Trải nghiệm cái chết

Cổng thông tin Phật giáo Việt Nam xin giới thiệu, trích dẫn nguyên văn cuốn sách "Giữa cái chết và sự sống' của nữ tác giả Dolores Cannon. Bà là bậc thầy thôi miên hồi quy ở Mỹ, có hơn 40 năm kinh nghiệm thôi miên hồi quy và khám phá những kiến thức huyền bí về lịch sử trái đất, lịch sử loài người.

Chương 1: Trải nghiệm cái chết

Tôi đã từng bị buộc tội nói chuyện và giao tiếp với linh hồn của người chết, một điều “không được phép” trong giới tôn giáo. Tôi chưa từng nghĩ về điều này như vậy, nhưng tôi đoán đó là sự thật. Trừ việc những người chết mà tôi nói chuyện, họ không chết nữa mà sống lại và tiếp tục cuộc sống hàng ngày của họ. Vì như các bạn thấy, tôi là một người hồi quy. Đây là một thuật ngữ thường được dùng để nói về những nhà thôi miên chuyên nghiên cứu về lịch sử và các cuộc đời trong quá khứ. 

Nhiều người vẫn khó chấp nhận được ý tưởng rằng tôi có thể quay ngược thời gian và nói chuyện với những người mà họ đang sống lại những cuộc đời khác trong lịch sử. Tôi nhanh chóng quen với việc này, và thấy thật hấp dẫn. Tôi đã viết sách để mô tả các cuộc phiêu lưu của tôi trong lĩnh vực công việc đáng kinh ngạc này.

Với hầu hết các nhà thôi miên, cuộc sống trong quá khứ là hoàn toàn không có giới hạn. Tôi thực sự không hiểu tại sao, trừ khi họ sợ những gì họ sẽ tìm thấy, và chỉ muốn gắn bó với những thứ mà họ đã biết và quen thuộc để họ có thể xử lý một cách dễ dàng.

Một nhà trị liệu như vậy đã tâm sự với tôi như thể anh ta đã tạo ra một sự đột phá rằng, “Tôi đã thử một số phương pháp hồi quy. Tôi đã từng đưa một người trở lại lúc anh ta là một đứa trẻ”.

Có nhiều nghiên cứu về trải nghiệm cận tử - giây phút 'cận tử nghiệp' theo Kinh Phật.

Có nhiều nghiên cứu về trải nghiệm cận tử - giây phút 'cận tử nghiệp' theo Kinh Phật.

Anh ấy trông rất nghiêm túc, đến nỗi tôi không thể nén cười khi trả lời, “Ồ, đó là nơi tôi bắt đầu”. Ngay cả với những người theo hồi quy khác, những người thường xuyên làm việc với các ký ức tiền kiếp như một liệu pháp, tôi đã từng thấy nhiều người có những nỗi sợ hãi rất riêng về việc làm việc với một đối tượng đã từng trải nghiệm cái chết, hoặc mạo hiểm đi vào khoảng thời gian giữa các kiếp khi người ta được cho là “đã chết”. Họ sợ có điều gì đó thực sự có thể xảy ra với cơ thể sống của đối tượng nghiên cứu trong trạng thái thôi miên, rằng nó có thể tổn hại họ theo cách nào đó khi họ sống lại những ký ức đó, đặc biệt nếu họ bị chấn thương. Sau khi đã đi qua trải nghiệm này với hàng trăm đối tượng, tôi biết rằng sẽ không có vấn đề gì về thể chất ngay cả khi cá nhân hồi quy đã chết theo một cách kinh khủng. Tất nhiên, tôi luôn đề phòng đặc biệt để đảm bảo sẽ không có tác động vật lý nào. Chăm sóc đối tượng luôn là mối quan tâm cao nhất của tôi. Tôi cảm thấy rằng kỹ thuật của tôi có thể bảo vệ đối tượng hoàn toàn. Và tôi sẽ không thử thực hiện nghiên cứu này nếu tôi không đảm bảo được điều đó.

Với tôi, giữa các kiếp sống, cái gọi là trạng thái “chết” là một lĩnh vực tồn tại thú vị nhất mà tôi từng gặp, vì tôi tin rằng có rất nhiều thông tin thu được ở đó có thể mang lại lợi ích to lớn cho nhân loại. Tôi tin rằng mọi người có thể nhận ra rằng cái chết không có gì đáng sợ. Khi đối mặt với khoảnh khắc đó trong đời, ta có thể thấy rằng đó không phải là một trải nghiệm mới, mà là một trải nghiệm đã quen thuộc. Bản thân ta cũng đã từng trải qua nhiều lần. Ta sẽ không bước vào một nơi vô định kinh hoàng, mà là một nơi quen thuộc mà ta đã từng đến rất nhiều lần. Mội nơi mà nhiều người gọi là “nhà”. Tôi hy vọng mọi người có thể học cách nhìn nhận sự sinh ra và chết đi như những chu kỳ tiến hóa mà mỗi người sẽ trải qua nhiều lần và do đó, là một phần tự nhiên trong quá trình trưởng thành cảu linh hồn. Sau khi chết, sẽ có sự sống và sự tồn tại trong các cõi khác cũng giống như thế giới vật chất mà ta thấy xung quanh. Có khi có còn trông thật hơn hiện giờ.  

Một lần khi nói chuyện với một người phụ nữ tự cho mình là đã “được khai sáng”, tôi đang cố gắng giải thích một số điều tôi đã nhận ra. Tôi bảo cô là tôi đã nghiên cứu về cảm giác chết và nơi mà ta sẽ đến sau khi chết. Cô ấy hào hứng hỏi tôi, “Bà đã đi đâu…Thiên đường, Địa ngục hay Lò luyện?”

Tôi thấy thất vọng. Nếu đó chỉ là những lựa chọn mà tâm trí cô ấy chấp nhận được, thì rõ ràng người phụ nữ này không được khai sáng chút nào cả.

Bực bội, tôi đáp, “Không có chỗ nào như vậy hết!”

Cô ấy bị sốc. “Vậy ý bà là thành tro bụi?”

Vì vậy tôi đã nhận ra rằng, để viết ra quyển sách này, tôi đã phải điểm lại hết các bước mà tôi đã từng đi, đến nơi tôi đã từng đến khi mở cánh cửa lần đầu tiên, và cố gắng nhớ lại niềm tin và suy nghĩ của mình như trước khi tôi được ánh sáng chiếu vào. Đây không phải là việc dễ dàng, nhưng nó cần thiết để tôi hiểu, và liên quan đến những người vẫn đang tìm kiếm cánh cửa đó và ánh sáng đó. Vì tôi sẽ phải nói chuyện với họ bằng những thông tin họ có thể hiểu được và cố gắng dẫn họ đi một cách nhẹ nhàng trên con đường nhận thức ra được câu chuyện. Khi đó, họ có thể sống hết mình mà không sợ điều gì sẽ đến vào ngày mai.

Với nhiều người, từ “chết” dường như bị cấm quá đáng, như sự chấm hết sau cùng, như sự vô vọng. Một khoảng trống đen tối của sự bí ẩn và bối rối. Nó thể hiện một sự chia rẽ cắt đứt với thế giới thực, là nơi duy nhất mà họ biết một cách chắc chắn về sự tồn tại của nó. Giống như nhiều điều khác trong cuộc sống, cái chết là bí ẩn, những câu chuyện lan truyền trong dân gian, sự mê tín dị đoan, và vì vậy nó đáng sợ.

