Lý do tôn giả Đại Ca Diếp nguyện sống tối giản ở trong rừng đến cuối đời
Xuất thân là một Bà la môn giàu có, từ lúc mới xuất gia ngài Ca Diếp đã phát tâm khổ hạnh, nguyện sống phạm hạnh, thiểu dục và tri túc.
Một thời Thế Tôn trú ở Ràjagaha, tại Veluvana. Rồi Tôn giả Mahà Kassapa (Đại Ca Diếp) đi đến đảnh lễ Thế Tôn và ngồi xuống một bên. Thế Tôn nói với Mahà Kassapa:
Này Kassapa, ông đã già rồi, như những tấm vải gai thô cũ nát đáng được quăng bỏ. Vậy này Kassapa, hãy mang những y áo do các gia chủ cúng, thọ dụng các món ăn được mời và ở gần bên Ta.
Bạch Thế Tôn, con là người đã lâu ngày sống ở rừng, đi khất thực, mang y phấn tảo, sống thiểu dục tri túc, không giao thiệp và thường tinh cần.Này Kassapa, ông thấy có lợi ích gì mà đã lâu ngày sống ở rừng, đi khất thực, mang y phấn tảo, sống thiểu dục tri túc, không giao thiệp và thường tinh cần?
Con thấy có hai lợi ích, tự mình được an lạc và vì lòng từ mẫn mong rằng chúng sanh sẽ học tập theo… nếu thực hành được như vậy trong một thời gian dài họ sẽ sống an lạc, hạnh phúc.Lành thay, Kassapa. Ông thực hành như vậy vì lợi ích cho chúng sanh, vì lòng từ mẫn với đời, vì an lạc cho chư Thiên và loài người.Vậy này Kassapa, hãy mang vải gai thô đáng được quăng bỏ. Hãy sống khất thực và trú ở trong rừng.
(ĐTKVN, Tương Ưng II, chương 5, phần Trở về già, VNCPHVN ấn hành, 1993, tr.348).
Tại sao người Phật tử nên thiểu dục?
LỜI BÀN:
Khi Thế Tôn và ngài Đại Ca Diếp về già, theo tháng năm cả hai ngài đều không còn khỏe mạnh như xưa. Và đã nhiều lần Thế Tôn mời Tôn giả Ca Diếp về tinh xá, nơi có đời sống ổn định, thích hợp với tuổi già hơn ở rừng, thế mà Trưởng lão Ca Diếp đều từ chối.
Xuất thân là một Bà la môn giàu có, từ lúc mới xuất gia ngài Ca Diếp đã phát tâm khổ hạnh, nguyện sống phạm hạnh, thiểu dục và tri túc. Cho đến lúc về già, Trưởng lão vẫn chọn đời sống khất thực, mang y phấn tảo thô rách, sống lang thang trong những khu rừng cô tịch đến cuối đời.
Điều gì đã giúp Tôn giả Ca Diếp thực hành phạm hạnh viên mãn? Tự thân ngài đạt được an lạc và mục đích của đời sống phạm hạnh là pháp thoại sống động, thuyết phục nhất để chúng sanh học tập, noi theo. Ngài xứng đáng được tôn xưng bậc Thánh đệ nhất phạm hạnh từ nội tâm giải thoát cho đến cuộc sống đời thường.
Dù môi trường tu tập và hoằng hoá của chư Tăng ngày nay đã khác xưa nhưng tấm gương sáng về phạm hạnh của Trưởng lão Ca Diếp vẫn là điều tối cần cho chúng ta học tập. Sự sung mãn vật chất, tiện nghi thật cần thiết cho chúng ta thực thi Phật sự, song phẩm chất phạm hạnh và tuệ giác mới là chất liệu đích thực để tác thành nên nhân cách của những người con Phật xuất gia đúng nghĩa.
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Cuộc đời Tôn giả Mahã Kassapa qua kinh tạng Nikãya
Nhân vật Phật giáo 09:00 11/10/2024Từ khi chào đời cho đến lúc nhập diệt, Ngài luôn sống trong thanh tịnh, hoàn thành chí nguyện xuất gia cũng như lối sống phạm hạnh đầu đà của mình.
Tôn giả Ananda và 8 đặc ân khi làm thị giả của đức Phật
Nhân vật Phật giáo 07:35 31/05/2024Sau khi nghe Đại đức Ānanda giải thích ý nghĩa của mỗi đặc ân, Đức Phật chấp thuận đủ tám đặc ân của Đại đức Ānanda. Bắt đầu từ thời gian ấy, Đại đức Ānanda chính thức là thị giả thường trực ngày đêm lo chăm sóc, phục vụ Đức Thế Tôn, cho đến lúc Đức Thế Tôn tịch diệt Niết Bàn.
Thời niên thiếu của Tôn giả Mục-kiền-liên
Nhân vật Phật giáo 19:20 26/03/2024Tôn giả Mục-kiền-liên, bậc Thánh đứng hàng thứ hai trong mười vị Đại đệ tử của đức Phật. Ngài được đức Thế Tôn khen ngợi là vị có thần thông đệ nhất và hiếu tâm lớn nhất trong hàng đệ tử xuất gia của Phật.
Thiền sư Khương Tăng Hội – Người khai sáng Thiền tông Việt Nam
Nhân vật Phật giáo 09:03 20/03/2024Người khai sáng Thiền tông Việt Nam là Thiền sư Khương Tăng Hội – sơ Tổ của dòng phái Thiền Việt Nam, người đã có công góp phần xây dựng cơ sở nền móng hoạt động để Trung tâm Phật giáo thứ II ở vùng Đông Bắc Bộ phát triển từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XI.
Xem thêm