Lòng bao dung đối với các truyền thống tôn giáo thời Phật
Khi đức Phật còn tại thế, những người theo truyền thống Bà-la-môn cố cựu quan niệm Phật giáo là một trong những truyền thống phi chính thống, khác với 6 triết thuyết lúc bấy giờ là Mimansa, Vedanta, Yoga, Samkhya, Nyaya và Vaisesika và cũng khác với hai trường phái bị xếp là phi chính thống: Kỳ-na (Jainism) và Duy vật (Chakravaka).
Dù nhiều lần bị người khác đạo dùng những lời chống đối nặng nề, nhưng đức Phật và Tăng chúng vẫn giữ thái độ thản nhiên trước những lời chỉ trích vô căn cứ. Đức Phật đã thể hiện quan điểm của mình về đạo đức, nhân sinh và vũ trụ một cách rõ ràng, và Ngài cũng trình bày khách quan nhiều quan điểm sai lạc của các truyền thống tôn giáo thời đó, nhưng không nặng nề chỉ trích hay chống đối. Đức Phật chỉ làm nhiệm vụ trạch pháp, tuyên thuyết về quy trình nhân quả nghiệp báo, mỗi người là thừa tự của nghiệp, nghiệp là điểm tựa, nghiệp là thai tạng, và mỗi người cũng là chủ nhân của nghiệp.
Ngài tuyên bố rằng Ngài không tranh luận với đời, chỉ có đời tranh luận với Ngài. Với tinh thần không kỳ thị các quan niệm mà tôn giáo đương thời sử dụng, Ngài vận dụng linh động và đã thổi vào đó một nội hàm mới, mang một ý nghĩa đạo đức, nhân văn và cao thượng hơn. Ví dụ, khái niệm “Bà-la-môn” lúc bấy giờ chỉ cho những người sanh ra từ một dòng dõi, chủng tộc, huyết thống Bà-la-môn hoặc là các tu sĩ hành khổ hạnh theo truyền thống Bà-la-môn, trong khi đó, đức Phật đã sử dụng khái niệm “Bà-la-môn” là các vị Tỳ-kheo đã trong sạch hóa thân tâm, không còn bị các trạng thái tâm lý tiêu cực chi phối.
Từ thái độ và cách ứng xử khoan hòa đó, Phật giáo và các truyền thống tôn giáo thời đó cùng tồn tại trong một quốc độ hay một khu vực. Các tín chủ của Phật giáo cúng dường cho các vị tu sĩ thuộc truyền thống tôn giáo khác mà không có bất kỳ một rào cản nào từ giáo luật của Phật. Mỗi người đều có quyền chọn cho mình một niềm tin, một lối đi, một cách sống. Sự ganh tị tật đố có thể xảy ra từ các truyền thống khác như ngoại giáo đã cho bà Cinca độn bụng vu khống đức Phật, hoặc là giết người để cáo buộc đức Phật đã làm chuyện mờ ám rồi sát nhân, nhưng không vì vậy mà đức Phật và Thánh chúng của Ngài có tâm sân hận, bực bội, khó chịu hoặc phản kháng; ngược lại, các Ngài luôn sống trong dòng suối thanh lương của tâm đại từ đại bi đại hỷ và đại xả.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Duyên khởi là cốt tủy, là hạt nhân của mọi triết lý Phật giáo
Kiến thức 11:20 03/11/2024Các triết lý quan trọng của Phật giáo như Vô ngã, khổ, vô thường, tính không, nhân quả đều được đặt trên nền tảng cơ sở của duyên khởi.
Tìm lại chính mình
Kiến thức 09:00 03/11/2024Một lần Đức Phật đang tĩnh tọa ở bìa rừng thì có 30 thanh niên từ đâu chạy tới, thấy Đức Phật, họ hỏi: Thưa Sa-môn, Ngài có thấy một cô gái chạy qua đây không?
Vì sao Đức Phật không cứu độ hết chúng sinh thoát khỏi khổ đau?
Kiến thức 20:09 02/11/2024Phật không thể chuyển được nghiệp của chúng sinh, mà chỉ có thể từ bi chỉ dạy chúng sinh tự mình nỗ lực để thay đổi cuộc đời của mình.
Lục hòa: Sáu pháp sống chung hòa hợp
Kiến thức 14:50 02/11/2024Đây là phép sống chung hòa hợp để tu tập hướng đến giải thoát giác ngộ. Người tu hành mà không học tập sống chung cùng đại chúng một cách hòa hợp thì khó mà tu tập thăng tiến.
Xem thêm