Tuy nhiên, nó là một cái gì đó mà chúng ta cuối cùng đều phải trải qua. Dù chúng ta đều muốn bỏ nó qua một bên và không nghĩ về nó nữa, chúng ta đều biết rằng cơ thể của mình đều là phàm trần và một ngày nào đó sẽ hết hạn sử dụng. Vậy chuyện gì sẽ xảy ra sau đó? Liệu nhân cách mà ta cho là của chính mình cũng sẽ lụi tàn theo cơ thể vật chất? Liệu đó có phải là toàn bộ sự sống? Hay có một thứ gì đó lớn hơn thế nữa, một thứ gì đó cao quý và đẹp đẽ hơn những gì ta biết về cuộc sống? Có lẽ các nhà thờ đã đúng khi rao giảng về Thiên đường dành cho những người tốt và ngoan đạo, và Địa ngục dành cho những kẻ xấu xa. Với sự tò mò tột độ của mình, tôi luôn muốn tìm câu trả lời, và tôi tin rằng có nhiều người cũng khao khát được biết những điều này. Mọi thứ sẽ tuyệt vời hơn rất nhiều và cuộc sống sẽ dễ dàng hơn rất nhiều nếu chúng ta có thể sống hết mình trong hạnh phúc và tình yêu, không sợ hãi những điều cuối cùng sẽ đến.

Khi tôi bắt đầu nghiên cứu hồi quy lần đầu tiên, tôi không hề biết mình sẽ tìm được câu trả lời gì cho những câu hỏi này. Là một người đam mê lịch sử, tôi chủ yếu thích quay ngược thời gian và nói chuyện với những người ở các thời đại khác nhau. Tôi rất thích hồi tưởng lại lịch sử lúc mới được tạo ra, và khi đã được nhìn và quan sát qua các đôi mắt khác nhau khi người ta nhớ về các cuộc sống khác của họ. Tôi muốn viết sách về các phiên bản của họ trong những giai đoạn lịch sử này, bởi vì mỗi phiên bản của họ đều vô tình chứng minh cho những câu chuyện của những người khác khi đang ở trong trạng thái thư giãn sâu. Có những mảnh ký ức tôi đã không mong đợi có thể tìm được. Nhưng rồi điều bất ngờ xảy ra đã mở ra một thế giới hoàn toàn mới để tôi khám phá. Tôi đã khám phá ra khoảng thời gian giữa các kiếp sống, cái gọi là trạng thái “chết”, nơi mà mọi người đi đến sau khi rời khỏi cuộc sống vật chất trên Trái Đất.

Tôi vẫn còn nhớ lần đầu tiên tôi bước qua cánh cửa và nói chuyện với “cái chết”. Đó là chuyện xảy ra trong quá trình hồi quy tiền kiếp, và đối tượng “chết” - nó xảy ra nhanh chóng và bất ngờ đến nỗi tôi hoàn toàn mất cảnh giác. Tôi đã không hoàn toàn nhận thức được những gì xảy ra. Tôi không biết tôi mong đợi điều gì sẽ xảy ra nếu ai đó trải qua trải nghiệm chết. Nhưng như tôi đã nói, nó xảy ra quá nhanh nên tôi không kịp dừng lại. Người đó đang nhìn xuống cơ thể của họ và nói rằng nó trông giống bất kỳ xác chết nào khác. Tôi đã ngạc nhiên rằng tính cách đó chắc chắn vẫn còn nguyên vẹn - nó không thay đổi. Điều này quan trọng. Có một nỗi sợ hãi mà nhiều người mắc phải: rằng bằng cách nào đó, trải nghiệm chết chóc sẽ biến họ hoặc những người họ thương yêu trở thành một thứ gì đó khác, kỳ lạ hoặc không thể nhận ra. Lại lần nữa, đó chỉ là những nỗi sợ hãi về những điều chưa biết. Tại sao chúng ta lại sợ hồn ma và linh hồn? Chúng ta nghĩ rằng, bằng cách nào đó, quá trình vượt qua sẽ thay đổi họ từ người thân yêu mà chúng ta từng biết thành một thứ gì đó xấu xa và đáng sợ. Nhưng tôi đã phát hiện ra rằng tính cách đó vẫn như vậy. Mặc dù trong một số trường hợp, nó phải trải qua sự nhầm lẫn nhất thời, còn về cơ bản thì đó vẫn là cùng một người.

Khi đã vượt qua cú sốc và sự ngạc nhiên để có thể nói chuyện với ai đó sau khi họ chết, sự tò mò của tôi chiếm lĩnh và tôi tràn ngập những câu hỏi mà tôi đã luôn băn khoăn bấy lâu. Kể từ thời điểm đó, mỗi khi tôi tìm thấy một đối tượng có thể đi vào trạng thái thôi miên sâu hơn, cần thiết cho kiểu nghiên cứu này, tôi đã thực hành đặt một số câu hỏi tương tự. Niềm tin tôn giáo dường như không ảnh hưởng đến những gì họ đã tường thuật lại. Câu trả lời của họ về cơ bản là giống hệt nhau. Dù cách nói khác nhau, nhưng tất cả đều nói giống nhau - về một hiện tượng.

Kể từ khi tôi bắt đầu công việc vào năm 1979, tôi đã làm việc với hàng trăm người trải qua trải nghiệm cái chết. Họ đã chết theo mọi cách mà ta có thể tưởng tượng như tai nạn, bị bắn, bị đâm, bị bỏng, treo cổ, chặt đầu, chết đuối, và thậm chí trong một số trường hợp là chết trong một vụ nổ nguyên tử, mà tôi đã từng kể trong cuốn Một linh hồn nhớ về Hiroshima. Cũng có những người chết một cách tự nhiên vì đau tim, bệnh tật, tuổi già, và chìm vào trong giấc ngủ bình yên. Mặc dù những cái chết là rất đa dạng nhưng cũng có những khuôn mẫu nhất định. Cách thức chết có thể khác nhau nhưng những gì xảy ra sau đó luôn giống nhau. Vì vậy, tôi đã đi đến kết luận rằng thực sự không có lý do gì để sợ cái chết. Trong tiềm thức, chúng ta biết điều gì xảy ra và điều gì ở đó. Chúng ta nên; chúng ta đã thực hành rất nhiều về việc này. Tất cả chúng ta đã trải qua vô số lần trước đây. Vì vậy, trong nghiên cứu của tôi về cái chết, tôi đã tìm thấy kỷ niệm của sự sống. Đây không bao giờ là một chủ đề kỳ cục, mà là một thế giới khác, cực kỳ hấp dẫn.

Cái chết cũng đi kèm với sự khôn ngoan. Điều gì đó xảy ra với cơ thể vật chất, và một chiều kiến thức mới mở ra. Rõ ràng con người bị giới hạn và cản trở bởi thể chất. Tính cách hoặc tinh thần sẽ tiếp tục mà không bị cản trở như vậy và có thể nhận thức được nhiều hơn những gì chúng ta có thể tưởng tượng. Vì vậy, khi tôi nói chuyện với những người này sau khi họ “chết”, tôi đã có thể có được câu trả lời cho nhiều câu hỏi khó hiểu - những câu hỏi đã ám ảnh loài người từ thuở sơ khai. Những gì mà linh hồn đã tường thuật lại đều phụ thuộc vào sự phát triển tâm linh cá nhân của linh hồn đó. Một số linh hồn có nhiều kiến thức hơn và có thể diễn đạt điều đó rõ ràng hơn bằng những thuật ngữ mà người phàm chúng ta dễ nắm bắt hơn. Tôi sẽ cố gắng mô tả những gì họ đã trải qua bằng cách để họ tự nói. Cuốn sách này là tổng hợp những gì người ta đã tường thuật.

