Lí do Tôn Ngộ Không thần thông quảng đại nhưng chỉ được giao chức Bật Mã Ôn trông ngựa

Dù thần thông quảng đại nhưng Tôn Ngộ Không chỉ được giữ chức “Bật Mã Ôn”. Câu trả lời sẽ giúp nhiều người trong chúng ta ngộ ra được chân lý trong cuộc sống.

Đọc "Tây Du Ký ", cần có một trái tim tu luyện, mới có thể hiểu rõ từng ẩn ý sâu xa trong câu chuyện thú vị này. Ở mỗi vị trí khác nhau, nhìn một vấn đề sẽ có những kết luận khác nhau. "Tây Du Ký" là một câu chuyện về tu hành, thế nên có một số việc, chỉ những người tu luyện mới có thể hiểu.

Trong câu chuyện này, không phải tự nhiên, Tôn Ngộ Không được nhận một chức quan bé xíu có tên là Bật Mã Ôn.  

"Tây Du Ký" là một câu chuyện về tu hành, thế nên có một số việc, chỉ những người tu luyện mới có thể hiểu.

Khi Hầu vương vừa nhậm chức, các quan giám sát liền tổ chức tiệc rượu chúc mừng. Trong lúc đang thích chí cạn chén không ngớt, Hầu vương đột ngột dừng lại, hỏi: "Bật Mã Ôn ta là chức quan gì?"

Các quan giám sát liền đáp: "Thì là chức quan Bật Mã Ôn đó".

Hầu vương lại hỏi: "Chức quan này có mấy phẩm hàm?"

Đám đông lại đáp: "Không có phẩm hàm."

Hầu vương băn khoăn: "Không có sao, vậy có phải là rất to không?"

Các quan đáp: "Không to không to, chỉ là cách gọi thay cho những chức vụ nằm ngoài 9 chức quan chính mà thôi (cửu phẩm). Chức quan này nhỏ nhất, chỉ là đi trông ngựa cho người ta mà thôi, làm không tốt sẽ bị trách phạt, hỏi tội."

Bài liên quan

Hầu vương nghe vậy thì cảm thấy vô cùng tổn thương và giận dữ...

Với khả năng khi đó, Tôn Ngộ Không thực ra không kém cỏi đến mức phải đi trông, chăm ngựa. Vậy tại sao câu chuyện lại bố trí cho Hầu vương chức quan nhỏ xíu này?

Thực ra, đây là một sự sắp xếp rất có ý đồ. Và ý đồ ở đây muốn chỉ rõ rằng: Những người tu luyện tất thảy đều phải từ bỏ cái tâm còn mang dục vọng và danh lợi.

Vì muốn giúp Ngộ Không mất đi cái tâm luôn cầu danh vọng, cao ngạo kiêu căng, câu chuyện mới bố trí cho nhân vật này một xuất thân chưa được tốt để khống chế, kiểm soát, từ đó đưa Ngộ Không vào khuôn khổ.

Vì muốn giúp Ngộ Không mất đi cái tâm luôn cầu danh vọng, cao ngạo kiêu căng, câu chuyện mới bố trí cho nhân vật này một xuất thân chưa được tốt để khống chế, kiểm soát, từ đó đưa Ngộ Không vào khuôn khổ.

Ở đoạn cuối của "Tây Du Ký", chúng ta phát hiện ra mặt tốt nhất của Tôn Ngộ Không – đó chính là danh. Người khác chỉ cần khen vài câu, Hầu vương đã nhảy nhót tỏ ý hoan hỷ vui mừng.

Ngoài ra, Tôn Ngộ Không ngay từ đầu xuất hiện cũng đã được gắn với tính cách cao ngạo, "coi trời bằng vung". Trong khi đó, với những người tu luyện, sự ngạo mạn này là điều tối kỵ.

Vì muốn giúp Ngộ Không mất đi cái tâm luôn cầu danh vọng, cao ngạo kiêu căng, câu chuyện mới bố trí cho nhân vật này một xuất thân chưa được tốt để khống chế, kiểm soát, từ đó đưa Ngộ Không vào khuôn khổ.

