Thứ tư, 24/04/2019 11:03 (GMT +7)

| Hà Nội 34°C /57%

Tịnh Độ tông
DỮ LIỆU

Lý duyên khởi là gì? Quy luật duyên khởi vận hành như thế nào? (Phần 1)

Đức Phật dạy rằng: “Ai thấy được Duyên khởi là thấy Pháp. Ai thấy được Pháp là thấy Ta (Phật)”. Bài viết của tác giả Lê Kim Kha sẽ giúp các Phật tử hiểu về quy luật Duyên khởi, nền tảng cốt lõi của Đạo Phật.

2
 

Còn gọi là Quy Luật Duyên Khởi, vì đó là lý thuyết về quy luật tự nhiên, quy luật không thuộc về của riêng ai. Còn gọi là “Lý Thuyết Tùy Thuộc Phát Sinh” (tiếng Anh dịch: Dependent Origination), có nghĩa là mỗi một sự vật hay hiện tượng khởi sinh đều có nhân gây ra, tạo duyên hay điều kiện.

Tùy thuộc vào các nguyên nhân mà một hiện tượng khởi sinh. Còn gọi là Lý hay Lý thuyết Duyên Sanh, hay Thập Nhị (12) Nhân Duyên, vì trong thuyết này có 12 yếu tố giáp vòng, vừa là nhân cũng vừa là duyên của nhau (nếu tính “Vô Minh” là một đơn vị nhân duyên - ND).

1.  Quy luật Duyên Khởi là gì?

Ở đây, chúng ta dùng tên phổ biến là “Lý Thuyết Duyên Khởi” hay “Lý Duyên Khởi”.

Theo quy luật này, mọi hiện tượng đều mang nguồn gốc của một hiện tượng khác trước nó. Quy luật này có thể được diễn tả một cách vắn tắt, nôm na là: “Vì có/ tùy thuộc vào cái này, nên có cái kia”. Một ví dụ đơn giản về luật Duyên Khởi trong tự nhiên như sau:

 - Vì có mây nên trời mưa.

- Vì trời đã mưa, nên đường trở nên trơn ướt. Vì đường trơn ướt, nên người đi bị ngã.

- Vì người đó bị ngã nên người đó bị thương.

 Ở đây mưa tùy thuộc, là do có mây trên trời. Đường trở nên trơn ướt là do trời mưa xuống.

Sự té ngã của một người là do đường bị trơn ướt. Sự bị thương của người đó là do sự té ngã.

ngược lại:

Nếu không có mây trên trời, thì có lẽ đã không có mưa.

Rồi nếu không có mưa, thì đường có lẽ đã không bị trơn ướt. Rồi nếu đường không bị trơn ướt, thì người đó không té ngã. Và nếu không bị té ngã, thì người đó đã không bị thương.

2. Luật Duyên Khởi Vận hành như thế nào?

Trong chuỗi sự kiện xảy ra, chúng ta thấy rằng một sự kiện tùy thuộc vào, là do một sự kiện trước đó xảy ra và tác động làm cho nó khởi sinh; và sau khi khởi sinh, nó lại tác động làm cho sự kiện sau xảy ra. Mỗi hiện tượng tự nhiên xảy ra trên thế gian này có thể được dựa vào một chuỗi tùy thuộc hay phụ thuộc lẫn nhau (tức là không bao giờ xảy ra một cách độc lập). Không có cái gì khởi sinh mà không có nguồn gốc hay nguyên nhân ban đầu của một sự kiện xảy ra trước nó. Sâu hơn, nếu không có một sự kiện xảy ra trước đó tác động hay làm điều kiện cho sự kiện này khởi sinh hay xảy ra, thì sự kiện này cũng không thể xảy ra, và để đến lượt nó tác động hay làm điều kiện cho một sự kiện sau nó xảy ra. Và cũng như vậy, quá trình cứ diễn ra liên tục.

Mọi hiện tượng, sự vật đều có thể được truy nguyên nguồn gốc nơi mà nó khởi sinh theo chiều từ dưới lên và mọi hiện tượng, sự vật cũng đều có thể truy tìm ra hiện tượng, sự kiện khác vì nó, tùy thuộc vào nó mà khởi sinh, theo chiều từ trên xuống.

Nói tóm lại, mọi sự vật hiện tượng xảy ra đều có thể được truy tìm lại nguồn gốc hay nhân của nó trước nó và cũng có thể truy ra hiện tượng sự vật khác là quả khởi sinh ra sau nó do tác động, do duyên của nó.

 Lý duyên khởi là gì? Quy luật duyên khởi vận hành như thế nào? (Phần 2)

CÙNG NHAU XIỂN DƯƠNG ĐẠO PHẬT

Tuân theo truyền thống Phật giáo, chúng tôi cung cấp tài liệu giáo dục Phật giáo phi lợi nhuận. Khả năng duy trì và mở rộng dự án của chúng tôi hoàn toàn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của bạn. Nếu thấy tài liệu của chúng tôi hữu ích, hãy cân nhắc quyên góp một lần hoặc hàng tháng.

STK: 117 002 777 568

Ngân hàng Công thương Việt Nam

(Nội dung: Họ tên + tài thí Xiển dương Đạo Pháp)

Ý kiến của bạn

Chung quanh vấn đề vãng sanh

Nghiên cứu 20:00 21/11/2024

Tất cả chúng sanh, nếu không được sanh về cõi Phật, tất nhiên sẽ phải đọa vào ác đạo, không trước thời sau. Nếu muốn sanh về cõi Phật, đương nhiên là phải niệm Phật. Đó là một sự thật tất nhiên không thể phủ nhận.

Luận bàn hai chữ “Cuộc đời” trong bài kệ của Thiền sư Pháp Loa

Nghiên cứu 13:32 21/11/2024

“Cuộc đời của mỗi con người chỉ như một giấc chiêm bao – vô thường. Nếu không có hiểu biết, không tìm thấy cái ta chân thật, thì dù làm bao nhiêu việc cũng chỉ là làm mộng, bao nhiêu cái biết, cũng chỉ là cái biết hư vọng”.

Mối quan hệ giữa đời sống và việc tu hành của Phật hoàng Trần Nhân Tông

Nghiên cứu 14:05 20/11/2024

Phật hoàng Trần Nhân Tông luôn nhấn mạnh quan niệm tiến bộ của Phật giáo Đại Việt rằng “Phật giáo là cuộc sống, không có sự cách li, phân biệt, bởi vì Phật giáo là gì nếu không phải đó là một quá trình đi tìm chân l‎ý.

Tiếc là con người chỉ có hai tay

Nghiên cứu 08:20 19/11/2024

Ngày xửa ngày xưa, có một cô gái đến tuổi gả chồng, có hai gia đình Đông gia và Tây gia cùng đến cầu thân.

Xem thêm