Sự mô tả phổ biến nhất mà tôi nhận được về thời điểm khi cái chết xảy ra là có một cảm giác lạnh và sau đó đột nhiên linh hồn đang đứng cạnh bên giường (hoặc bất cứ nơi nào) và nhìn vào cơ thể của họ. Họ thường không thể hiểu tại sao những người khác ở trong phòng lại buồn bã vì họ cảm thấy quá tuyệt vời. Cảm giác phổ biến là một niềm vui, hơn là một sự sợ hãi.

Trải nghiệm cận tử của Joe Biden

Đoạn sau là mô tả về khoảnh khắc được thoát ra của một người phụ nữ ngoài 80 tuổi, chết vì tuổi già. Đây là một ví dụ điển hình và được lặp đi lặp lại liên tục.

D: [Dolores] Bà đã sống rất lâu nhỉ?

S: [Đối tượng] Ồ vâng. Tôi đã đi lại một cách chậm rãi, rất là lâu. (Rên rỉ) Không có nhiều thứ vui vẻ nữa. Tôi quá mệt.

Vì rõ ràng là bà ta đang cảm thấy khó chịu, tôi chuyển bà ta đến thời điểm mà cái chết đã qua đi. Khi tôi đếm xong, toàn bộ cơ thể của đối tượng bị giật mình trên giường và bà ta đột nhiên mỉm cười. Giọng nói của bà ta tràn đầy sức sống, thậm chí không có gì giống với giọng điệu mệt mỏi mới chỉ một khoảnh khắc trước đó. “Tôi cảm thấy tự do! Tôi nhẹ quá!” Bà có vẻ rất hài lòng.

D: Bà có thấy được cơ thể mình không?

S: (Ghê tởm) Ồ!!! Cái thứ đồ cũ đó sao? Nó ở dưới kia! Ồ! Tôi không hề biết là mình trông tệ thế! Thật nhăn nheo và teo tóp. Bị teo nhỏ lại như vậy thật là quá tốt. Mọi thứ đã mòn hết. (Bà ta đang phát ra những âm thanh vui mừng) Ồ, ồ, tôi rất là vui vì đã ở đây!

Tôi khó mà nhịn được cười, biểu cảm và giọng nói của bà ta hoàn toàn tương phản.

D: Không ngạc nhiên khi mà cơ thể đó thu nhỏ lại; nó đã sống nhiều năm. Có lẽ đó là lý do tại sao nó chết. - Bà nói bà đang ở “đây”, “bà đang ở đâu?”

S: Tôi đang ở trong ánh sáng, và ồ, cảm giác thật là tuyệt! Tôi cảm thấy rất thông minh…Tôi cảm thấy bình yên…Tôi cảm thấy bình tĩnh. Tôi không thấy cần bất cứ thứ gì.

D: Bà định làm gì?

S: Họ bảo tôi rằng tôi phải đi và nghỉ ngơi. Ồ, tôi ghét phải nghỉ ngơi khi còn quá nhiều thứ phải làm.

D: Bà có phải nghỉ ngơi không nếu bà không muốn?

S: Không, nhưng tôi không cảm thấy muốn bị tù túng nữa. Tôi muốn trưởng thành và học hỏi.

Sau đó, tôi không thể nhận được bất kỳ câu trả lời nào từ bà ta nữa ngoại trừ việc bà ta đang lơ lửng. Tôi có thể thấy qua nét mặt và hơi thở của bà ta rằng bà ta đang ở một nơi an nghỉ. Khi một đối tượng đến được đó, giống như họ đã chìm vào giấc ngủ sâu và không muốn bị quấy rầy. Sẽ không ích gì khi cố gắng chất vấn họ bởi vì câu trả lời sẽ không mạch lạc. 

Địa điểm đặc biệt này sẽ được giải thích chi tiết hơn ở phần sau của cuốn sách.

Trong một trường hợp khác, một người phụ nữ đang sống lại cảm giác sinh một đứa trẻ tại nhà. Nhịp thở và cử động cơ thể của cô ấy cho thấy cô ấy đang trải qua các triệu chứng thể chất của quá trình sinh nở. Điều này thường xảy ra khi cơ thể cũng ghi nhớ như tâm trí. Để không gây khó chịu cho đối tượng, tôi chuyển cô ấy đến trước thời điểm cuộc sinh nở kết thúc.

D: Cô có đứa bé chưa?

S: Không. Tôi đã có một khoảng thời gian khó khăn. Chuyện không thể hoàn thành. Tôi đã kiệt sức, vì vậy tôi đã rời bỏ cơ thể mình.

D: Cô có biết đứa bé như thế nào không?

S: Không. Không có gì khác biệt.

D: Cô có nhìn thấy cơ thể của cô không?

S: Có. Mọi người đều rất buồn.

D: Cô định làm gì bây giờ?

S: Tôi nghĩ tôi sẽ nghỉ ngơi. Cuối cùng rồi tôi cũng sẽ phải quay lại, nhưng tôi sẽ ở đây một thời gian. Tôi ở trong ánh sáng. Nó rất yên tĩnh.

D: Cô có thể cho tôi biết ánh sáng này ở đâu không?

S: Nơi mọi kiến thức và mọi thứ đều được biết đến. Mọi thứ đều tinh khiết và đơn giản. Có nhiều sự thật thuần khiết ở đây. Ta không có những thứ trong thế giới vật chất làm cho ta bối rối. Ta có sự thật trên Trái Đất nhưng ta không thể nhìn thấy.

D: Nhưng cô nói là cô sẽ phải quay lại một lúc nào đó. Tại sao cô biết điều đó?

S: Tôi rất yếu. Đáng lẽ ra tôi có thể chịu đựng được cơn đau. Tôi phải học cách chịu đựng tốt hơn. Tôi đã có thể ở lại nếu tôi không quá yếu. Tôi rất vui vì tôi không thể nhớ nỗi đau. Tôi biết rằng tôi phải quay lại và phải trở nên hoàn thiện toàn bộ. Đau đớn là điều mà tôi phải vượt qua. Tôi phải vượt qua mọi nỗi đau của thế giới.

D: Nhưng trải nghiệm nỗi đau là rất con người và nó luôn khó khăn để thực hiện khi ta ở trong cơ thể. Ở khía cạnh của cô bây giờ, cô có thể nhìn nó theo một cách khác rất dễ. Cô có nghĩ đó là một bài học mà cô muốn hay không?

S: Có, tôi sẽ học. Đôi khi phải mất một thời gian, nhưng tôi có thể làm bất cứ điều gì. Tôi nghĩ tôi nên mạnh mẽ hơn. Lẽ ra tôi đã làm tốt hơn, nhưng tôi nghĩ tôi có nhiều nỗi sợ từ căn bệnh mà tôi mắc phải khi còn nhỏ. Tôi sợ rằng điều này sẽ tồi tệ. Và tôi đã…bỏ cuộc. Nỗi đau…khi đối phó với mức độ nhận thức cao hơn của tâm trí và loại bỏ bản thân để đến với ánh sáng thuần khiết và ý nghĩ thuần khiết, thì cơn đau không còn nữa. Nỗi đau chỉ là một bài học. Khi ta tìm hiểu về nỗi đau ở cấp độ con người, ta sẽ trở nên hoảng sợ và trở nên lo lắng thái quá trong một khoảnh khắc. Nhưng nếu loại bỏ bản thân và tập trung để đạt đến sự sâu sắc và sự kiên nhẫn, ta có thể vượt qua.

