Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ tư, 19/10/2016, 13:05 PM

Lời nói cũng là tiếng lòng

Lời nói không chỉ ở miệng lưỡi mà còn là “ngôn vi tâm thanh”. Lời nói cũng là tiếng lòng, là ký hiệu của tâm: “âm tuy thanh ở ngoài miệng, mà thực phát ra tự trong lòng”. Nếu các em hiểu được rằng mỗi câu nói của mình đều phản ánh tâm hồn và nhân cách của bản thân thì các em sẽ cân nhắc và cẩn trọng hơn trong từng lời ăn tiếng nói. 

Đi ngang qua một trường tiểu học vào giờ tan chiều, tôi bỗng giật mình và đứng khựng lại khi nghe thấy một nhóm các em học sinh mặt mũi còn “búng ra sữa”, vẫn đeo khăn quàng đỏ nhưng đôi môi “xinh” kia đang liên tục “phun châu nhả ngọc” những “mỹ từ” một cách hồn nhiên, khiến cho người lớn nào đi qua cũng phải ngoái lại nhìn.

Hiện nay không khó để có thể bắt gặp hình ảnh những học sinh cấp 2, cấp 3 còn mặc đồng phục tụm ba tụm bảy buông những lời nói không đẹp nơi công cộng. Nhưng điều đáng báo động là “căn bệnh” này đã “lây lan” sang cả học sinh tiểu học – những mầm non tương lai của đất nước. 

Theo chị Vân, một chủ quán internet trên Quốc lộ 32 (Hà Nội) cho biết, cứ đến giờ tan học là nhiều học sinh cấp 2, cấp 3 kéo nhau vào quán. Và vừa chơi, các “ông trời” này vừa liên mồm chửi bậy. (Nguồn: Vietnamnet). Thậm chí, trên một số mạng xã hội, các em còn lập hẳn hội “thích nói tục, chửi thề” để vào đó cùng phô diễn “tài nghệ” nói tục. Nhiều em còn lôi thầy cô, cha mẹ ra chửi. Để rồi biết bao vụ tai nạn, xô xát thương tâm đã xảy ra chỉ vì vài câu nói tục, khiêu khích qua lại giữa các em học sinh.

Tôi không trách các em, bởi các em cũng như những tờ giấy trắng, mà hoàn cảnh chi phối xung quanh hay những con người thường xuyên tiếp xúc chính là những vết mực sẽ quyết định xem bức tranh tâm hồn các em được vẽ lên sẽ là một bức tranh đẹp hay xấu. Có trách thì trách những nỗi lo về cơm, áo, gạo, tiền đã cuốn ta đi quá xa, bỏ lại những đứa con bơ vơ và cần sự dạy dỗ. Bố mẹ đi làm, người lớn ai cũng bận bịu với công việc riêng của mình thì các em đành phải ra hàng net, lên mạng chat chit, nói tục có lẽ chỉ để thể hiện bản thân, gây sự chú ý với bạn bè hay thậm chí với những người xa lạ cốt để khỏa lấp đi sự trống rỗng của tâm hồn.

Nhưng hiện nay, các chùa ở cả trong Nam và ngoài Bắc đã tổ chức những khóa tu mùa hè để các em nhỏ có thể đến sinh hoạt và là nơi các em được tiếp nhận những bài học về đạo đức của đức Phật, dung dị, giản đơn nhưng ý nghĩa sâu sắc và đậm tính nhân văn. 
 
Lời nói có tầm ảnh hưởng rất quan trọng và có khả năng đưa lại kết quả vô cùng to lớn trong việc thiện cũng như trong điều bất thiện. Lời nói có thể khơi dậy lòng căm thù, tiêu diệt đời sống, gây chiến tranh giống như những vụ xô xát giữa các em học sinh đã nói ở trên. Hay lời nói có khả năng mở mang trí tuệ, hàn gắn chia rẽ và đem lại thanh bình an lạc cho mỗi người.

Lời nói không chỉ ở miệng lưỡi mà còn là “ngôn vi tâm thanh”. Lời nói cũng là tiếng lòng, là ký hiệu của tâm: “âm tuy thanh ở ngoài miệng, mà thực phát ra tự trong lòng”. Nếu các em hiểu được rằng mỗi câu nói của mình đều phản ánh tâm hồn và nhân cách của bản thân thì các em sẽ cân nhắc và cẩn trọng hơn trong từng lời ăn tiếng nói. Bên cạnh đó, môi trường sinh hoạt của khóa tu mùa hè là trong các ngôi chùa, được sự dạy dỗ bảo ban ân cần từ các vị tăng ni và được tu tập cùng với các bạn bè cùng trang lứa chắc chắn sẽ là một lựa chọn đúng đắn để “căn bệnh” nói tục, chửi bậy kia được tiết chế và giảm bớt. 

Nhưng quan trọng hơn hết là cha mẹ, người lớn xung quanh là những tấm gương sáng nhất để các em học tập và thực hành theo. Hướng dẫn con trẻ tu khẩu nghiệp từ khi còn bé cũng giống như một cái cây được chăm nom từ lúc mới bén rễ vậy, càng lớn thì rễ cây sẽ càng đâm sâu và vững chắc hơn. Để một mai cái cây ấy lớn lên mạnh mẽ, bóng mát “nhân cách” sẽ vươn lên thật tươi xanh và quả ngọt “đạo đức” sẽ thật sum xuê và trĩu nặng. 

Tôi xin trích một lời dạy của đức Phật đáng để ta ghi nhớ để khép lại bài viết của mình: “Lời nói có thể gây thù, kết bạn, đem lại hạnh phúc gia đình hay đổ vỡ, nó là cội rễ của tình bạn đậm đà mà cũng là cội gốc của sự oán thù ly tán”.

Kim Tâm
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

TIN LIÊN QUAN

Ám áp bên Thầy ngày Nhà giáo Việt Nam

Văn hóa 16:57 20/11/2018

Sáng ngày 20/11/2018 (14/10/Mậu Tuất), phật tử đạo tràng BQT chùa Đức Hòa và Thiên Bửu đã vân tập về Tổ đình Thiên Bửu (thôn Bình Thành, xã Ninh Bình, thị xã Ninh Hòa) để chúc mừng Hòa thượng viện chủ nhân ngày Nhà giáo Việt Nam.

Phật

Văn hóa 12:28 14/11/2018

Phật ngồi trên sườn núi,/Nhìn xuống đường bụi mù,/Phật đang nghĩ gì thế nhỉ!/Thương con người ngược xuôi?

Tọa đàm về tác giả bài thơ bất hủ “Em đi chùa Hương”

Văn hóa 12:18 14/11/2018

Sáng ngày 9/11/2018, Nhà xuất bản Phụ nữ và Khoa Viết văn – Báo chí, trường Đại học Văn hóa Hà Nội tổ chức tọa đàm “Đọc lại Nguyễn Nhược Pháp” về sự nghiệp văn chương, nhân dịp kỷ niệm 80 năm ngày mất của nhà thơ tài hoa bạc mệnh.

An lành

Văn hóa 10:12 13/11/2018

Xin cầu thấu rõ chân diệu pháp/Hiện tượng vạn vật luôn biến đổi/Muôn sự hết thảy nương nhau thành/Để tâm tịch lặng an lành nhất/An lành như thế thật an lành!

Xem thêm