Lịch sử một vài nước Phật giáo với chiến tranh
Trường hợp vì sự tồn vong của quốc gia mà giới sát có thể được xem là nhẹ. Trường hợp nhà Trần ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông lừng lẫy, oai hùng dưới sự lãnh đạo tài tình của những người vừa là Phật tử vừa là những người cầm vận mệnh quốc gia.
Thế kỷ thứ XI dưới triều vua Langdarma, Phật giáo Tây Tạng bị pháp nạn. Nhà vua này vì nghe lời dèm pha của đạo Bon, ra lệnh tiêu diệt Phật giáo, phá chùa, giết Tăng. Hơn hai năm sau, có một vị Lạt-ma tên là Palgyi Dorjé lẻn vào cung ám sát vua rồi trốn đi. Nhờ đó Phật giáo không bị tiêu diệt hoàn toàn. Như vậy, người giết nhà vua đã hủy Phật, phá Tăng đó có phạm tội sát hay không? Theo nhân quả thông thường thì dễ đi đến kết luận là có, nhưng chưa hẳn, vì động cơ của người vị Tăng kia đâu phải giết người vì các tâm sở bất thiện như tham lam mà giết, sân hận mà giết, không thỏa mãn mà giết, mà giết chỉ vì động cơ bảo vệ chân lý, bảo vệ đời sống tâm linh cho mọi người. Nhân quả phức tạp trùng trùng, chứ không đơn giản là “gieo nhân nào gặt quả nấy”, do đó chưa hẳn vị Tăng ấy bị đọa vào các cảnh giới khổ đau như thông thường chúng ta nói. Chúng ta có thể tin được câu chuyện đức Phật trong thời quá khứ đã từng giết một tên cướp để cứu lấy 500 thương nhân, không phải vì thế mà đọa vào cõi xấu, ngược lại được sanh lên chư thiên, nhưng dư nghiệp cũng không tránh khỏi, đến khi thành bậc Chánh Đẳng Giác rồi mà còn giậm phải gai nhọn. Trường hợp vị Tăng kia cũng vậy, nếu vì Chánh pháp trường tồn ở nhân gian hoặc vì an ninh của quốc gia mà buộc phải hạ sát một số người nào quá ác độc, theo thiển ý của người viết thì phước đức nhiều hơn tội.
Quan điểm Phật giáo về chiến tranh
Lại nữa, câu chuyện của Ngài Cầu-na-bạt-ma, khoảng thế kỷ thứ V khi đến truyền giáo ở vùng Java, nay là Indonesia cũng là một dẫn chứng tốt để chúng ta học hỏi. Lúc bấy giờ Java bị vua lân bang đánh phá, nhà vua hỏi tôn giả Cầu-na-bạt-ma có nên đánh trả không, vì sợ rằng điều đó trái với giới luật nhà Phật ? Tôn giả Cầu-na-bạt-ma đã trả lời là nhà vua nên thực hiện nhiệm vụ của mình, nhưng khởi tâm đại bi thương xót mọi loài, bất đắc dĩ mới dùng hạ sách này.
Phật giáo không chủ trương sát sanh để mưu cầu hạnh phúc cho bản thân cũng như quyền lợi cho một nhóm hoặc cho dân tộc mình. Tuy nhiên, trong trường hợp cần phải bảo vệ dân tộc, bảo vệ chân lý thì các hình thức bạo động với thiện ý được cho phép, nhưng chỉ là giải pháp nhất thời, chứ không phải là giải pháp tối ưu. Đạo Phật là một đạo tôn trọng sự sống của mọi chúng sanh, không riêng gì con người. Do đó, bất cứ hình thức nào như tự mình giết, hoặc bảo người khác giết, hoặc thấy giết mà đem lòng vui đều không được chấp nhận đối với một Phật tử.
Trái đất này được xanh tươi hay không, nhân loại được hạnh phúc không, tuỳ thuộc rất lớn vào mỗi người. Trong vòng sinh tử vô tận, vô số những người thân của ta, nay trở thành thân hoặc sơ, thậm chí đứng ở thế hai chiến tuyến đối lập. Chiến tranh là đỉnh cao của thù hận, mâu thuẫn, sát sanh, tranh giành tài sản, v.v…. Đây là một nghiệp tích luỹ của tội ác và bạo tàn. Do đó, mỗi Phật tử chúng ta nên ăn chay, hoà thuận, biết sống san sẻ, thương yêu kẻ khác là gieo nhân hoà bình, đem lại nguồn an vui và thịnh lạc cho mỗi người và cho toàn thể xã hội. Được như vậy thì quý biết bao!
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Hiểu về tâm hỷ: Bản chất và phân loại niềm vui
Kiến thức 19:45 06/11/2024Nhận diện và phát triển tâm hỷ là cần thiết cho đời sống hạnh phúc của tất cả mọi người. Cho nên dù xuất gia hay tại gia cũng cần hiểu và tu tập tâm hỷ. Hỷ là đức hạnh cao thượng thứ ba trong bốn tâm rộng lớn.
Học Phật và toạ thiền
Kiến thức 15:10 06/11/2024Học Phật và toạ thiền là việc làm có giá trị, có ý nghĩa lớn nhất của đời người. Ai cũng có thể được học Phật và toạ thiền.
“Văn hóa phẩm đồi trụy sẽ giết chết tinh thần, băng hoại phẩm chất thuần khiết thiện lương”
Kiến thức 10:05 06/11/2024Lên một trang web, chúng ta thấy có đủ hết, có những lời thuyết pháp quý giá và có những mục chuyên khơi dậy bản năng thấp hèn. Người biết tự bảo vệ mình sẽ không ăn những thực phẩm có độc.
Một niệm từ bi yêu thương phát khởi liền ôm trọn cả đất trời
Kiến thức 09:40 06/11/2024Năng lượng từ bi là năng lượng vô cùng đặc biệt. Một người mang trong mình năng lượng từ bi thì năng lượng ấy sẽ tự nhiên lan tỏa đến muôn loài. Năng lượng từ bi sẽ len lỏi đến từng ngóc ngách của cuộc đời.
Xem thêm