D: Nỗi đau có mục đích không?

S: Nỗi đau là một công cụ để dạy. Đôi khi nó được dùng để làm cho một số người trở nên khiêm tốn. Đôi khi một linh hồn kiêu ngạo có thể bị hạ thấp và dạy dỗ để trở nên hòa nhã hơn khi đã vượt qua nỗi đau. Đôi khi nó dạy cho người ta rằng cuối cùng họ cũng phải học cách để vượt lên trên nỗi đau, và sau đó họ có thể đối phó với nó. Đôi khi chỉ là để hiểu được nỗi đau và lý do tại sao chúng ta có nó, nỗi đau sẽ giảm bớt.

D: Nhưng như cô nói, mọi người trở nên hoảng loạn và họ nghĩ rằng họ không thể xử lý được.

S: Họ trở nên quá tập trung vào bản thân. Họ cần vượt lên trên lợi ích của mình và những gì họ đang cảm thấy ở thời điểm hiện tại để họ có thể đối phó với nó. Bây giờ, một số người, mang theo nỗi đau vì đó là nơi để họ trú ẩn. Họ có thể coi nỗi đau như một cái cớ, hoặc như một sự “thoát khỏi” và đó chính là mục đích. Tùy từng cá nhân. Nỗi đau là gì? Nó không thể chạm vào ta nếu ta không cho phép. Nếu ta thừa nhận rằng ta sẽ đau đớn, ta đang tiếp thêm sức mạnh cho nó. Đừng cho nó quyền lực. Không cần thiết phải cảm nhận nó. Tất cả đều kết nối với con người. Hãy vươn lên tới linh hồn của ta, tâm trí cao hơn của ta, không có gì giữ được ta.

D: Con người có thể tách mình ra khỏi nỗi đau?

S: Tất nhiên, nếu ta muốn. Không phải lúc nào họ cũng muốn. Họ muốn có được sự thông cảm và tự trừng phạt bản thân và mọi thứ. Mọi người thật là buồn cười. Mọi người đều biết cách để làm như thế nếu họ dành thời gian. Họ phải tự tìm cách vì họ sẽ không tin nếu ta nói với họ rằng có một cách dễ dàng hơn để vượt qua. Họ phải tự tìm ra nó. Đó là một phần của các bài học để đưa ta đến nơi đó.

D: Con người rất sợ chết. Cô có thể nói cho tôi biết nó sẽ như thế nào khi xảy ra không?

S: Chà, khi tôi ở bên trong cơ thể thì cảm giác rất là nặng nề. Nó kéo tôi lại. Nó không thoải mái. Nhưng khi ta chết, là cảm giác mọi thứ được nâng lên. Thật thư giãn. Mọi người phải gánh chịu mọi thứ xung quanh. Và giống như họ đang gánh một gánh nặng bởi vì các vấn đề đó rất nặng nề và chứa đầy các vấn đề. Khi ta chết, giống như ta ném mọi thứ ra ngoài cửa sổ và điều đó thật là tuyệt. Một sự chuyển đổi.

D: Tôi đoán rằng mọi người sợ hãi chủ yếu là vì không biết chuyện gì sẽ xảy ra.

S: Họ sợ những điều chưa biết. Họ phải có niềm tin và sự tin tưởng.

D: Điều gì sẽ xảy ra khi ai đó chết?

S: Ta chỉ đứng lên và rời bỏ. Ta lên trên này. Trong ánh sáng.

D: Ta làm gì khi ở đó?

S: Mọi thứ hoàn hảo.

D: Ta sẽ đi đâu nếu phải đi ra khỏi ánh sáng?

S: Quay lại Trái Đất.

D: Có bất thường không khi chúng tôi nói chuyện với cô trong thời điểm này không?

S: Nhưng thời điểm không có ý nghĩa gì. Trên khung cảnh này không có thời gian, mọi thời điểm là một.

D: Vậy cô không phiền nếu chúng tôi nói chuyện với cô từ một thời điểm khác hoặc một cõi khác chứ?

S: Tại sao tôi phải phiền?

D: Chà, chúng tôi nghĩ nó có thể phiền cô mà tôi thì không muốn làm phiền cô.

S: Tôi thấy nó phiền bà hơn là phiền tôi đấy.

Một ví dụ khác liên quan đến một cô bé chết khi mới 9 tuổi. Khi tôi bắt đầu nói chuyện với cô bé lần đầu tiên, cô bé đang đi trên một chuyến xe ngựa đến một buổi dã ngoại của trường học vào cuối những năm 1800. Có một con lạch ở gần nơi tổ chức dã ngoại và những người khác sẽ đi bơi ở đó. Cô bé bơi không giỏi và sợ nước, nhưng cô bé không muốn những đứa trẻ khác biết điều đó vì sợ chúng sẽ chế giễu. Một số đứa trẻ khác có cần câu cá, cô bé đã quyết định giả vờ câu cá để không ai biết cô bé không biết bơi. Cô bé thực sự lo lắng về điều đó và không thích thú với việc đi trên chiếc xe đầy cỏ khô chút nào. Tôi nói với cô bé rằng hãy chuyển đến thời điểm ngày quan trọng khi cô bé đã lớn. Khi tôi đếm xong, cô bé vui vẻ thông báo, “Tôi không còn ở đó nữa. Tôi đang ở trong ánh sáng.” Đây là một điều bất ngờ, vì vậy tôi đã hỏi cô bé điều gì xảy ra.

S: (Buồn bã) Tôi không biết bơi. Bóng tối bao trùm lấy tôi. Tôi cảm thấy ngực mình nóng ran. Và rồi tôi bước vào ánh sáng này, và không còn gì quan trọng nữa.

D: Cô có nghĩ rằng con lạch đó sâu hơn cô nghĩ?

S: Tôi không nghĩ là nó sâu đến vậy. Tôi thực sự sợ hãi. Tôi nghĩ rằng đầu gối tôi gập lại và tôi không thể đứng thẳng dậy. Tôi đã quá sợ hãi.

D: Cô có biết cô đang ở đâu không?

S: (Giọng cô bé vẫn còn là trẻ con) Tôi ở nơi mãi mãi.

D: Có ai ở đó với cô không?

S: Họ đang làm gì đó. Tất cả đều bận rộn…đang tính xem họ phải làm gì. Tôi đang cố gắng xâu chuỗi mọi thứ.

D: Cô có nghĩ cô đã từng đến nơi này trước đây không?

S: Có, ở đây rất yên bình. Nhưng tôi sẽ quay lại. Tôi phải vượt qua nỗi sợ. Nỗi sợ là thứ gì đó ta mang theo và đang làm ta tê liệt. Tôi nghĩ rằng nước không thực sự sâu. Tôi nghĩ rằng nỗi sợ hãi của tôi đã tăng gấp đôi. Điều tồi tệ nhất có thể xảy ra thường không tồi tệ như những gì chúng ta lo sợ. (Giọng nói đã trở nên trưởng thành hơn). Đó là một con quái vật trong tâm trí con người và nỗi sợ chỉ ảnh hưởng được đến những người trên Trái Đất. Là tâm trí phàm tục. Còn linh hồn thì không bị ảnh hưởng.

