Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ hai, 06/05/2024, 08:51 AM

Lời Phật dạy về pháp môn niệm Phật

Niệm Phật là pháp môn tu khá phổ biến hiện nay. Pháp môn này được những người con Phật thực tập rất tinh chuyên từ thời Thế Tôn còn tại thế.

Những cách tu niệm Phật như trì danh niệm Phật, quán tượng niệm Phật, quán tưởng niệm Phật… đã có từ thời Phật Thích Ca, do chính Ngài chỉ dạy.

Ngày nay, ngoài những người tu niệm Phật Thích Ca thì phần đông các Phật tử tu theo Tịnh Độ tông niệm Phật A Di Đà. Dù niệm Phật A Di Đà, khác về danh hiệu Phật nhưng cách thức (trì danh, quán tượng, quán tưởng…) vẫn không thay đổi. Hãy tìm hiểu pháp thoại dưới đây để thấy rằng pháp môn Niệm Phật (Nam truyền hay Bắc truyền) đều có tính nguyên thủy, được hậu thế gìn giữ hay kế thừa và phát huy với nền tảng vững chắc, rõ ràng.

“Một thời Phật ở nước Xá-vệ, rừng Kỳ-đà, vườn Cấp Cô Ðộc. Bấy giờ Thế Tôn bảo các Tỳ-kheo:

- Hãy tu hành một pháp, hãy truyền bá rộng rãi một pháp. Tu hành và truyền bá rộng rãi một pháp rồi sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được hưởng vị cam-lồ, đến được chỗ vô vi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nào là một pháp? Nghĩa là niệm Phật.

Phật bảo các Tỳ-kheo:

 - Thế nào là tu hành niệm Phật sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được hưởng vị cam lồ, đến được chỗ vô vi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn?

- Nếu có Tỳ-kheo chính thân, chính ý, ngồi kiết-già buộc niệm ở trước, không có một ý tưởng nào khác, một lòng niệm Phật, quán hình tướng Như Lai chưa từng rời mắt, đã chẳng rời mắt, liền niệm công đức của Như Lai.

Thể của Như Lai bằng kim cương, đầy đủ mười lực, bốn vô sở úy, giữa chúng dũng kiện. Dung mạo Như Lai đoan chính vô song, nhìn không chán mắt. Giới đức thành tựu giống như kim cương không thể phá hủy, thanh tịnh không tì vết cũng như lưu ly. Tam muội của Như Lai chưa hề sút giảm, dừng lặng vĩnh viễn không có niệm khác; các tình cảm kiêu mạn, quật cường, các tâm ý dục, tưởng sân, ngu hoặc, do dự, buộc kết đều trừ sạch cả.

Huệ của thân Như Lai, trí không bờ mé, không bị chướng ngại. Thân của Như Lai do giải thoát thành tựu, không còn sanh lại để phải nói rằng: ‘Ta sẽ đọa vào sanh tử nữa’. Thân Như Lai là độ tri kiến thành tựu, biết căn tánh người khác nên độ hay không nên độ, biết họ chết đây sanh kia, qua lại xoay vần bên bờ sanh tử, người có giải thoát, người không giải thoát đều biết hết cả.

Ðó là tu hành niệm Phật, sẽ có danh dự, thành tựu quả báo lớn, các điều lành đầy đủ, được vị cam-lồ, đến được chỗ vô vi, sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn. Thế nên, các Tỳ-kheo, thường nên tư duy, chẳng lìa niệm Phật thì sẽ được các công đức lành này. Như vậy, các Tỳ-kheo, hãy học điều này!

Bấy giờ các Tỳ-kheo, nghe Phật dạy xong, vui vẻ vâng làm.

(Kinh Tăng nhất A-hàm, tập I, phẩm Quảng diễn, VNCPHVN ấn hành, 1997, tr.43).

Ảnh minh hoạ.

Ảnh minh hoạ.

Thế Tôn đã xác quyết, chỉ một pháp niệm Phật này, nếu được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Rõ ràng, “ngồi kiết-già buộc niệm ở trước, không có một ý tưởng nào khác, một lòng niệm Phật, quán hình tướng Như Lai, niệm công đức của Như Lai” chẳng khác với trì danh, quán tượng và quán tưởng niệm Phật.

Niệm là tâm nhớ nghĩ (miệng niệm) Như Lai. Quán tượng là tâm quán thấy tướng tốt của Như Lai. Quán tưởng là tâm tưởng niệm các công đức của Như Lai. Từ chuyên tâm niệm Phật (Chỉ) đến (Quán) về ba mươi hai tướng tốt, tám mươi vẻ đẹp, mười trí lực, mười danh hiệu, bốn tâm vô lượng, bốn đức vô úy… của Như Lai, chúng ta thấy rõ Chỉ và Quán luôn đầy đủ trong pháp môn này. Nên tu tập niệm Phật sung mãn “sẽ thành tựu thần thông, trừ các loạn tưởng, đạt được quả Sa-môn, tự đến Niết-bàn” là một sự thật mà các bậc Thánh đã trải nghiệm và kinh qua.

Pháp môn Niệm Phật đã được Phật Thích Ca thiết lập trên nền tảng Chỉ-Quán (định-tuệ). Thiết nghĩ, thành tựu giải thoát Niết-bàn hay vãng sanh khác nhau chăng cũng chỉ về ngôn từ. Do vậy, người niệm Phật ngày nay (dù niệm Phật nào) cũng nên tỉnh giác trước sự mời gọi dễ tu, dễ chứng để không rơi vào tự huyễn hoặc mình (quá dựa vào tha lực mà không cố gắng tự lực). Niệm Phật mà không nhất tâm, công phu chưa chứng đạt định và tuệ (nhất tâm bất loạn từ một cho đến bảy ngày, theo kinh A Di Đà) thì khó mà thành tựu giải thoát, vãng sanh; đây chính là điều người tu niệm Phật ngày nay cần lưu tâm vậy. 

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Chú tâm như thế thì khó có ai quyến rũ được

Lời Phật dạy 16:05 16/05/2024

Trong cuộc sống, có rất nhiều hành động được thực thi mà không hề có kiểm soát. Thân một đường mà tâm một nẻo là một thói quen cố hữu của con người. Đa phần, mọi người thường hướng tâm ra bên ngoài, ít ai chú ý đến các hành động của thân trong hiện tại.

Những ai không phóng dật, chân thành con đảnh lễ

Lời Phật dạy 14:00 16/05/2024

Một thời, rất nhiều Tỷ kheo trú giữa dân chúng Kosala, tại khu rừng nọ, cống cao, ngạo mạn, ồn ào, lắm miệng, lắm lời, thất niệm, không tỉnh giác, không định tĩnh, tâm tán loạn, các căn không chế ngự.

Chuyển hóa giải đãi và nghi ngờ theo lời Phật dạy

Lời Phật dạy 13:20 15/05/2024

Sự tu hành không phải lúc nào cũng suôn sẻ mà khi thăng lúc trầm. Do đó, người tu cũng lắm phen cảm thấy đuối sức, mệt mỏi, muốn buông xuôi là chuyện bình thường.

“Tùy thời nghe pháp có năm công đức”

Lời Phật dạy 09:40 13/05/2024

Công đức đầu tiên của nghe pháp là nghe được điều chưa từng nghe. “Tu không học là tu mù” nên cần có pháp học để hỗ trợ cho pháp hành. Trong đạo Phật, mọi người đều phải học pháp, học liên tục, học trọn đời, học cho đến khi nào đạt đến bậc “vô học” mới thôi.

Xem thêm