Lý duyên khởi là gì? Quy luật duyên khởi vận hành như thế nào? (Phần 4)
Đức Phật dạy rằng: “Ai thấy được Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy được Pháp là thấy Ta (Phật)”. Bài viết của tác giả Lê Kim Kha sẽ giúp các Phật tử hiểu về quy luật Duyên khởi, nền tảng cốt lõi của Đạo Phật.
Lý duyên khởi là gì? Quy luật duyên khởi vận hành như thế nào? (Phần 1)
Lý duyên khởi là gì? Quy luật duyên khởi vận hành như thế nào? (Phần 2)
Lý duyên khởi là gì? Quy luật duyên khởi vận hành như thế nào? (Phần 3)
7. Lý Duyên Khởi Siêu Thế (Lokuttara Paticca Samuppada)
Cần phải nắm rõ rằng Đức Phật đã giảng dạy nguyên lý “Duyên Khởi” là để cho mọi người thấy được những nguyên nhân và điều kiện hay Duyên (nhân và Duyên) mà thông qua đó Khổ đã phát sinh ra, bây giờ và sau này. Chỉ có thông qua cách biết nguồn gốc và nguyên nhân của Khổ thì mới diệt được Khổ!.
Việc không nắm vững điểm quan trọng này, đã dẫn đến sự diễn dịch một cách suy đoán về lý “Duyên Khởi” bởi những người Đại Thừa, kết quả là họ đưa đến một học thuyết khác và cho rằng nó đại diện cho giáo lý đích thực của Đức Phật. Độc giả có thể đã nghe quen với học Thuyết về Tánh Không, một lý thuyết phức tạp do ngài Long Thọ được dựa vào sự diễn dịch của riêng ông về lý Duyên Khởi, phủ nhận sự tồn tại của tất cả mọi hiện tượng trên thế giới, cho rằng tất cả chỉ là Không. Tuy nhiên, cho đến khi học thuyết lớn này của ngài thậm chí cũng phủ nhận sự tồn tại, sự hiện hữu của thế giới tùy thuộc lẫn nhau, tương quan tương tức, thì bản thân học thuyết này đã không còn tự bảo vệ được nữa. Thật ra ‘tánh không’ của vạn vật chỉ là không thường hằng, không cố định, luôn luôn thay đổi tùy theo nhân duyên, theo điều kiện, do sinh diệt của những yếu tố nhân duyên.
Sau đó, anh em các ngài Asanga (Vô Trước) và Vasubandhu (Thế Thân) đã cho ra đời một học thuyết thứ hai là Yogacara (Du Già), phủ nhận cái “Không” triệt để của mọi sự vật mà học thuyết Tánh Không đã giảng luận. Nếu mọi sự vật đích thực đều là trống Không, bằng cách nào tâm (tâm trí) nhận thức được tánh Không đó? Thuyết Du Già giảng rằng bản thân một sự vật đứng riêng nó không phải vốn là trống không: mà chính là Thức mới là Không. Đối với họ, cái thật sự tồn tại trong thế giới nhân duyên tùy thuộc lẫn nhau là Thức “gốc”, được gọi là tàng Thức hay A-lại-ya-thức, nó cũng vận hành theo lý Duyên Khởi trong vòng Duyên Khởi. Tuy nhiên, Thức cơ bản mang tính chất Nhân Duyên tùy thuộc và vì thế cũng được cho là Không luôn!.
Bây giờ có thể nhận ra rằng những học thuyết lớn của Đại Thừa mang đầy tính hùng biện chẳng qua cũng chỉ là nói về các “Hành” hay những hành động cố ý, tạo nghiệp, những diễn dịch suy đoán một cách hư vô, vô ích không mang lại sự chấm dứt Khổ. Những quan điểm đó chẳng khác mấy với những quan điểm suy diễn siêu hình của những du sĩ khổ hạnh ngày xưa, mà Đức Phật thường tỏ thái độ im lặng chứ không trả lời, bởi vì chúng chẳng mang lại lợi lạc, không giúp gì đến việc tu tập để chấm dứt đau khổ hay để giác ngộ. Những câu hỏi siêu hình ngày đó dựa vào những phỏng đoán, suy diễn như là: (1-2) thế giới tồn tại bất diệt hay không?, (3-4) Thế giới là vô hạn hay không?, (5-6) Linh hồn có là một với thể xác hay không?, (7-8) Như Lai (a) sẽ tồn tại, (b) sẽ không tồn tại, (c) sẽ vừa tồn tại vừa không tồn tại, và (d) không tồn tại cũng không phải không tồn tại, sau khi chết?.