D: Cô có nghĩ mọi người sợ hãi những điều mà họ tự vẽ ra?

S: Ồ vâng. Họ mang theo những thứ đó với chính họ. Suy nghĩ là năng lượng; nó sáng tạo và nó làm cho mọi thứ xảy ra. Thật dễ dàng để thấy nỗi sợ hãi của người khác ngớ ngẩn như thế nào và không đáng như thế nào, và ta nghĩ, “Tại sao họ lại sợ điều đó nhỉ?”. Tuy nhiên, nếu đó là nỗi sợ của ta, thì nó sâu sắc và rất cụ thể và chạm đến ta đến nỗi có thể nhấn chìm ta. Vì vậy, nếu tôi có thể nhìn ra nỗi sợ hãi của người khác và cố gắng giúp họ hiểu được nỗi sợ của họ, tôi nghĩ ở đâu đó trong tiến trình này, nó cũng giúp tôi hiểu được nỗi sợ của tôi.

D: Điều đó rất có ý nghĩa. Cô biết đấy, một trong những nỗi sợ lớn nhất của con người là sợ chết.

S: Điều đó không tệ lắm. Đó là điều dễ dàng nhất mà tôi từng trải qua. Nó giống như tôi có thể kết thúc mọi sự bối rối, cho đến khi bắt đầu lại mọi thứ, và sau đó sự bối rối đến nhiều hơn.

D: Vậy tại sao mọi người vẫn còn quay lại?

S: Ta phải hoàn thiện chu trình. Ta phải học tất cả mọi thứ và vượt qua mọi thứ của thế giới để có thể bước vào cuộc sống hoàn hảo và vĩnh cửu.

D: Đó là một mệnh lệnh hơn, cố gắng học mọi thứ.

S: Vâng. Đôi khi rất mệt mỏi.

D: Có vẻ như sẽ mất nhiều thời gian.

S: Chà, từ chỗ tôi đang ở, mọi chuyện dường như rất đơn giản. Tôi đang có sự kiểm soát. Ví dụ, tôi có thể hiểu nỗi sợ hãi và cảm giác của tôi lúc này; Tôi cảm thấy như không gì có thể chạm đến tôi được. Tuy nhiên, có điều gì đó về con người. Khi ta ở đó, nó sẽ nhấn chìm ta. Ý tôi là, nó trở thành một phần của ta và chạm vào ta và không dễ dàng để thoát khỏi và trở nên khách quan.

D: Không, đó là vì ta có cảm xúc tham gia vào. Người khác luôn nhìn vào và nói một cách dễ dàng rằng, “Ôi thật đơn giản”.

S: Giống như nhìn vào nỗi sợ hãi của người khác. Tôi sẽ phải học cách chịu đựng và ở lại với một cuộc đời và không bỏ đi cho đến khi tôi có thể học được nhiều nhất từ cuộc đời đó. Tôi nghĩ, nếu tôi có một cuộc đời mà tôi có thể ở lại để trải qua nhiều trải nghiệm, thì sẽ dễ dàng hơn nhiều so với việc trải qua quá nhiều cuộc đời ngắn ngủi. Tôi đang lãng phí rất nhiều thời gian. Vì vậy tôi sẽ lựa chọn cẩn thận để có được một nơi mà tôi có thể trải nghiệm nhiều thứ, và do đó hạn chế các chuyến trở lại. Nhưng tôi cũng nghĩ điều đó sẽ khó khăn hơn. Có một số thứ mà ta phải giải quyết giữa mọi người khi ta tương tác trong một mối quan hệ. Những gì ta làm đều ở xung quanh ta.

Có một hiện tượng đã xuất hiện từ lâu trong văn hóa của chúng ta, rằng khi sắp chết, cuộc sống của ta sẽ “lóe lên trước mắt ta”. Điều này đã xảy ra ở một số trường hợp mà tôi đã nghiên cứu. Nó xảy ra thường xuyên hơn sau khi chết, khi người quá cố nhìn lại cuộc sống của họ và phân tích nó để thấy những điều mà họ đã học được. Điều này thường được thực hiện với sự giúp đỡ của các bậc thầy ở phía bên kia, những người có thể nhìn cuộc sống khách quan hơn, không bị ảnh hưởng bởi cảm xúc.

Một trong những đối tượng nghiên cứu của tôi đã xem lại tiền kiếp của cô ấy theo một cách khác thường. Mặc dù khó để nói điều gì là bình thường và điều gì tuân theo khuôn mẫu nhất định khi ta đang làm việc trong lĩnh vực nghiên cứu thôi miên hồi quy.

Người phụ nữ vừa sống lại một kiếp sống trước đó qua kỹ thuật hồi quy và đi đến cái chết trong kiếp đó. Bà đã chết một cách thanh thản như một bà lão, và nhìn xác bà được đưa lên đỉnh đồi gần nhà để an táng tại nghĩa trang gia đình. Sau đó, thay vì đi đến phía bên kia, bà quyết định trở về nhà của mình để cố gắng hoàn thành một số công việc còn dang dở. Ở đó, bà giật mình khi thấy mình xuất hiện như một hồn ma và có khả năng đi xuyên tường. Bà thấy mình như một làn sương mỏng hoặc bóng mờ có dạng của con người, nhưng bà đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng đồ vật có thể được nhìn thấy thông qua bà, như thể bà trong suốt. Bà thấy rất thú vị với tình trạng kỳ lạ này, và bà đi lang thang khắp nhà để khám phá xem mình có thể làm được gì. Có lúc bà tình cờ nghe thấy những người hầu phòng nói rằng bà đang ám trong nhà, bởi vì họ có thể nghe thấy tiếng bà đi lại xung quanh.

Sau một thời gian làm ma, bà trở nên nhàm chán, vì bà biết không ai có thể nhìn hoặc nghe thấy bà, và bà không thể giao tiếp. Bà sớm phát hiện ra rằng bà sẽ không thể hoàn thành được bất cứ việc gì mà bà muốn trở về để làm, vì cơ thể bà đang ở thể khí (hay thể vía). Khi biết điều này, bà đã ra khỏi nhà và đứng trên một ngọn đồi để nhìn xuống một thung lũng. Người chồng đã khuất của bà đã đến gặp bà, và đang đứng cạnh bà. Lúc này, họ trẻ lại, trông giống hệt như lúc họ trong ngày kết hôn. Khi họ đứng đó tay trong tay nhau nhìn xuống thung lũng, nó đã trở thành một “thung lũng của sự sống”. Sau đó, bà mô tả về điều này giống như một tấm gỗ pallet hoặc tấm chăn bông đầy màu sắc rực rỡ đã được ném xuống thung lũng, và nó xuất hiện như một bức ảnh ghép của những cảnh đẹp và địa điểm trong cuộc sống mà bà đã rời bỏ. Thay vì cuộc sống của bà trôi qua trước mắt theo kiểu tuyến tính thì cứ cảnh này nối tiếp cảnh kia và toàn bộ mọi thứ bày ra trước mắt bà.

