Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU
Thứ sáu, 21/05/2021, 08:57 AM

Lòng từ bi vô lượng của chư Phật

Cho nên từ bi của chư Phật không như người ta thường hiểu là cứu khổ ban vui, mà là qua khổ vui của cuộc sống khai mở cho họ thấy ra sự thật để giác ngộ...

Hỏi: Hôm nay con có câu này muốn hỏi Sư ông. Đối với những người con thương quý, con luôn chúc cho họ sức khỏe, thành đạt, đạt được những gì họ muốn: có người yêu và hạnh phúc, có công việc thu nhập tốt... Người ta hay chúc nhau như vậy. Nên khi chứng kiến họ buồn, đau khổ vì không được những hạnh phúc trần thế, con rất đau lòng.

Con rất dễ đau cái đau của người khác. Thật sự thì con cũng hiểu những đau khổ hạnh phúc của thế gian chỉ là nhất thời, mà sao con không kiềm được đau buồn khi thấy người mình thương yêu thất bại, con không thể ngăn con không mong người mình thương yêu hạnh phúc, đủ đầy và thành đạt.

Dùng từ bi hỷ xả đối trị tam độc

Con biết cái con gọi là "thương người" đó không phải là từ bi thật sự. Nhưng nó có gì sai hả Sư ông? Có gì sai trái khi ta buồn vì người khác khổ và mong cho họ sướng hơn? Mặc dù tự con cũng nhận thấy những tiện nghi vật chất, nhiều tiền, người yêu đẹp... thực chất chỉ làm Ta đang chìm đắm.

Mong Sư ông cho con biết thế nào là "từ bi" của chư Phật. Và cho con biết con có cần tập nhìn mọi sự bình thường, không mong, không giúp người thân sướng hơn không? (Sướng theo nghĩa trần tục).

Mong Sư ông giải đáp...

Mỗi người có duyên nghiệp riêng, hoàn cảnh riêng, tình huống riêng mà qua đó chỉ có người ấy mới học ra bài học về ý nghĩa cuộc sống...

Mỗi người có duyên nghiệp riêng, hoàn cảnh riêng, tình huống riêng mà qua đó chỉ có người ấy mới học ra bài học về ý nghĩa cuộc sống...

Trả lời:

Người ta thường chúc nhau được trường thọ, tươi đẹp, an vui, mạnh khỏe… cũng hay đấy, vì ít nhất là họ còn có tâm tốt lành với nhau, còn hơn là cãi cọ nhau, ganh ghét nhau, thù hận nhau… đúng không con?

Nhưng nếu đó là để phát triển tâm lành thôi thì được, còn nếu đó là mong mỏi, ước mơ, cầu khẩn sao cho người thân của mình được như ý thì chỉ là vọng tưởng, vì thực ra những ước mong đó khó có thể trở thành hiện thực nên rốt cuộc chỉ chuốc khổ vào thôi chứ không giúp gì cho họ được cả. 

Mỗi người có duyên nghiệp riêng, hoàn cảnh riêng, tình huống riêng mà qua đó chỉ có người ấy mới học ra bài học về ý nghĩa cuộc sống trong tình huống riêng như là bài toán mà mỗi người phải giải cho chính bản thân mình. Giống như câu chuyện người học trò đi học nghề ăn trộm, vị thầy dạy học trò bằng cách nửa đêm dẫn nó đột nhập vào một nhà giàu để ăn trộm rồi gây ra tiếng động và nhanh chóng thoát thân. Trước tình huống đó người học trò phải tự mình học cách đào thoát thế nào cho an toàn nhất, và nhờ học bài học thực tế như vậy mà thành công.

Con hãy tin vào Pháp, Pháp biết cách điều chỉnh mọi người đúng lúc, đúng chỗ, đúng căn cơ trình độ của họ, còn duyên nghiệp của mỗi người có vay có trả khó mà can thiệp vào được, can thiệp không khéo lại cản trở họ khám phá ra nguyên lý vận hành của Pháp.

Không phải chỉ giàu có, mạnh khỏe, thành công… mới tốt, còn nghèo khó, ốm đau, thất bại… là xấu, mà dù giàu hay nghèo, khỏe hay ốm, thành hay bại đều học được bài học về chính mình và bản chất đời sống, học được thái độ trầm tĩnh sáng suốt trước mọi tình huống mới là tốt, bằng không thì càng giàu có càng khổ, càng mạnh khỏe càng hư, càng thành công càng hợm hĩnh chứ đâu có gì hay, phải không con?

Tự do là ung dung trong ràng buộc, hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau

Tự do là ung dung trong ràng buộc, hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau

'Cho đến hơi thở cuối cùng, tôi vẫn thực hành từ bi'

Cho nên Từ Bi của chư Phật không như người ta thường hiểu là cứu khổ ban vui, mà là qua khổ vui của cuộc sống khai mở cho họ thấy ra sự thật để giác ngộ, khi đã giác ngộ thì tự giải thoát ra khỏi sự ràng buộc của cái khổ cái vui tương đối ở đời, nên dù sống trong vui khổ của cuộc đời, người giác ngộ vẫn ung dung tự tại, có thế mới giúp chúng sanh tự biết chuyển mê khai ngộ cho mình và có thể thấy rằng “Tự do là ung dung trong ràng buộc, hạnh phúc là tự tại giữa khổ đau”. Đó mới chính là lòng Từ Bi vô lượng của chư Phật.

Con cứ mong cho mọi người hạnh phúc, và cụ thể chia sẻ được gì cho họ thì tốt, nhưng đồng thời cũng để họ học ra bài học đau khổ do chính họ gây ra để thấy đâu là an lạc, là hạnh phúc chân thực..."

Thầy Viên Minh

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Cùng Phatgiao.org.vn lan toả Đạo Pháp.

Ý kiến của bạn

Hải đảo tự thân

Kiến thức 15:07 28/03/2024

Khi bước vào ngôi nhà của mình, ta có thể thư giãn, trở về với chính mình. Ta cảm thấy ấm cúng, thoải mái, an toàn và hạnh phúc. Nhưng thực sự thì ngôi nhà đích thực của ta ở đâu?

Buông xả là trí tuệ

Kiến thức 15:00 28/03/2024

Ta học xả vì ta biết có cố chấp nắm giữ cũng không thể nào được. Ta xả vì ta biết rằng đó là cách duy nhất làm cho cuộc sống của ta và người thân được an vui hạnh phúc.

Hiểu được nhân duyên 

Kiến thức 14:56 28/03/2024

Thiền sư Dược Sơn Duy Nghiễm từng ở dưới tòa của thiền sư Thạch Đầu Hi Thiên mà được mật chứng tâm ấn. Về sau ở dưới tòa của thiền sư Mã Tổ Đạo Nhất được triệt ngộ. 

Dùng sợi chỉ để thuyết pháp 

Kiến thức 14:48 28/03/2024

Một Thiền sư thấy một cội tùng già cành lá sum xuê, tán lá như cây dù Ngài liền quyết định nghỉ ngơi ở trên. Về sau lại có rất nhiều chim khách làm tổ xung quanh, thần thái Ngài tự tại hòa thuận rất dễ mến, mọi người nhân đó gọi là Thiền sư Ô Khòa (ổ quạ). 

Xem thêm