Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ bảy, 24/02/2024, 12:00 PM

Pháp môn niệm Phật theo Kinh A Di Đà

Đạo Phật có nhiều pháp môn, trong đó pháp môn Niệm Phật được đề cập trong Kinh A Di Đà rất phổ biến và quan trọng đối với hành giả Tịnh độ của Phật giáo. Việc niệm hồng danh Đức Phật tuy đơn giản nhưng cần có sự hiểu đúng để khi thực hành mang lại lợi ích cho mỗi hành giả tu tập.

“Nam Mô” có rất nhiều nghĩa như quy y, nương tựa hoặc trở về, kính lễ (cúi đầu đảnh lễ). A Di Đà Phật là danh hiệu của Phật mang ý nghĩa “vô lượng quang - ánh sáng vô lượng”, “vô lượng thọ - thọ mệnh vô lượng”. Chúng ta có thể hiểu câu niệm “Nam Mô A Di Đà Phật” là “kính lễ đấng Giác ngộ vô lượng hoặc có nghĩa là con quay về nương tựa vào đấng Giác ngộ vô lượng”.

Trong kinh A Di Đà, Đức Phật Thích Ca dạy rằng: “Nếu có người con trai lành hoặc con gái lành nào muốn sinh về cõi Cực lạc, thì người ấy phải niệm danh hiệu Phật A Di Đà với một lòng không tạp loạn, hoặc một ngày, hai ngày, ba ngày, bốn ngày, năm ngày, sáu ngày hoặc bảy ngày. Người ấy, đến khi lâm chung sẽ thấy được Phật A Di Đà và các vị Thánh chúng hiện ra trước mắt. Trong giờ phút ấy, tâm của người ấy được an trú trong định, không có điên đảo và tán loạn; do đó người ấy sẽ được vãng sinh ngay về nước Cực lạc”. Như vậy, điều quan trọng trong sự thực hành niệm Phật A Di Đà để được vãng sinh đòi hỏi hành giả phải nhất tâm.

Để có được kết quả là nhất tâm bất loạn hành giả phải tinh tấn nỗ lực niệm Phật một cách miên mật. Tâm của hành giả phải thường niệm A Di Đà và đồng thời thể hiện tâm niệm này qua hành động và lời nói bằng cách ăn chay, bố thí, cúng dường Tam bảo, ái ngữ, không tà hạnh và sống đời sống có tiết độ (giữ Năm giới hoặc Tám giới)… Trong đoạn kinh trên có đề cập đến thời gian niệm Phật A Di Đà hoặc một ngày hoặc hai ngày v.v… đây chỉ là con số thời gian tiêu biểu.

Pháp môn niệm Phật là phương tiện thù thắng của Như Lai

261184144_1355841981537495_3455582574854904382_n (2)

Một trong những yêu cầu khác để vãng sinh về Tịnh độ là phải thực hành ra tạo công đức và nỗ lực tích lũy đức hạnh, bởi không đủ thiện căn thì khó có thể sanh về. Trong cuốn Niệm Phật vãng sanh Tịnh Độ, Hòa Thượng Thánh Nghiêm đã chỉ ra rằng “thiện căn” được đề cập trong Kinh A Di Đà thực ra tượng trưng cho “ba nghiệp thanh tịnh” được liệt kê trong Kinh Vô Lượng Thọ, cụ thể là: chăm sóc cha mẹ, phụng sự thầy và những bậc trưởng thượng, phát lòng từ bi và thực hành mười điều thiện, quy y Tam Bảo, giữ gìn giới luật và không vi phạm các quy tắc ứng xử, có niềm tin sâu sắc vào luật nhân quả…

Niệm Phật tưởng chừng như rất dễ nhưng khi thực hành cần phải có sự nỗ lực bền bỉ. Chúng ta có thể áp dụng pháp tu này như một cách thực hành thường xuyên hàng ngày và thời gian linh động để niệm Phật. Trong kinh Tăng chi (phẩm Một pháp), Đức Phật có đề cập đến pháp niệm Phật rằng: “Có một pháp này, này các Tỳ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn. Một pháp ấy là gì? Chính là niệm Phật. Chính một pháp này, này các Tỳ-kheo, được tu tập, được làm cho sung mãn, đưa đến nhất hướng, ly tham, đoạn diệt, an tịnh, thắng trí, giác ngộ, Niết-bàn”.

Vì thấy được lợi ích lớn lao của pháp tu niệm Phật, Đại Sư Liên Trì không tụng kinh cũng không niệm chú, mà niệm danh hiệu Phật A Di Đà 100.000 lần mỗi ngày khi đi, đứng, ngồi và nằm. Trong những năm cuối đời, Hòa Thượng Thánh Nghiêm cũng duy trì việc thực hành Pháp của mình bằng cách liên tục niệm Phật mọi lúc mọi nơi, với chuỗi tràng hạt trong tay, nhất tâm trong danh hiệu Phật. Hòa Thượng Trí Tịnh cũng khuyến khích mọi người niệm Phật bất cứ lúc nào khi đi bộ, lái xe hay làm việc…

Ngày nay, “Phật A Di Đà” là một trong những danh hiệu Phật được mọi người quen thuộc nhiều nhất. Dù xuất gia hay tại gia, khi gặp nhau chúng ta thường chắp tay xá chào và nói "Nam Mô A Di Đà Phật" như một lời chào chân thành. Ngày 17 tháng 11 âm lịch hằng năm là ngày khánh đản Phật A Di Đà. Để kỷ niệm ngày lễ trọng đại này, các đạo tràng sẽ tụng Kinh A Di Đà và trì niệm danh hiệu của Ngài, phát nguyện vãng sinh về Tây Phương Cực Lạc.

Nhân ngày vía của Đức Phật Di Đà, cầu mong tất cả mọi người thân tâm an lạc, cùng hướng tâm về Ngài, niệm Hồng danh của Ngài, làm điều thiện lành để hồi hướng cho thế giới hòa bình, không còn chiến tranh, chia rẽ, khổ đau…ai ai cũng được an vui trong ánh hào quang nhiệm mầu của chư Phật và để góp phần tịnh độ nơi mỗi chúng ta đang sống.

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Bố thí sinh phiền não

Kiến thức 09:32 22/11/2024

Thuở xưa, khi mà Ngài Xá-lợi-phất đang tu Bồ-tát đạo, công phu tu tập chưa được vững. Một hôm có người Bà-la-môn đến thử Ngài. Họ nói: - Người tu hạnh Bồ-tát cần phải bố thí. Tôi nay có chút việc đến xin Ngài giúp cho.

Tâm là gì?

Kiến thức 09:16 22/11/2024

Trong chữ Hán, chữ (心) được mô tả bằng bốn câu thơ như sau: “Tam điểm như tinh tượng/ Hoành câu tợ nguyệt tà/ Phi mao tùng thử đắc/ Tố Phật dã do tha”.

Học Phật giản đơn

Kiến thức 08:00 22/11/2024

Luôn giữ tâm thanh tịnh, chánh niệm tỉnh giác xa lìa các pháp cấu uế, bất thiện dần hướng đến an lạc, Niết bàn miên viễn.

“Người đời tranh nhau những chuyện không đâu”

Kiến thức 16:50 21/11/2024

Đời này chúng ta chết rồi sẽ sanh tới cõi nào? Tôi có thể sanh về đâu? Đời sau chúng ta có nắm chắc sanh tới cõi nào hay chăng? Còn tiếp tục luân hồi hay chấm dứt luân hồi?

Xem thêm