Bà nói, “Chúng tôi có thể nhìn thấy nghĩa trang, chúng tôi có thể nhìn thấy thành phố, chúng tôi có thể nhìn thấy ngôi nhà, chúng tôi có thể nhìn thấy những ngọn núi. Giống như chúng tôi có thể nhìn thấy tất cả những gì chúng tôi từng biết kết hợp lại với nhau. Cứ như thể đây là cuộc sống của chúng tôi và đây là những gì chúng tôi đã có cùng nhau. Và chúng tôi có thể thấy rằng chúng tôi đã chia sẻ cuộc sống này và cùng nhau vượt qua nó. Chúng tôi rất vui vì đã vượt qua cuộc sống đó theo cách mà chúng tôi đã làm. Chúng tôi có một cảm giác gì đó thật nguyên vẹn khi nó kết thúc. Thật bình yên. Giống như khi ta đứng đó và xem lại. Như thể ta có một số cánh đồng rộng lớn và ta có nhiều thứ khác nhau đang phát triển trong đó. Hoặc như ta có nhiều loại hoa trong một khu vườn, và ta đứng đó và quan sát nó. Ta sẽ nhớ những gì ta đã từng làm để chuẩn bị cho khu vườn. Ta sẽ nhớ từng thứ đã phát triển như thế nào. Và đây là kết quả cuối cùng trải ra trước mắt ta. Ta nhìn ra thung lũng của cuộc sống này, nhìn vào một số khu vực nhất định, và ta nói, Chà, chúng ta đã thực sự có một khoảng thời gian vui vẻ ở đây, và đây là điều tuyệt vời mà chúng ta đã làm cùng nhau. “Ta đang chiêm ngưỡng tất cả các phần khác nhau của khu vườn, và ta có thể thấy tất cả cùng một lúc. Tất cả những khung cảnh khác nhau trong cuộc sống của ta đều được bày ra, và ta có thể chạm vào chúng. Theo nghĩa đen, nó giống như chúng ta đang lướt qua một cuốn sổ lưu niệm để nhìn lại cuộc sống của mình, nhưng nó ít nhiều giống như một thung lũng”.

Điều này khiến bà rất hài lòng khi xem lại các cảnh này, mặc dù những phần khó khăn của cuộc đời đó rất khó để xem lại. Cũng không có phán xét nào. Dường như chỉ có một ghi chú trong tâm trí để nhắc nhở họ về những gì họ muốn thay đổi vào lần tới. Đây chắc chắn không phải là phương pháp duy nhất để xem lại cuộc đời mà mình vừa mới rời đi, nhưng hẳn là một cách rất đẹp.

Trong một trường hợp khác tôi đang nói chuyện với một người đàn ông vừa chết trong một trận tuyết lở. Tôi hỏi anh ta chết như thế nào.

S: Bà đã bao giờ lặn xuống vực sâu chưa…và đến nơi tối tăm âm u ở tận dưới đáy? Khi ta trở lại bề mặt của nước, nó ngày càng nhẹ hơn và nhẹ hơn. Rồi khi ta xuyên qua về mặt nước, xung quanh sẽ có ánh sáng. Chết là vậy đó.

D: Anh có nghĩ rằng nó xảy ra như vậy vì cách mà anh chết là do đá rơi xuống người anh không?

S: Không, chết là như vậy bởi vì tôi đã đi từ cõi vật chất đến cõi tinh thần. Khi tôi rời khỏi cơ thể của mình, nó giống như khi tôi vượt qua hồ bơi. Sau đó, khi tôi đến được cõi linh hồn, giống như là tôi phá vỡ mặt nước và thoát ra ngoài ánh sáng mặt trời. Nếu ta chết trong một vụ tai nạn, thể xác sẽ rất đau đớn ngay trước lúc bất tỉnh trên cõi vật chất vì cơ thể bị thương. Nhưng sau khi bất tỉnh thì điều đó xảy ra rất dễ dàng và tự nhiên. Nó tự nhiên như bất kỳ điều gì khác trong cuộc sống: làm tình, đi bộ, chạy, bơi. Nó chỉ là một phần khác của cuộc sống. Không có cái gọi là chết. Ta chỉ đi đến một giai đoạn khác của cuộc đời mình. Chết rất dễ chịu. Nếu mọi người đang lo lắng về cái chết, hãy bảo họ đến nơi sông sâu. Bảo họ lặn xuống đáy. Và sau đó, ở nơi đáy sông, dùng chân đẩy thật mạnh để lao lên mặt nước. Nói với họ, chết là cảm giác như vậy đấy.

D: Tôi nghĩ nhiều người sợ rằng cái chết sẽ rất đau đớn.

D: Chết không đau đớn trừ khi ta cần nỗi đau. Với hầu hết các phần thì không có đau đớn trừ khi ta mong có nó. Cái chết có thể sẽ vô cùng đau đớn nếu ta muốn như vậy hoặc ta thấy cần có nỗi đau để dạy cho ta một bài học. Nhưng ta có thể tách rời khỏi nỗi đau bất cứ lúc nào. Và ta có thể làm được điều này cho dù ta có kết nối với những gì đang xảy ra hay không. Ai cũng có thể làm được, tách rời cơ thể và linh hồn trong thời gian đau đớn này.

D: Nhưng cái chết thực sự, rời khỏi cơ thể, có đau đớn không?

S: Không. Quá trình chuyển đổi là một việc dễ dàng hơn là sự bắt buộc. Nỗi đau đến từ cơ thể. Linh hồn không cảm thấy đau đớn ngoại trừ sự hối hận. Đó thực sự là nỗi đau duy nhất mà một linh hồn có thể cảm nhận được. Một cảm giác về việc họ có thể đã làm được nhiều điều hơn thế nữa. Điều này thật đau đớn. Nhưng nỗi đau thể xác không còn ý nghĩa vì điều đó đã bị bỏ lại với cơ thể.

D: Liệu có thể rời bỏ cơ thể trước khi cái chết thực sự xảy ra và để cơ thể phải tự chịu nỗi đau không?

S: Có. Người ta có sự lựa chọn đó, cho dù họ có muốn ở lại đó và trải qua nó hay là họ muốn rời đi và chỉ quan sát nó. Mọi người đều có quyền lựa chọn điều này.

D: Cá nhân tôi nghĩ mọi chuyện sẽ dễ dàng hơn, đặc biệt nếu đó là một cái chết đau đớn.

S: Điều này hoàn toàn tùy vào sự lựa chọn của từng cá nhân.

Trong công việc của mình, tôi đã bắt gặp những ví dụ về chuyện này. Trong một lần hồi quy, một phụ nữ trẻ đang bị thiêu sống vì niềm tin của mình trước toàn bộ thị trấn. Cô vô cùng sợ hãi và cũng rất tức giận trước những kẻ cố chấp phải chịu trách nhiệm về việc này. Khi ngọn lửa bùng lên cao hơn, cô quyết định sẽ không cho họ được thỏa mãn thấy cô đau khổ. Vì vậy cô rời khỏi cơ thể và quan sát từ vị trí lơ lửng ở phía trên hiện trường. Ở đó, cô thấy thất vọng và đau đớn tột độ, cô thấy cơ thể mình đang la hét khi trải qua những đau đớn khi bị thiêu đến chết. Trong trường hợp này, rõ ràng là thể xác và linh hồn là hai thứ riêng biệt.

Tôi nghĩ sẽ rất yên tâm và an ủi cho những người đã mất người thân của họ một cách bạo lực, khủng khiếp, khi biết rằng họ có lẽ còn chưa phải trải qua phần đau thương nhất của cái chết. Thật ý nghĩa khi nhận ra rằng linh hồn sẽ không muốn ở lại trong cơ thể và trải qua tất cả những nỗi đau đó. Do đó linh hồn tự rời bỏ và cơ thể chỉ phản ứng một cách tự phát. Cũng giống như cách mà chúng ta phản ứng khi vô tình cắt phải tay hoặc bị bỏng tay. Chúng ta hét lên và rụt tay lại. Đây không phải là phản ứng có ý thức mà là một phản ứng phi tự nguyện. Do vậy có vẻ như trong một cái chết khủng khiếp, cơ thể chỉ phản ứng trong khi nhân cách thực sự đã biến mất và đang quan sát từ bên ngoài.