8. Ngọn Lửa sẽ đi về đâu sau khi tắt?
Giác ngộ có nghĩa là gì? Mặc dù Đức Phật đã nhiều lần quở trách, nhưng đã có rất nhiều tu sĩ, thậm chí cho đến tận ngày hôm nay, luôn luôn suy nghĩ, suy diễn hay suy đoán Đức Phật đã về đâu, hay đang ở đâu, sau khi Bát-Niết-Bàn của Người. Điều này cũng giống như hỏi ngọn lửa đã đi về đâu sau khi tắt vậy. Những người nấu bếp hay những đầu bếp sẽ không bao giờ lãng phí thời gian để hỏi những câu hỏi vô bổ như vậy. Họ chỉ đơn giản thay bình ga mới và bắt lửa mới lên bởi vì bình ga cũ đã hết ga và không còn bắt được thành lửa nữa. Tương tự vậy, khi Vô Minh (avijja) đã được nhổ sạch tận gốc, thì sẽ không còn nguồn ‘năng lượng’ hay năng lực nào để mà thức dậy tái sinh. Theo quy luật Duyên Khởi (Paticca Samuppada), không còn yếu tố vật chất và tinh thần hay yếu tố thân tâm nào, tức không còn Danh và Sắc nào khởi sinh sau Bát-Niết-Bàn của các vị Phật và các vị A-la-hán, bởi vì các vị đó đã nhổ tận sạch gốc vô Minh, nguyên nhân và nguồn gốc tạo tái sinh và đau Khổ!
Trong học thuyết này về Duyên Khởi (Paticca Samuppada) Đức Phật đã định nghĩa một cách rõ ràng ý nghĩa của “giác ngộ. Đó là sự nhổ sạch tận gốc Vô Minh (avijja) bằng con đường tu chứng đến A-la-hán Vô Sinh (Arahatta Magga). Điều này có nghĩa là chỉ có những vị Phật Duyên Giác (Pacceka) và những vị A-la-hán là những bậc giác ngộ thực sự. Nhiều người viết ngày nay vẫn dùng từ “giác ngộ” một cách rất lỏng lẻo và tự do, khác với cách diễn đạt rõ ràng và kỹ càng của Kinh điển. Nếu cẩn thận, điều này sẽ mang nhiều lợi ích cho nhiều độc giả, vì còn rất nhiều người vẫn không hiểu được ai là những bậc giác ngộ.
Trong Trung Bộ Kinh (Majjhima 63), Kinh “Culamalunkya Sutta”, Đức Phật đã dùng ví dụ về một người trúng mũi tên độc để diễn tả và dạy cách của một người khôn ngoan là gì để thoát khỏi vòng luân hồi (samsara):
“Có Sinh, có Già, có Chết, có buồn đau, sầu não, đau đớn, phiền não và bất toại nguyện, có sự chấm dứt mà ta đã giảng dạy nhiều lần”.
Trong Tương Ưng Bộ Kinh (Samyutta Nikaya XLIV, 2), Đức Phật cũng đã nói lại:“Cả trước và bây giờ, này, Anuradha đó chỉ là những phiền não và sự dập tắt phiền não như ta đã tuyên thuyết”.
Trong khi sự áp dụng hay công dụng thứ nhất của lý “Duyên Khởi” là giải quyết nguyên nhân khởi sinh Khổ (dukkha), bắt đầu từ Vô Minh (avijja) hay si mê, thì cũng có cách áp dụng thứ hai để giải quyết những nguyên nhân khởi sinh Khổ để chấm dứt Khổ (dukkha) từ trong chính Khổ (dukkha). Nói cách khác, sự diệt Khổ không nằm ngoài Khổ, mà nằm chính bên trong Khổ.
10. Chú Giải thuật ngữ
Chú Giải 1:
Theo trật tự truyền thống, công thức hay quy luật Duyên Khởi (Paticca Samuppada) được ghi như sau:
(1) Vô Minh làm (điều kiện, duyên) khởi sinh Hành. (Avijja paccaya sankhara).
(2) Hành làm khởi sinh Thức. (Sankhara paccaya vinnanam).
(3) Thức làm khởi sinh Yếu tố Vật Chất & Tinh Thần (Danh Sắc) (Vinnana paccaya Nama-rupam).
(4) Yếu tố Vật Chất & Tinh Thần (Danh Sắc) làm khởi sinh Sáu Cơ Sở Tiếp Xúc (Lục Nhập) (Nama-rupa paccaya Salayatanam).
(5) Sáu Cơ Sở Tiếp Xúc làm khởi sinh Tiếp Xúc (Salayatana paccaya Phasso).
(6) Tiếp Xúc làm khởi sinh Cảm Giác (Phassa paccaya Vedana).
(7) Cảm Giác làm khởi sinh Tham Muốn, Dục Vọng (Vedana paccaya Tanha).
