái, dân an, gia đình hạnh phúc, thân tâm an lạc trong năm mới.
Sáng ngày 08/02/2020 chùa Tăng Phúc phường Thượng Thanh, quận Long Biên, Tp Hà Nội đã tổ chức Đại lễ Thượng nguyên Khai xuân và chiêm bái Xá Lợi Phật. Một năm mới bùng phát dịch virus Corona nhưng cũng không ngăn cản được truyền thống tâm linh của nhiều người.
Trong buổi lễ Ni sư Thích Đồng Hòa – UV TT Ban văn hóa TW GHPGVN, UV Ban TTTT TW GHPGVN, trụ trì chùa Tăng Phúc, Trưởng ban tổ chức nghi lễ chia sẻ: “Người Việt coi ngày rằm tháng Giêng là lễ Thượng nguyên (sự mở đầu cao nhất). Bởi vậy tục ngữ Việt Nam có câu: "Lễ Phật quanh năm không bằng rằm tháng Giêng", tức là nếu ai đó quanh năm lên chùa lễ nhưng bỏ mất dịp cúng Phật ngày rằm tháng Giêng thì cũng uổng phí.
Lễ Thượng nguyên rằm tháng Giêng quan trọng như vậy, cho nên ai cũng muốn đến chùa dâng hương ngày rằm, chùa Tăng Phúc lễ hội vẫn diễn ra thường niên tại chùa. Mặc dù dịch bệnh do virus Corona đang diễn ra phức tạp, nhưng vẫn được sự quan tâm ủng hộ tham dự của chính quyền lãnh đạo nhân dân Phật tử, để tuyên truyền cách phòng chống dịch bệnh một cách tốt nhất.
Song song với nghi lễ truyền thống Thượng Nguyên, phường Thượng Cát còn còn tổ chức lễ đón Chạ, anh cả Thái Bình sang khai hội, cầu cho Quốc thái dân ai, đẩy lùi được dịch bệnh, nhà nhà được an lành hạnh phúc.
Mọi người còn đến chùa là để tụng Kinh niệm Phật, cầu an, nghe giảng, cách phòng chống dịch bệnh, lần tràng nghe sự tích của chư Phật, chư Bồ Tát và khuyến thiện, răn đe tội lỗi, ca ngợi sự hy sinh cho đồng bào, đồng loại. Nhưng điều đặc biệt của Việt Nam là có khá đông những đôi trai gái nặng lòng yêu nhau cũng đến chùa, tới trước Phật điện để xin cầu chư Phật thương tình phù hộ độ trì cho họ được cùng nhau vẹn ước”.
Trải qua bao nhiêu năm tháng, phong tục Thượng nguyên kết Chạ vẫn không phai mờ, đặc biệt là những hủ tục của nghi lễ đã được lược bớt, chỉ còn lại vào đó, là những văn minh của nghi lễ, của thông tri và của sự đoàn kết yêu thương, trong tinh thần vì đạo Pháp, vì dân tộc.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Sự tiến hóa nào cũng cần đánh đổi
Góc nhìn Phật tử 09:50 02/11/2024Nhân duyên quả là một tiến trình mà không phải mắt thường có thể nhìn thấy, nếu không nội quán huân tu, khai mở tâm trí để thấy rõ cội nguồn tử sinh mà thôi tạo tác, thì mỗi chúng sanh phải chịu từng khổ vui của sự sống chết để học hết bài học của nhân quả, ái luyến, chấp thủ, luân hồi...
Hạnh phúc khi biết an trú tâm trong hiện tại, bây giờ và ở đây
Góc nhìn Phật tử 08:30 02/11/2024Có một người khi sanh tiền rất hiền lương, hay giúp đỡ người khác nên sau khi chết sanh lên thiên giới và được phong làm thiên sứ. Thiên sứ thường xuống trần gian làm việc thiện, giúp đỡ người khác để cảm nhận hương vị của hạnh phúc.
Thấy rõ nhân - duyên - quả để an nhiên
Góc nhìn Phật tử 13:04 01/11/2024Lập gia đình, xây dựng cuộc sống ấm no, có con cái sum vầy và nuôi dạy chúng nên người là niềm vui, hạnh phúc đồng thời cũng là mong muốn chính đáng của mọi người. Tuy nhiên, không phải ai mong muốn gì cũng đều được như nguyện.
Trăm năm thoáng chốc mộng nhân sinh
Góc nhìn Phật tử 19:00 31/10/2024Gom lấy trăm năm đổi tình, tiền/ Lòng trần được mấy phút an yên? / Lợi danh rồi cũng vô thường mất/ Để cả hư tâm gánh muộn phiền...
Xem thêm