Một mô tả khác về cái chết:

S: Hãy tưởng tượng bạn trần truồng, lạnh cóng và chảy máu, đi qua một khu rừng tối tăm đầy rẫy thú rừng và những tiếng động lạ. Bạn biết rằng đằng sau mỗi bụi cây là một con thú sẵn sàng vồ lấy và xé xác bạn. Rồi đột nhiên bạn bước vào một bãi đất trống nơi có cỏ mọc và chim hót, những đám mây trên bầu trời và một con suối vui vẻ róc rách đang uốn khúc chảy qua. Hãy tưởng tượng sự khác biệt trong các tình huống này và bạn có thể thấy phép so sánh của tôi miêu tả cái mà bạn đang gọi là sự sống và cái chết.

D: Nhưng nhiều người trên Trái Đất sợ cái chết.

S: Nhiều người ở trong rừng đang sợ hãi, điều đó chính xác. Một khi họ ra khỏi khu rừng thì họ không còn sợ hãi nữa. Nỗi sợ hãi là ở trong khu rừng.

D: Then there is nothing to be afraid of in the transition!

S: There are some transitions which are more desirable than others. I will not mince words on this. However, a door is merely a door. No matter how many times you open it, it simply will not change from being a door. 

D: Vậy không có gì phải sợ về quá trình chuyển đổi!

S: Có một số quá trình chuyển đổi đáng mong đợi hơn nhiều. Tôi sẽ không từ chối điều này. Tuy nhiên, một cánh cửa chỉ đơn thuần là một cánh cửa. Không cần biết ta mở ra bao nhiêu lần, nó chỉ đơn thuần là một cánh cửa chứ không thay đổi.

MỘT MÔ TẢ KHÁC:

S: Mọi người không nên sợ chết. Chết không có gì đáng sợ hơn là việc thở. Chết cũng tự nhiên và không đau đớn như là …chớp mắt. Và gần như là như vậy. Tại một thời điểm, ta đang ở trong một cõi giới của sự tồn tại, và ta chớp mắt, có thể nói vậy, và ta ở một cõi giới của sự tồn tại khác. Đó là về cảm giác thể chất mà ta có và không hề đau đớn gì. Bất kỳ nỗi đau nào mà ta cảm thấy trong quá trình này là do tổn thương về mặt thể chất, nhưng về mặt tinh thần thì không có nỗi đau nào. Ký ức của ta vẫn còn nguyên vẹn, và ta cảm thấy như vậy, như thể cuộc sống vẫn đang tiếp tục. Đôi khi ta cần một thời gian để nhận ra rằng ta không còn kết nối với cơ thể vật lý của mình nữa, nhưng thường thì điều đó được nhận ra ngay lập tức, vì nhận thức của ta lúc đó được mở rộng đến nơi mà ta có thể nhận thức được cõi linh hồn mà không còn bức màn che nữa. Như nhiều người đã nói thì ở đây giống như một chiếc gương bằng mây. Điều xảy ra là, lúc đầu có một khoảng thời gian định  hướng. Ta vẫn còn rất ý thức về cõi vật chất nhưng ta đang khám phá và hấp thụ những cảm giác khi nhận thức được cõi linh hồn, cho đến khi ta quen với thực tế rằng ta đang thực sự ở cõi linh hồn và ta cảm thấy thoải mái với điều đó.

D: Cô có thể cho tôi biết, tinh thần có bao gồm linh hồn của cô khi nó rời khỏi cơ thể không?

S: Tinh thần của ta là linh hồn của ta. Khái niệm về linh hồn bao gồm cả năng lượng mà ta gọi là tinh thần, bản sắc, thực tại của ta. Đó thực sự là con người thật của ta. Ta có thể gọi đó là linh hồn hoặc tinh thần tùy thuộc vào nhận thức nào ta sẽ chọn để hòa nhập vào thực tại của mình.

D: Chúng tôi đã nghe rất nhiều về thứ được gọi là “sợi dây bạc”. Có thứ gì như vậy không?

S: Đó là, như bà có thể nhận thấy, một chiếc phao cứu sinh cho cơ thể vốn rất thực trong tự nhiên. Theo một nghĩa tràn đầy năng lượng thì đó là sợi dây duy trì sự sống với nguồn năng lượng cho cơ thể của ta. Đó thật sự là một thiết bị thực.

D: Vậy tại điểm chết, sợi dây này bị cắt đứt?

S: Chính xác.

D: Một số người sợ trải nghiệm bên ngoài cơ thể vì họ sợ rằng có thể bị tách khỏi cơ thể sớm hơn.

S: Vẫn có thể làm được điều này. Tuy nhiên, gần như chắc chắn là phải được thực hiện có chủ ý và không phải do tai nạn.

D: Ý cô là khi họ ra khỏi cơ thể, có thể nói, sợi dây bạc kết nối họ để họ không bị lạc?

S: Chính xác. Không nên sợ hãi khi trải nghiệm du hành trong thể khí, không có nghĩa rằng nó không có ý định xảy ra thì nó không bao giờ xảy ra.

D: Nhưng trong nhiều trường hợp, điều này không được lên kế hoạch mà do tự phát.

S: Chính xác. Đó là “tự phát”

D: Có nguy hiểm gì khi ai đó ở ngoài cơ thể quá lâu trong những cuộc hành trình này không?

S: Chúng tôi nhận thấy rằng không có gì nguy hiểm. Vì khi cá nhân đó không quay trở lại nghĩa là anh ta hay cô ta chọn làm như vậy chứ không phải vì một số năng lượng ác độc đã tấn công và cắt đứt sợi dây.

D: Nói cách khác là không có chuyện họ bị lạc và không tìm được đường trở về?

S: Chúng tôi không xem điều này là chính xác.

D: Vậy họ chắc chắn có thể kết nối được với cơ thể cho đến điểm chết, và sau đó sợi dây bị cắt đứt? Giống như cái rốn, có thể nói vậy không?

S: Hoàn toàn chính xác.

D: Liệu có cái chết xảy ra trong một trải nghiệm bên ngoài cơ thể, ví dụ như cơ thể chết vì một cơn đau tim không?

S: Bà đang hỏi là liệu các triệu chứng thể chất sẽ như thế nào. Hội chứng đột tử ở trẻ sơ sinh (SIDS) thường được quy cho triệu chứng này. Cũng có những người vì tuổi tác, đơn giản là họ đã chọn lựa không trở lại, và thế là họ được phát hiện đã chìm vào giấc ngủ. 

D: Đó có phải là một cơn đau tim?

S: Đó không phải là một trường hợp, bởi vì một cơn đau tim là cái chết gây ra do một căn bệnh thực sự, không phải là những gì chúng ta đề cập ở đây. Họ sẽ chết trong giấc ngủ, và thường được gọi là “do nguyên nhân tự nhiên”.

D: Vậy nếu khám nghiệm tử thi, họ sẽ không tìm thấy nguyên nhân nào cả?

S: Chính xác.