(8) Dục Vọng làm khởi sinh Dính Chấp. (Tanha paccaya Upadanam).
(9) Dính Chấp làm khởi sinh Sự Trở Thành hay Sự Hiện Thành hay Nghiệp Hữu (Upadana paccaya Bhavo).
(10) Sự Trở Thành làm khởi sinh sự Tái Sinh (Bhava paccaya Jati)
(11) Sinh làm khởi sinh Già, Chết (Jati paccaya Jara-maranam).
Chú Giải 2:
Sankhara (Hành, tâm hành) có nghĩa là những hành động có tâm cố ý, do ý chí tạo tác, là những hành động tạo nghiệp và tái sinh (cetana). Hành có nghĩa là tạo nghiệp (kamma-formations). Có 3 loại tâm hành, đó là:
a) Punnabhi-sankhara: Hành thiện. Hành tạo nghiệp ở cảnh giới Sắc giới và những tầng (cảnh giới) thiền Sắc giới (rupa jhanas) dẫn đến tái sinh ở những cảnh giới tốt, sung sướng như người, thần, trời (devas) và những cảnh sắc giới Phạm Thiên (brahmas).
b) Apunnabhi-sankhara: Hành bất thiện. Hành tạo nghiệp dẫn đến tái sinh ở những cảnh giới xấu và đau khổ như thú, địa ngục, ngạ qủy.c) Anenjabhi-sankhara: Hành bất động. Hành tạo nghiệp ở cảnh giới Vô Sắc giới và những tầng (cảnh giới) thiền Vô Sắc giới (arupa jhanas) dẫn đến tái sinh ở 4 cảnh giới vô sắc giới.
Trong “Vi Diệu Pháp” (Abhidhamma), Hành (sankhara) đại diện cho 29 loại nghiệp (kamma) gắn liền với: 8 Thức thiện của cõi sắc giới, 5 Thức cảnh giới thiền (jhanas) Vô Sắc giới, 12 Thức bất thiện và 14 Thức và 4 cảnh giới thiền (jhanas) Vô Sắc giới. Như vậy, Hành (sankhara) và nghiệp hữu (kammabhava) chính là một, là giống nhau, chỉ có điều Hành (sankhara) thuộc về kiếp sống quá khứ, Nghiệp Hữu (kammabhava) thì thuộc về kiếp sống tương lai.
Lưu ý:
Theo “Vi Diệu Pháp”, thì Thức hay tâm Thức chính là Tâm. Nên Thức và Tâm là một.
Sắc (HV) nghĩa là vật chất, có hình sắc, hữu hình. Sắc giới có nghĩa là cảnh giới có vật chất, có hình sắc (như cõi trời sắc giới, cảnh giới Trời, Phạm Thiên…). Cảnh giới Vô sắc giới có nghĩa là cảnh giới không có vật chất, phi vật chất, không có hình sắc (như cõi Vô biên xứ, Phi tưởng xứ). Đây là 2 trong 3 cảnh giới. Cảnh giới còn lại là Dục giới, tức cảnh giới còn trong dục vọng chi phối, như cảnh giới người, địa ngục, Atula, súc sanh, ngạ quỷ.
11. Sách & Tài Liệu Tham Khảo
1) “The Buddha-Dhamma” (Giáo Pháp Của Đức Phật), tác giả Bhikkhu Jagdish Kasyapa M.A.
2) “A Discourse on Paticcasamuppada” (Bài Thuyết Giảng Về Duyên Khởi), tác giả ngài Mahasi Sayadaw, Miến Điện, dịch qua tiếng Anh bởi U Aye Maung, thangS 3, 1982.
3) “The Essence of Buddha Abhidhamma” (Cốt Lõi Của Vi Diệu Pháp Tạng của Đức Phật), Chương VIII, Duyên Khởi), tác giả Tiến sĩ Mehm Tin Mon. Xb bởi Mehm Tay Zar Mon, Yadanar Min Literature, 15/19 U Wisara Qr., Dagon, Yangon.
Tác giả: Chan Khoon San – do Lê Kim Kha biên dịch Giáo trình phật học căn bảnSách Ebook PDF: Chan Khoon San - Giáo trình Phật học
CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT
Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.
STK: 117 002 777 568
Ngân hàng Công thương Việt Nam
(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)
TIN LIÊN QUAN
Dành cho bạn
Chung quanh vấn đề vãng sanh
Nghiên cứu 20:00 21/11/2024Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.
Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa
Nghiên cứu 13:32 21/11/2024“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.
Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông
Nghiên cứu 14:05 20/11/2024Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân lý.
Tiếc là con người chỉ có hai tay
Nghiên cứu 08:20 19/11/2024Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.
Xem thêm