Thứ bảy, 24/12/2022, 09:30 AM

Lời dạy của Đức Phật: “Tấm thân nào cũng bất tịnh, ngày đêm bài tiết các chất tanh hôi”

"Giấu dưới lớp da mịn màng kia là sự nhơ nhớp của máu mủ xương thịt... Mà nếu phô bài ra thì ai cũng khiếp sợ."

Một người đàn ông đi ngang, nhìn thấy Đức Phật rồi đứng lại ngắm nghía mãi...

- Thưa Ngài! Tôi là gia chủ ở làng này, cách kinh đô Kosambi khoảng nửa ngày đi đường. Hai vợ chồng tôi sinh ra được một người con gái đẹp tuyệt trần, bảo đảm là dưới trần gian cõi người không có ai sánh bằng. Con gái tôi có tướng của hoàng hậu vương phi, nên biết bao nhiêu người hỏi cưới mà tôi không bằng lòng vì tôi chờ một nhân vật phi phàm xuất chúng.

Nay tôi đi ngang qua đây bất chợt trông thấy Ngài và tôi biết ngay Ngài chính là nhân vật xuất chúng mà tôi hằng chờ đợi ước ao.

Quán thân bất tịnh

Lời dạy của Đức Phật: “Tấm thân nào cũng bất tịnh, ngày đêm bài tiết các chất tanh hôi” 1

Xin Ngài hãy chờ tôi trong giây lát, tôi sẽ dẫn vợ tôi và con gái tôi đến ra mắt Ngài. Và tôi tin rằng ngài sẽ bằng lòng sánh duyên cùng con gái tôi.

Nói xong, ông vội vã chạy thật nhanh mất hút.

- Đức Phật cất bước quay đi và dùng thần thông in những dấu chân mình xuống đất.

- Cô con gái: Thưa cha! Có dấu chân từ đây đi về phía kia kìa.

- Không xong rồi bà ơi. Con người này có bàn chân của đại nhân thánh giả, của bậc siêu trần thoát tục. Người này đã thoát ngoài ái dục rồi, ta không thể gả con cho người này được đâu.

- Người vợ vừa chỉ tay vừa nói: Kia kìa chàng rể của ta kìa, ta cứ đến thuyết phục xem sao. Đến nói đi ông.

- Thưa Ngài! Hai vợ chồng tôi đã đem con gái Magandiya (Mã Căn Đề) đến đây. Nó đang đứng ở bụi cây đằng kia, chắc Ngài cũng đã nhìn thấy nó xinh đẹp và sang quý đến dường nào.

Nếu Ngài biết rằng cả làng này ai cũng muốn cưới Magandiya về cho nhà mình. Nếu Ngài biết rằng danh tiếng về sắc đẹp của nó bắt đầu lan đến kinh đô Kosambi thì Ngài sẽ hiểu rằng mình thật là diễm phúc khi được tôi mời làm rể.

- Đức Phật: "Này gia chủ Besam!

Tấm thân nào cũng là sự kết hợp tạm bợ của đất nước gió lửa.Tấm thân nào rồi cũng vô thường biến hoại.Tấm thân nào rồi cũng già bệnh chết.

Này gia chủ Besam!

Tấm thân nào cũng bất tịnh, ngày đêm bài tiết các chất tanh hôi.

Này gia chủ Besam!

Giấu dưới lớp da mịn màng kia là sự nhơ nhớp của máu mủ xương thịt... Mà nếu phô bài ra thì ai cũng khiếp sợ.

Này gia chủ Besam!

Như Lai đã thoát khỏi ái luyến tầm thường, chẳng bao giờ muốn đụng đến tấm thân đó dù chỉ là đụng bằng cái ngón chân."

Ngay đó hai vợ chồng gia chủ Besam chứng Quả Tu Đà Hoàn.Tất cả những gì có hiện hữu đều phải có ngoại diệt chúng con xin quy y Thế Tôn.”

Trích Đỉnh Núi Tuyết - Tập 20 "Vân Du Tự Tại". 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Kẻ trì pháp tại gia sao được gọi Tỳ-kheo?

Lời Phật dạy 17:38 22/03/2025

Sa-môn là một từ chung để chỉ những người tu ở Ấn Độ, gần giống như ông đạo ở xứ ta. Thời Phật, có nhiều hạng loại Sa-môn, nên đệ tử xuất gia của Ngài được gọi riêng là Sa-môn Thích tử.

Pháp sư là thiện thuyết

Lời Phật dạy 13:27 20/03/2025

Pháp sư đa phần chỉ là tạm gọi, pháp sư đích thực phải là bậc thiện thuyết, khéo nói; nói ra sự thật ngũ uẩn giai không để người nghe tin hiểu mà buông bỏ, xả ly, không còn chấp thủ tự ngã.

Tu ngay nơi nếm và ngửi

Lời Phật dạy 19:00 19/03/2025

Muốn tu cái mũi và cái lưỡi thì hãy bắt đầu bằng tuệ giác về ẩm thực, nên ăn uống những gì cơ thể cần hơn là thọ dụng những gì mà chúng ta thích để tiết chế tâm tham đắm mùi vị.

“Thí mạng, thí sắc, thí an, thí sức, thí biện” theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy 17:00 18/03/2025

Sẻ chia, cho đi một phần mình đang có, là hạnh tu phổ biến của hàng Phật tử. Nhờ cho đi, không cố nắm giữ mà thành tựu phước báo đủ đầy, an vui trong hiện tại và vị lai. Hạnh thí xả của người con Phật luôn bắt đầu từ nơi tâm, rồi từ đó thể hiện ra bằng sự buông bỏ trong các phương diện của đời sống hàng ngày.

Xem thêm

Phật Giáo
Phật Giáo

Từ điển Phật giáo

Phật Giáo
Phật Giáo
Phật Giáo