D: Còn những người có vẻ như chết vì một hiện tượng tự bốc cháy (SHC) thì sao? Đó là một bí ẩn chưa có lời giải!

S: Điều này xảy ra là do sự mất cân bằng của thứ mà ta gọi là “hóa chất” trong cơ thể. Đó là vì thực tế cơ thể con người đã bị nhồi nhét qua các loại thức ăn, xuyên suốt một quá trình dài rất kiểm soát và rất chậm rãi. Cái chết như vậy xảy ra do sự đốt cháy các chất lỏng của cơ thể. Điều này đôi khi là do các yếu tố di truyền gây ra sự mất cân bằng trong cấu tạo hóa học của cơ thể. Ví dụ có quá nhiều phốt pho trong hệ thống của cơ thể.

D: Có phải là do chế độ ăn uống không?

S: Không phải do chế độ ăn kiêng đâu mà do các tín hiệu hướng dẫn cho cơ thể để sản xuất ra các cấp độ của những “hóa chất” này.

D: Đó có phải là tình cờ xảy ra hay cố ý?

S: Thật khó diễn tả, vì tất cả các trải nghiệm đều độc đáo. Có thể là một hoặc có thể là hai.

D: Còn những người dường như chết theo nhóm thì sao? Có nhiều trường hợp như tai nạn tàu hỏa, thảm sát, động đất, khi mà nhiều người chết cùng lúc? Có phải tất cả bọn họ đều chọn đi cùng một lúc hay có gì để nói về trường hợp này không?

S: Bà cũng nhận thức được quan niệm về nghiệp với từng cá nhân. Quả thực có cái gọi là nghiệp “nhóm”. Qua nhiều thời đại, đã có những trường hợp mà các linh hồn có xu hướng nhóm lại với nhau để thực hiện một số nhiệm vụ nhất định, hoặc thiết lập các thay đổi, hoặc để trải nghiệm cuộc đời trong một nhóm, cũng giống như khi ta có xu hướng trải nghiệm với từng cá nhân vậy. Những “cái chết theo nhóm” này không có gì khác hơn là những linh hồn riêng lẻ sẽ đến với nhau tại một số thời điểm nhất định trên quá trình chuyển đổi của họ, đó là, trong việc học tập trải nghiệm của họ về cái chết. Và khi làm như vậy họ thấy mình đang ở thời điểm thích hợp nhất để xuất phát đồng thời cùng nhau.

D: Họ có đồng ý làm điều này trước khi họ bước vào cuộc đời đó hay không?

S: Chính xác. Trong quá trình chuyển đổi theo nhóm này, họ tìm thấy được sự hỗ trợ. Có một sự chia sẻ kinh nghiệm ở đây, rằng họ không phải trải qua hành trình này trong đơn độc. Trong nhiều trường hợp đã có nhiều người sinh ra và sống chung, nên việc phát hiện nhiều trường hợp chết chung không phải là hiếm.

D: Đây có phải là trường hợp các phi hành gia đã cùng trải qua vụ tai nạn tàu vũ trụ Challenger?

S: Thật vật, đây là một trường hợp mà người ta đồng ý sẽ có sự chia sẻ trải nghiệm cái chết.

D: Nhưng đã có quá nhiều đau khổ cho các gia đình và người dân trên khắp đất nước khi điều này xảy ra. Nếu họ định đoạt số phận của mình, tại sao chúng ta không thể hài lòng với điều đó?

S: Có lẽ có một sự thiển cận trong những trường hợp này. Ta chỉ nghĩ về những người đã ra đi. Đây không phải là một trường hợp. Có nhiều yếu tố khác liên quan đến việc này. Trong những trường hợp như thế, những người sống sót cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm. Khi thấy người khác đang chia sẻ nỗi đau, một cá nhân sẽ thấy dễ dàng trải qua điều này hơn nhiều nếu biết rằng có những người khác cũng đang trải qua điều tương tự. Vì vậy, đây là một trải nghiệm nhóm ở nhiều cấp độ.

Nhiều đối tượng đã mô tả trải nghiệm sau khi rời khỏi cơ thể của mình giống như hành trình về với ánh sáng chói lọi ở cuối đường hầm hoặc thứ gì giống như vậy. Những mô tả này đã được lặp lại trong các báo cáo của NDES (Trải nghiệm cận tử). Một trong những đối tượng của tôi nói rằng ánh sáng trắng này là một trường năng lượng mãnh liệt đóng vai trò là rào cản giữa thế giới vật chất của chúng ta với thế giới tinh thần. Trong báo cáo NDES, người đó sẽ tiếp cận ánh sáng, nhưng bị kéo trở lại với cơ thể trước khi họ bước vào. Họ thực sự đã ở trong tình trạng gần với cái chết, nhưng họ đã không hoàn thành được quá trình chuyển đổi. Họ đã không đi đủ xa. Khi các đối tượng của tôi sống lại trải nghiệm cái chết, họ đi xuyên qua ánh sáng trắng, rào cản đó. Tại thời điểm đó, năng lượng mãnh liệt đến mức “sợi dây bạc” bị cắt đứt, cái rốn gắn kết linh hồn với cơ thể vật chất bị cắt đứt. Khi điều này xảy ra, linh hồn không thể vượt qua rào cản và trở lại cơ thể một lần nữa. Hai bên đã vĩnh viễn xa cách. Không còn mối liên hệ nào với sinh lực (linh hồn hoặc tinh thần), cơ thể sẽ nhanh chóng bắt đầu xấu đi.

Đón đọc chương 2:  Những người chào đón

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Nguyễn Du - Tiếng lòng thiên thu

Nghiên cứu 23:14 20/12/2024

Thơ và thiền là đôi cánh đại bàng tung bay trên bầu trời Đông phương và Tây phương suốt từ nghìn xưa cho đến ngày nay.

Nguyện giải thoát ngay hiện tiền

Nghiên cứu 13:41 18/12/2024

Trong nhà Phật, lời nguyện có thể gặp ở bất kỳ kinh sách nào. Hầu hết các lời nguyện đều lớn vô cùng và trải dài vô cùng tận. Trong các chùa Thiền tông, chúng ta thường nghe tới Tứ hoằng thệ nguyện, nơi câu đầu “Chúng sanh vô biên thệ nguyện độ” (Nguyện giải thoát vô số chúng sinh) đã mang tâm lượng vô biên, vô cùng tận.

Đời tu của tôi

Nghiên cứu 09:32 18/12/2024

Đời tu của tôi có những cái dễ nhưng cũng gặp những cái khó. Trong cái khó thật ra tôi không tính toán cũng không suy nghĩ phải làm sao, tôi chỉ âm thầm xin Tam Bảo gia hộ. Ai làm gì nói gì, tôi cứ lặng thinh mà chịu chờ Tam Bảo gia hộ, rồi cái tốt đẹp sẽ đến, tôi không có phản ứng để chống chọi gì hết.

Tượng Phật A Di Đà chùa Phật Tích ở Bắc Ninh

Nghiên cứu 11:12 17/12/2024

Ngôi cổ tự Phật Tích (tên gọi khác là chùa Vạn Phúc) toạ lạc trên núi Phượng Hoàng, Tiên Du, Bắc Ninh là nơi lưu lại dấu ấn truyền bá Phật giáo ở vùng Bắc bộ hơn nghìn năm. Chùa Phật Tích còn được biết đến là nơi lưu giữ 2 bảo vật quốc gia: Tượng Phật A-Di-Đà và bộ tượng 10 linh thú đá.

Xem thêm