Trong Tây Du Ký, rất nhiều yêu quái từ lớn đến nhỏ, hay thậm chí là cả Trư Bát Giới những lúc mắng Tôn Ngộ Không đều réo chức quan Bật Mã Ôn lên, như một lời chế giễu đến xuất thân thấp kém của nhân vật này.

Ngộ Không là một nhân vật hám danh, cao ngạo, đó là lý do tại sao trong suốt hành trình tu luyện, nhân vật này phải đội vòng kim cô, phải mang chức Bật Mã Ôn bên người.

Ngộ Không là một nhân vật hám danh, cao ngạo, đó là lý do tại sao trong suốt hành trình tu luyện, nhân vật này phải đội vòng kim cô, phải mang chức Bật Mã Ôn bên người.

Qua đó có thể thấy, Bật Mã Ôn đã ảnh hưởng không hề nhỏ đến cuộc đời của Tôn Ngộ Không kể từ khi nó xuất hiện.

Dù Tôn Ngộ Không có bản lĩnh lớn đến đâu, cho dù Ngọc hoàng thượng đế cũng thừa nhận tên gọi Tề Thiên Đại Thánh của nhân vật này, thì rất nhiều yêu quái vẫn cứ gọi Tôn Ngộ Không là Bật Mã Ôn.

Bài liên quan

Trên suốt hành trình tu luyện của mình, Tôn Ngộ Không không những phải đeo chiếc vòng kim cô, mà còn phải gánh thêm chức quan thấp bé Bật Mã Ôn, đó là những thứ dùng để khắc chế cái tâm danh vọng cũng như sự cao ngạo của nhân vật này.

Chỉ có tu luyện xong, trở thành Phật, cái mũ "xấu xí’ chụp trên đầu Tôn Ngộ Không mới có thể bỏ xuống, không bị người đời nhắc đến.

Nếu như muốn hiểu "Tây Du Ký", cần phải để bản thân trở thành một người tu luyện hoặc am hiểu về tu luyện, nếu không, sẽ không dễ để lĩnh hội đạo lý này. Bởi, "Tây Du Ký" chính là một hành trình tu luyện.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chú Lăng Nghiêm: Thần chú uy lực nhất trong Phật giáo

Phật giáo thường thức 22:01 22/12/2024

Chú Lăng Nghiêm là vua trong các Chú, vì dài nhất và khó nhất trong Phật Giáo. Hầu hết những người xuất gia đi tu, đều phải thuộc lòng Chú Lăng Nghiêm từ lúc mới xuất gia, hoặc cũng có những người thuộc lòng trước khi xuất gia.

Nghi thức tụng Kinh Vô Lượng Thọ phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện)

Phật giáo thường thức 21:13 22/12/2024

Theo Hòa Thượng - Pháp Sư Tịnh Không, đối với những Phật tử bận rộn, không có nhiều thời gian để tụng trọn bộ Kinh Vô Lượng Thọ quá dài trên 2 giờ thì có thể phân ra thời khóa buổi sáng tụng Phẩm thứ 6 (Phát đại thệ nguyện) và buổi tối tụng từ phẩm thứ 32 (Thọ lạc không cùng tận) đến phẩm thứ 37.

Kinh Nhất Thừa là gì?

Phật giáo thường thức 15:45 22/12/2024

Pháp môn nào có thể chứng đắc Phật quả rốt ráo trong một đời sẽ gọi là Nhất Thừa, pháp môn ấy cũng là pháp môn Nhất Thừa, kinh ấy cũng là kinh Nhất Thừa.

Cõi đời phiền não hay là mình phiền não cõi đời?

Phật giáo thường thức 15:12 22/12/2024

Nên biết tất cả sự trói buộc gốc từ mình mà ra, nên bỏ cũng từ mình chớ không phải ở bên ngoài. Cho nên Phật bảo “buông” là buông cảnh, đừng dính với nó. Ta cứ đổ thừa cảnh dính mình, không ngờ mình dính cảnh.

Xem thêm