Chủ nhật, 29/08/2021, 09:23 AM

Lợi ích của việc suy ngẫm về cái chết

Khi lần đầu suy ngẫm về cái chết, chúng ta có thể bị sốc vì chắc chắn nó sẽ gắn liền với những cảm giác hoang mang, sợ hãi, đến nước mắt, khổ đau, chia ly, hài cốt, nghĩa trang…Tại sao chúng ta không thể chấp nhận cái chết bình thản là quy luật vô thường?

Tại sao chúng ta lại khó chịu khi đối diện với cái chết

 Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cảm giác khó chịu, bất an và không chấp nhận cái chết là do vô minh chấp ngã. Chúng ta bám chấp vào hình ảnh “cái tôi” như là một thực thể tồn tại vĩnh hằng, không thay đổi và luôn mong muốn trường thọ. Không có gì sai trái cả khi chúng ta cố gắng duy trì sự sống bởi cuộc sống thực sự có giá trị. Tuy nhiên, hiểu biết về sự không tồn tại một thực thể vĩnh hằng sẽ giúp chúng ta thoát khỏi mọi sợ hãi khi đối diện với cái chết và các quan điểm sai lầm.

Pháp thoại: biết chết và biết sống

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cảm giác khó chịu, bất an và không chấp nhận cái chết là do vô minh chấp ngã.

Nguyên nhân cơ bản dẫn đến cảm giác khó chịu, bất an và không chấp nhận cái chết là do vô minh chấp ngã.

 Lợi ích của việc suy ngẫm về cái chết

 Lợi ích của việc suy ngẫm là giúp  chúng ta có một thái độ dũng mãnh, vô úy và những hoạt động thiết thực đem lại lợi ích cho hết thảy mọi người. Cuộc sống con người vô cùng ý nghĩa bởi vì chỉ có thân người mới có cơ hội thực hành Phật pháp, phát triển tâm linh, trưởng dưỡng trí tuệ, tình yêu thương, lòng bi mẫn và cuối cùng đạt được giác ngộ. Nhưng cuộc sống thật là ngắn ngủi. Cái chết có thể xảy đến bất cứ lúc nào, nếu như chúng ta không cam kết làm lợi ích cho bản thân và mọi người thì sẽ thật là uổng phí và hối tiếc. Cuộc sống hiện tại và tất cả những trải nghiệm vui buồn đều thoáng qua, bám chấp vào thế giới này sẽ giống như việc đuổi theo ánh sáng cầu vồng. Chúng ta đừng lãng phí thời gian theo đuổi những đam mê thế tục, những thứ mà chúng ta không thể mang theo trong hành trình kế tiếp. Hãy tận dụng mọi cơ hội để làm lợi ích, tránh những nghiệp bất thiện làm tổn hại người khác là nguyên nhân của đau khổ. Hãy trưởng dưỡng những hành động thiện nghiệp là nhân của hạnh phúc.

 Cách chúng ta sống nhất định ảnh hưởng đến cách chúng ta chết. Nếu chúng ta thực hành tâm linh, tạo nhiều thiện nghiệp thì chúng ta sẽ chết với sự thanh bình. Nhưng nếu chúng ta không chuẩn bị kỹ lưỡng cho cái chết, chắc chắn khi tử thần đến chúng ta sẽ sợ hãi và hối tiếc. Sự tỉnh thức về cái chết đòi hỏi chúng ta phải an trụ trong giây phút hiện tại, nhìn về quá khứ như những giấc mộng và xem những mong ước về tương lai chỉ là ảo tưởng chưa chắc đã nắm bắt được. Như vậy, chúng ta sẽ trở nên an ổn, biết hài lòng và nhiệt tâm hơn với chính cuộc sống này.

Trích ấn phẩm "Bardo - Bí mật nghệ thuật sinh tử" - Nhà xuất bản Tôn giáo, 2013

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Cách tụng thần chú Dược Sư tại nhà Phật tử nên biết

Kiến thức 15:00 22/12/2024

Thần chú là bí mật của Chư Phật. Bạn có nhân duyên với chú nào thì tụng chú ấy. Đừng nay tụng Lăng Nghiêm, mai tụng Đại Bi, mốt tụng Dược Sư…

Chép hồng danh Phật sẽ có công đức lớn

Kiến thức 10:57 12/12/2024

Chép hồng danh Phật hay chép Nam mô A Di Đà Phật là một trong những phương pháp tiêu nghiệp và giúp tăng phước.

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày nào?

Kiến thức 09:11 11/12/2024

Ngày vía Phật A Di Đà là ngày tưởng nhớ Đức Phật A Di Đà, tác lễ tri ân công đức mà Ngài đã dày công tạo lập Thế giới cực lạc. Hằng năm ngày vía Phật A Di Đà được tổ chức vào ngày 17/11 âm lịch.

Vì sao ngày 17/11 âm lịch hằng năm là ngày vía Phật A Di Đà?

Kiến thức 08:00 11/12/2024

Những hành giả tông Tịnh Độ hiện nay gần như ai cũng biết và tham gia lễ kỷ niệm vía Phật A Di Đà đản sanh vào ngày 17 tháng 11 âm lịch hàng năm. Tuy nhiên, trong các kinh văn có đề cập đến lịch sử Phật A Di Đà thì tuyệt nhiên không thấy nói chính xác ngày Đản sanh của Ngài.

Xem thêm